Giải bài tập Địa lí 9 Bài 14: Thực hành: Phân tích ảnh hưởng của nạn hạn hán và sa mạc hoá ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận
I. Chuẩn bị
Tìm kiếm tư liệu thể hiện ảnh hưởng của nạn hạn hán và sa mạc hóa đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận.
II. Nội dung thực hành
Dựa vào hình 14 và tìm kiếm thông tin, hãy phân tích ảnh hưởng của nạn hạn hán và sa mạc hóa đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận.
III. Thu thập tài liệu
Gợi ý thu thập tài liệu từ một số website:
– Nông nghiệp Việt Nam: https://nongnghiep.vn/han-han-va-giai-phap-cho-vung-kho-han-nhat-ca-nuoc-d336910.html
– Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam: https://siwrp.org.vn/tin-tuc/han-han-o-ninh-thuan-binh-thuan-va-giai-phap-khac-phuc_313.html
Trả lời:
Ảnh hưởng của nạn hạn hán và sa mạc hóa đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận.
Trong hàng chục năm qua, các tỉnh Nam Trung Bộ luôn bị hạn. Trong đó, vùng khô hạn thường xuyên tại hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận với lượng mưa chỉ đạt 500-700 mm, khí hậu nắng nóng đã tạo thành vùng đất bán sa mạc, vùng cát khô hạn với những tráng cây bụi thưa có gai rất khó phát triển sản xuất.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, tình trạng sa mạc hóa ngày càng trầm trọng hơn ở các huyện ven biển, diện tích đất tại Bình Thuận bị sa mạc hóa với tốc độ ngày càng nhanh. Sa mạc hóa làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp, nhiều nơi, cát di động làm lấp ruộng vườn và các công trình dân sinh, đe dọa hủy diệt những tiềm năng to lớn của nền sản xuất khu vực, đặc biệt là sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả giá trị như bông vải, nho. Những tác động trên đã làm người dân trong vùng ven biển lâm vào cảnh kinh tế khó khăn do không đủ nước tưới để sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi… Tác động biến đổi khí hậu, hạn hán đã gây hậu quả nặng nề đối với sản xuất lâm nghiệp, làm thiệt hại hàng trăm ha rừng. Hậu quả thoái hóa đất làm đất rừng bị rửa trôi, khó khôi phục được rừng, thậm chí có nhiều vùng không thể khôi phục được. Thiếu nước và chất lượng nước không đảm bảo đã trực tiếp làm thu hẹp không gian cư trú của người dân, các ngành nghề đều khó phát triển nên tỉnh đứng trước nguy cơ thiếu việc làm và tình trạng nghèo đói. Từ đó đã làm hạn chế việc phát triển công nghiệp và dịch vụ của địa phương này.
Hạn hán ở Ninh Thuận đã gây thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, đàn gia súc vừa thiết thức ăn, vừa thiếu nước uống nên bị suy kiệt và chết dần. Những năm hạn nặng, như năm 2004, diện tích lúa bị khô hạn và thiếu nước là 1.250 ha, diện tích rau màu bị hạn là gần 4.000 ha, số dân bị thiếu nước lên đến 150.000 người, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng…Đặc biệt, hạn năm 2016 được xem là nặng nề nhất trong khoảng 10-15 năm trở lại đây. Vụ đông xuân 2015-2016, tổng diện tích phải dừng sản xuất là gần 6.000 ha (chiếm khoảng 22% diện tích sản xuất theo kế hoạch). Diện tích phải dừng sản xuất do thiếu nước tưới vụ hè – thu năm 2016 là gần 10 nghìn ha, số gia súc chết do hạn hán từ đầu năm 2016 đến hết tháng 5/2016 là hơn 3.200 con…, tổng thiệt hại khoảng vài trăm tỷ đồng. Do thiếu nước tưới nên diện tích phải dừng sản xuất vụ đông xuân 2019-2020 là hơn 7.800 ha đất lúa, hoa màu. Bên cạnh đó, các loại cây trồng lâu năm có nguy cơ chết do thiếu nước tưới, giảm năng suất, sản lượng. Hạn hán đã làm tăng nguy cơ cháy rừng, tăng chi phí sản xuất cho các ngành kinh tế vì phải tìm mua nguồn nước đảm bảo hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, vì hạn hán, thiếu nước sinh hoạt cho các hoạt động thiết yếu như vệ sinh, ăn uống nên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Kinh tế trì trệ, không có việc làm nên thu nhập người lao động không ổn định, rất khó khăn trong cải thiện chất lượng cuộc sống.
Xem thêm các bài giải bài tập Địa lí lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 13. Duyên hải Nam Trung B
Bài 14. Thực hành: Phân tích ảnh hưởng của nạn hạn hán và sa mạc hoá ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận
Bài 15. Vùng Tây Nguyên
Bài 16. Vùng Đông Nam Bộ
Bài 17. Thực hành: Viết báo cáo về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Bài 18. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long