Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 21: Cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa
Mở đầu trang 102 Bài 21 Lịch Sử 9: Vậy cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đạt được những thành tựu tiêu biểu nào? Những nét cơ bản về xu hướng toàn cầu hoá là gì? Cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá có tác động gì đến thế giới và Việt Nam?
Trả lời:
– Trải qua hơn nửa thế kỉ, nhất là từ sau những năm 70, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã thu được những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu trên nhiều lĩnh vực như: khoa học cơ bản; công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu; công nghệ năng lượng; công nghệ thông tin,…
– Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã thúc đẩy sự gia tăng mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hoa từ những năm 80 của thế kỉ XX đến nay trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa, chính trị.
– Cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa đã và đang có ảnh hưởng sâu rộng, mang lại cả những thời cơ và thách thức đối với Việt Nam.
I. Cách mạng khoa học – kĩ thuật
Câu hỏi trang 104 Lịch Sử 9: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đạt được thành tựu chủ yếu nào? Cuộc cách mạng này ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?
Trả lời:
♦ Yêu cầu số 1: Thành tựu tiêu biểu
+ Khoa học cơ bản: Đạt được những phát minh to lớn trong Toán học, Vật lí, Hoá học, Sinh học,… ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất phục vụ đời sống.
+ Công cụ sản xuất mới: Phát minh máy tính điện tử (ra đời năm 1946 và được cải tiến qua các thế hệ), máy tự động và hệ thống máy tự động, rô-bốt sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI),…
+ Internet, kĩ thuật và công nghệ số: Phát minh internet (1957), trình duyệt web (1990), các công cụ công nghệ số tìm kiếm, mạng xã hội trên nền tảng internet; Sự bùng nổ và kết hợp của công nghệ số: Trí tuệ nhân tạo (AI); Internet kết nối vạn vật (IoF), Dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ in 3D….
+ Nguồn năng lượng mới: Tìm ra những nguồn năng lượng có khả năng tái tạo: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…
+ Vật liệu mới: Phát minh các vật liệu nhẹ, bền, đàn hồi cao: pô-li-me, nhựa tổng hợp, bán dẫn,… thay thế cho vật liệu tự nhiên.
+ Công nghệ sinh học: Các tiến bộ trong các ngành công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ en-gym,… tạo điều kiện cho sự phát triển của Cách mạng xanh, Cách mạng trắng trong nông nghiệp.
+ Giao thông vận tải: Chế tạo ra các loại phương tiện giao thông mới: tàu siêu tốc, máy bay siêu âm khổng lồ,…
+ Chinh phục vũ trụ: Mở đầu bằng sự kiện Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên (1957), I. Ga-ga-rin bay vào vũ trụ (1961), N. Am-xtroong đặt chân lên Mặt Trăng (1969), đến việc xây dựng các trạm vũ trụ của Mỹ, Nga, Trung Quốc,… cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI.
♦ Yêu cầu số 2: Tác động đến Việt Nam
– Ảnh hưởng tích cực:
+ Cuộc cách mạng này đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam theo hướng hiện đại, hội nhập với khu vực và thế giới.
+ Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, làm thay đổi phương thức quản lí nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hoá, xã hội.
– Ảnh hưởng tiêu cực:
+ Việt Nam rất dễ bị biến thành nơi gia công, lắp ráp đơn giản của các nước có nền công nghệ hiện đại;
+ Nguy cơ về an ninh, chính trị, an toàn xã hội do thông tin bảo mật bị đánh cắp hoặc thông tin xấu, sai sự thật được phát tán rộng rãi trên không gian mạng,…
II. Xu thế toàn cầu hoá
Câu hỏi trang 104 Lịch Sử 9: Trình bày những nét chính về toàn cầu hoá. Toàn cầu hoả tác động như thế nào đến thế giới và Việt Nam?
Trả lời:
♦ Yêu cầu số 1: Nét chính về toàn cầu hóa
– Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những tác động, phụ thuộc lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực của các khu vực, các quốc gia trên phạm vi toàn cầu.
– Xu thế này phát triển mạnh mẽ từ những năm 80 của thế kỉ XX, được thúc đẩy bởi cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, trong đó cốt lõi là toàn cầu hoá về kinh tế. Toàn cầu hoá thể hiện qua các trụ cột chính như sau:
+ Mạng lưới thông tin toàn cầu.
+ Mạng lưới và hệ thống siêu thị toàn cầu.
+ Mạng lưới và hệ thống trụ sở toàn cầu.
+ Mạng lưới và hệ thống tài chính toàn cầu.
+ Các công ty xuyên quốc gia.
♦ Yêu cầu số 2: Tác động đến Việt Nam: toàn cầu hóa tạo điều kiện cho quá trình hội nhập khu vực và thế giới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, vừa đem lại cơ hội, vừa tạo ra thách thức.
– Về kinh tế:
+ Toàn cầu hoá tạo ra cho nước ta cơ hội tiếp cận vốn đầu tư nước ngoài, trình độ khoa học-kĩ thuật tiên tiến của thế giới; mở rộng hoạt động thương mại, xuất khẩu lao động; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao mức sống người dân…
+ Tuy nhiên toàn cầu hóa cùng làm gia tăng sự cạnh tranh.
– Về chính trị, toàn cầu hoá mở ra cơ hội để Việt Nam tham gia và thể hiện vai trò tích cực trong các tổ chức khu vực (như ASEAN), quốc tế (như Liên hợp quốc), góp phần nâng ASEAN, quốc tế (như Liên họ cao uy tin, địa vị quốc gia.
– Về văn hoá:
+ Toàn cầu hoá cho phép mở rộng giao lưu, tiếp xúc và tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại, làm giàu cho nền văn hoá Việt Nam.
+ Dẫn đến nguy cơ bị hoà tan, làm xói mòn bản sắc văn hoá truyền thống.
Luyện tập – Vận dụng
Luyện tập 1 trang 104 Lịch Sử 9: Viết một đoạn văn 7 – 10 dòng giới thiệu về thành tựu trên lĩnh vực công nghệ số của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.
Trả lời:
Công nghệ số (Chuyển đổi số) là sự biến đổi và áp dụng các tiến bộ công nghệ để thay đổi cách thức hoạt động từ truyền thống sang mô hình tối ưu hóa kỹ thuật số. Đây là quá trình tập trung vào việc chuyển đổi các quy trình sử dụng công nghệ như: Big data, Internet of Things (IoT) và điện toán đám mây.
Vận dụng 2 trang 104 Lịch Sử 9: Tìm hiểu cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với quá trình thực hiện công cuộc đổi mới của Việt Nam.
Trả lời:
♦ Đối với Việt Nam: toàn cầu hóa tạo điều kiện cho quá trình hội nhập khu vực và thế giới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, vừa đem lại cơ hội, vừa tạo ra thách thức.
– Về kinh tế:
+ Toàn cầu hoá tạo ra cho nước ta cơ hội tiếp cận vốn đầu tư nước ngoài, trình độ khoa học-kĩ thuật tiên tiến của thế giới; mở rộng hoạt động thương mại, xuất khẩu lao động; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao mức sống người dân…
+ Tuy nhiên toàn cầu hóa cùng làm gia tăng sự cạnh tranh.
– Về chính trị, toàn cầu hoá mở ra cơ hội để Việt Nam tham gia và thể hiện vai trò tích cực trong các tổ chức khu vực (như ASEAN), quốc tế (như Liên hợp quốc), góp phần nâng ASEAN, quốc tế (như Liên họ cao uy tin, địa vị quốc gia.
– Về văn hoá:
+ Toàn cầu hoá cho phép mở rộng giao lưu, tiếp xúc và tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại, làm giàu cho nền văn hoá Việt Nam.
+ Dẫn đến nguy cơ bị hoà tan, làm xói mòn bản sắc văn hoá truyền thống.
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 16. Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay
Bài 17. Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay
Bài 18. Nước Mỹ từ năm 1991 đến nay
Bài 19, Châu Á từ năm 1991 đến nay
Bài 20. Việt Nam từ năm 1991 đến nay
Bài 21. Cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa