Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945
Mở đầu trang 13 Bài 3 Lịch Sử 9: Vậy tình hình châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 có những nét chính nào?
Trả lời:
– Những nét chính của tình hình châu Á những năm 1918 – 1945:
+ Lịch sử Nhật Bản phát triển qua nhiều giai đoạn thăng trầm.
+ Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á diễn ra mạnh mẽ theo hai khuynh hướng chính, là: khuynh hướng dân chủ tư sản (tiêu biểu là Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a,…) và khuynh hướng vô sản (tiêu biểu là Trung Quốc, Việt Nam,…).
I. Nhật Bản
Câu hỏi trang 14 Lịch Sử 9: Trình bày những nét chính về tình hình Nhật Bản từ năm 1918 đến năm 1945.
Trả lời:
– Giai đoạn 1918 – 1929:
+ Kinh tế Nhật Bản phát triển xen kẽ với các đợt khủng hoảng, suy thoái ngắn do ảnh hưởng của thiên tai và lạm phát.
+ Các cuộc đấu tranh của công nhân và các tầng lớp nhân dân tiếp tục diễn ra, tiêu biểu là cuộc bạo động gạo năm 1918 lôi kéo 10 triệu người tham gia.
+ Tháng 7-1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân
– Giai đoạn 1929 – 1933: Nhật Bản lâm vào khủng hoảng do tác động của cuộc đại suy thoái; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
– Giai đoạn 1933 – 1945:
+ Nhật Bản thực hiện phát xít hóa bộ máy nhà nước, tích cực chạy đua vũ trang và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ, như: xâm chiếm Mãn Châu (1931), mở rộng xâm lược Trung Quốc (1937).
+ Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản xâm lược các nước Đông Nam Á, tấn công căn cứ quân sự của Mỹ tại Trân Châu Cảng, mở rộng chiến tranh ra toàn mặt trận châu Á Thái Bình Dương. Từ cuối năm 1944, nhiều thành phố ở Nhật Bản bị tàn phá bởi các cuộc ném bom của Mỹ. Tới 15/8/1945, Nhật Bản buộc phải đầu hàng.
II. Trung Quốc
Câu hỏi trang 14 Lịch Sử 9: Nêu những nét chính về phong trào cách mạng ở Trung Quốc từ năm 1918 đến năm 1945.
Trả lời:
– Để chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc, ngày 4-5-1919, phong trào Ngũ Tứ đã nổ ra ở Bắc Kinh. Phong trào đã nhanh chóng lan rộng ra cả nước, lôi cuốn đông đảo công nhân, nông dân, trí thức yêu nước tham gia.
– Tháng 7-1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.
– Trong những năm 1927-1937, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản.
– Tháng 7-1937, Nhật Bản mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản đã hợp tác để cùng kháng chiến chống Nhật.
III. Ấn Độ
Câu hỏi trang 15 Lịch Sử 9: Nêu những nét chỉnh về phong trào dân tộc ở Ấn Độ từ năm 1918 đến năm 1945.
Trả lời:
– Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Ấn Độ, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh tiếp tục phát triển với sự tham gia tích cực của công nhân và nhân dân lao động. Năm 1925, Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập.
– Dưới sự lãnh đạo của M. Gan-đi, Đảng Quốc đại phát động nhân dân đấu tranh dòi quyền tự trị, tẩy chay hàng hoá, giáo dục của Anh, không làm việc cho Anh.
– Năm 1930, nhân dân Ấn Độ tiến hành “Hành trình muối”, chống lại độc quyền sản xuất muối của thực dân Anh.
– Từ năm 1939 đến năm 1945, Đảng Quốc đại và M. Gan-đi tổ chức phong trào phản đối việc Ấn Độ tham gia chiến tranh, yêu cầu người Anh “Rời Ấn Độ”, khiến thực dân Anh phải từng bước chấp thuận trao quyền tự trị cho người Ấn Độ.
IV. Đông Nam Á
Câu hỏi trang 15 Lịch Sử 9: Trình bày những nét tiêu biểu về phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ năm 1918 đến năm 1945.
Trả lời:
– Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á phát triển theo hai khuynh hướng tư sản và vô sản.
+ Tiêu biểu cho khuynh hướng tư sản là sự thành lập và hoạt động của Đảng Dân tộc do Ác-mét Xu-các-nô đứng đầu (In-đô-nê-xi-a); hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng và khởi nghĩa Yên Bái (Việt Nam),…
+ Khuynh hướng vô sản xuất hiện từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX với sự thành lập của các đảng cộng sản ở In-đô-nê-xi-a (1920), ở Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin (1930),…
– Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Đông Nam Á đã thành lập các mặt trận chống phát xít nói chung, tiến hành kháng chiến chống Nhật. Tháng 8-1945, chớp thời cơ Nhật Bản đầu hàng, cách mạng bùng nổ và giành chính quyền thành công tại In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
Luyện tập – Vận dụng
Luyện tập 1 trang 15 Lịch Sử 9: Lập bảng tóm tắt các giai đoạn phát triển của các nước châu Á những năm 1918 – 1945 vào vở ghi.
Trả lời:
Nước/ khu vực |
Thời gian |
Nội dung chính |
Nhật Bản |
1918 – 1929 |
– Kinh tế phát triển xen kẽ với các đợt khủng hoảng, suy thoái ngắn. – Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân |
1929 – 1933 |
– Nhật Bản lâm vào khủng hoảng do tác động của cuộc đại suy thoái; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. |
|
1933 – 1945 |
– Nhật Bản thực hiện phát xít hóa bộ máy nhà nước, tích cực chạy đua vũ trang. – Nhật Bản tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai, tiến hành xâm lược nhiều nước ở châu Á. – Tới 15/8/1945, Nhật Bản buộc phải đầu hàng. |
|
Trung Quốc |
4/5/1919 |
– Phong trào Ngũ Tứ |
Tháng 7/1921 |
– Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập |
|
1926-1927 |
– Chiến tranh Bắc phạt |
|
1927-1937 |
– Nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản |
|
1937-1945 |
– Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản hợp tác kháng chiến chống Nhật Bản. |
|
Ấn Độ |
1919 – 1945 |
– Phong trào đấu tranh giành độc lập phát triển mạnh mẽ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại. |
Đông Nam Á |
1919 – 1945 |
– Phong trào đấu tranh giành độc lập phát triển mạnh mẽ, theo 2 khuynh hướng chính: khuynh hướng dân chủ tư sản (tiêu biểu là ở: In-đô-nê-xi-a) và khuynh hướng vô sản (tiêu biểu là ở: Việt Nam…) – Năm 1945, chớp thời cơ Nhật Bản dầu hàng, cách mạng bùng nổ và giành chính quyền thành công tại In-đô-nê-xi-a, Việt Nam. |
Vận dụng 2 trang 15 Lịch Sử 9: Sưu tầm tư liệu về một phong trào đấu tranh tiêu biểu theo khuynh hướng vô sản hoặc tư sản ở Đông Nam Á (1918 – 1945). Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học.
Trả lời:
(*) Lựa chọn: phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản
(*) Tham khảo: giới thiệu về cuộc bãi công của công nhân Ba Son (Việt Nam, 1925)
Tháng 8-1925, nổ ra cuộc bãi công của hơn 1000 công nhân Ba Son đòi tăng lương 20% và giữ chế độ nghỉ nửa giờ trong ngày lĩnh lương hằng tháng. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son là cuộc bãi công đầu tiên của công nhân có sự lãnh đạo và tổ chức của Công hội (do Tôn Đức Thắng đứng đầu), với quy mô lớn, dài ngày.
Tuy là bãi công của công nhân đòi các yêu sách kinh tế, song nó đã mang tính chất chính trị rõ rệt và biểu hiện tinh thần quốc tế vô sản cao cả của giai cấp công nhân Việt Nam, một giai cấp còn rất non trẻ. Sau 9 ngày bãi công, thắng lợi đã thuộc về công nhân: chủ xưởng buộc phải tăng lương 10%, trả lương cho công nhân cả những ngày bãi công và không sa thải những người bãi công. Tiến hành cuộc bãi công trên, công nhân Ba Son còn thực hiện được ý đồ kéo dài thời gian sửa chữa chiến hạm Mi-sơ-lê của Pháp nhằm ngăn chặn không cho thực dân Pháp chở lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc.
Cuộc bãi công của công nhân Ba Son đã tạo nên tiếng vang lớn trên diễn đàn quốc tế và tác động tích cực đến phong trào công nhân trong cả nước, đặc biệt là ở Sài Gòn – Gia Định. Thắng lợi của cuộc bãi công này đã đánh dấu bước phát triển mới trong phong trào công nhân Việt Nam (công nhân Việt Nam đã có sự chuyển biến từ đấu tranh “tự phát” sang đấu tranh “tự giác”).
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2. Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945
Bài 3. Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945
Bài 4. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Bài 5. Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1930
Bài 6. Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945
Bài 7. Chiến tranh lạnh (1947 – 1989)