Giải SBT Toán lớp 6 Bài 3: Phép cộng và phép trừ hai số nguyên
Bài 1 trang 51 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Không thực hiện phép tính, hãy điền dấu vào bảng sau:
Lời giải:
+) Với a = 153, b = 287 là hai số nguyên dương nên dấu của a + b cũng dương.
+) Với a = -278, b = -195 là hai số nguyên âm nên dấu của a + b cũng âm.
+) Với a = -547 là số nguyên âm, b = 543 là số nguyên dương, số đối của a là 547 lớn hơn b nên tổng (a + b) mang dấu của a là dấu âm.
+) Với a = 6 458 là số nguyên dương, b = – 6 448 là số nguyên âm trong đó số đối của b là 6 448 nhỏ hơn a nên tổng (a + b) mang dấu của a là dấu dương.
Khi đó, ta có bảng sau:
Bài 2 trang 51 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng dưới đây:
Lời giải:
+) Với a = -2, b = 12
Suy ra a + b = (-2) + 12 = 12 – 2 = 10;
+) Với a = -97, b = 97
Suy ra a + b = (-97) + 97 = 97 – 97 = 0;
+) Với a = 156, a + b = 0
Suy ra b là số đối của a hay b = -a = -156;
+) Với b = 25, a + b = 3
Suy ra a = 3 – b = 3 – 25 = – (25 – 3) = – 22;
+) Với a = -37, a + b = -50
Suy ra b = – 50 – a = – 50 – (-37) = – 50 + 37 = -(50 – 37) = -13;
Khi đó ta có bảng sau:
Bài 3 trang 52 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Thực hiện các phép tính sau:
a) 73 + 47
b) (-13) + (-29)
c) (-132) + (-255)
d) 175 + (-175)
e) 85 + (-54)
g) (-142) + 122
h) 332 + (-735)
Lời giải:
a) 73 + 47 = 120;
b) (-13) + (-29) = – (13 + 29) = – 42;
c) (-132) + (-255) = -(132 + 255) = -387;
d) 175 + (-175) = 175 – 175 = 0;
e) 85 + (-54) = 85 – 54 = 31;
g) (-142) + 122 = -(142 – 122) = – 20;
h) 332 + (-735) = 332 – 735 = – (735 – 332) = – 403.
Bài 4 trang 52 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Thực hiện các phép tính sau:
a) 36 – 38
b) 51 – (-49)
c) (-75) – 15
d) 0 – 35
e) (-72) – (-16)
g) 126 – 234
Lời giải:
a) 36 – 38 = – (38 – 36) = -2;
b) 51 – (-49) = 51 + 49 = 100;
c) (-75) – 15 = – (75 + 15) = -90;
d) 0 – 35 = – (35 – 0) = -35;
e) (-72) – (-16) = -72 + 16 = – (72 – 16) = -56;
g) 126 – 234 = – (234 – 126) = – 108.
Bài 5 trang 52 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Bỏ dấu ngoặc rồi tính:
a) (29 + 37 + 13) + (10 – 37 – 13);
b) (79 + 32 – 35) – (69 + 12 – 75);
c) -(-125 + 63 + 57) – (10 – 83 – 37).
Lời giải:
a) (29 + 37 + 13) + (10 – 37 – 13)
= 29 + 37 + 13 + 10 – 37 – 13
= (37 – 37) + (13 – 13) + (29 + 10)
= 39
b) (79 + 32 – 35) – (69 + 12 – 75)
= 79 + 32 – 35 – 69 – 12 + 75
= (79 – 69) + (32 – 12) + (75 – 35)
= 10 + 20 + 40
= 70
c) -(-125 + 63 + 57) – (10 – 83 – 37)
= 125 – 63 – 57 – 10 + 83 + 37
= (125 – 10) + (83 + 37) + (- 63 – 57)
= 115 + 120 – 120
= 115
Bài 6 trang 52 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Thực hiện các phép tính sau một cách hợp lí:
a) 434 + (-100) + (-434) + 700;
b) 6 830 + (-993) + 170 + (-5 007);
c) 31 + 32 + 33 + 34 + 35 – 11 – 12 – 13 – 14 – 15.
Lời giải:
a) 434 + (-100) + (-434) + 700
= [434 + (-434)] + [700 + (-100)]
= 0 + 600
= 600
b) 6 830 + (-993) + 170 + (-5 007)
= (6 830 + 170) + [(-993) + (-5 007)]
= 7 000 + (-6 000)
= 7 000 – 6 000
= 1 000.
c) 31 + 32 + 33 + 34 + 35 – 11 – 12 – 13 – 14 – 15
= (31 – 11) + (32 – 12) + (33 – 13) + (34 – 14) + (35 – 15)
= 20 + 20 + 20 + 20 + 20
= 20.5
= 100.
Bài 7 trang 52 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Tính nhanh các tổng sau:
a) (67 – 5 759) + 5759
b) (-3 023) – (765 – 3 023)
c) 631 + [587 – (287 + 231)]
d) (-524) – [(467 + 245) – 45]
Lời giải:
a) (67 – 5759) + 5759
= 67 – 5759 + 5759
= 67 + (- 5759) + 5759
= 67 + [(- 5759) + 5759]
= 67 + 0
= 67
b) (-3023) – (765 – 3023)
= -3023 – 765 + 3023
= [(-3 023) + 3 023] – 765
= 0 – 765
= -765
c) 631 + [587 – (287 + 231)]
= 631 + (587 – 287 – 231)
= 631 + 587 – 287 – 231
= (631 – 231) + (587 – 287)
= 400 + 300
= 700
d) (-524) – [(467 + 245) – 45]
= (-524) – [467 + 245 – 45]
= (-524) – 467 – 245 + 45
= [(-524) – 467] + (-245 + 45)
= [(-524) + (-467)] + [-(245 – 45)]
= – 1 000 + (-200)
= -1200.
Bài 8 trang 52 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Thủy ngân là một kim loại ở thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ thông thường. Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là – 390C. Nhiệt độ sôi của thủy ngân là 3570C. Tính số độ chênh lệch giữa nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân.
Lời giải:
Số độ chênh lệch giữa nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là:
357 – (– 39) = 357 + 39 = 3960C.
Vậy sự chênh lệch giữa nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là 3960C.
Bài 9 trang 52 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Vào một buổi trưa nhiệt độ ở New York (Niu Óoc) là – 50C. Nhiệt độ đêm hôm đó ở New York là bao nhiêu, biết nhiệt độ đêm đó giảm 70C?
Lời giải:
Nhiệt độ đêm hôm đó là: – 5 – 7 = – (5 + 7) = -120C.
Vậy nhiệt độ đêm hôm đó là: -120C.
Bài 10 trang 53 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Tính tổng các số nguyên x thỏa mãn mỗi điều kiện sau:
a) -7 < x < 8
b) -10 < x < 9
c) -12 < x < 12
d) -15 ≤ x < 15
Lời giải:
a) Ta có -7 < x < 8 nên x ∈ {-6; -5; -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7}
Do đó tổng các số nguyên thỏa mãn điều kiện là
T = (-6) + (-5) + (-4) + (-3) + (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7
= [(-6) + 6] + [(-5) + 5] + [(-4) + 4] + [(-3) + 3] + [(-2) + 2] + [(-1) + 1] + 0 + 7
= 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 7
= 7.
Vậy tổng các số nguyên thỏa mãn điều kiện – 7 < x < 8 là 7.
b) Vì số nguyên x thỏa mãn -10 < x < 9 nên x ∈ {-9; -8; -7; -6; -5; -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8}
Khi đó tổng các số nguyên trên là:
T = (-9) + (-8) + (-7) + (-6) + (-5) + (-4) + (-3) + (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8
= (-9) + [(-8) + 8] + [(-7) + 7] + [(-6) + 6] + [(-5) + 5] + [(-4) + 4] + [(-3) + 3] + [(-2) + 2] + [(-1) + 1] + 0
= (-9) + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0
= -9.
Vậy tổng các số nguyên thỏa mãn -10 < x < 9 là -9.
c) Ta có số nguyên x thỏa mãn -12 < x < 12 nên x ∈ {-11; -10; -9; -8; -7; -6; -5; -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11}
Khi đó tổng các số nguyên trên là:
T = (-11) + (-10) + (-9) + (-8) + (-7) + (-6) + (-5) + (-4) + (-3) + (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10 + 11
= [(-11) + 11] + [(-10) + 10] + [(-9) + 9] + [(-8) + 8] + [(-7) + 7] + [(-6) + 6] + [(-5) + 5] + [(-4) + 4] + [(-3) + 3] + [(-2) + 2] + [(-1) + 1] + 0
= 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0
= 0.
Vậy tổng của các số nguyên thỏa mãn – 12 < x < 12 là 0.
d) Ta có số nguyên x thỏa mãn -15 ≤ x < 15 nên x ∈ {-15; -14; -13; -12; -11; -10; -9; -8; -7; -6; -5; -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14}.
Khi đó tổng các số nguyên trên là:
T = (-15) + (-14) + (-13) + (-12) + (-11) + (-10) + (-9) + (-8) + (-7) + (-6) + (-5) + (-4) + (-3) + (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10 + 11 + 12 + 13 + 14
= (-15) + [(-14) + 14] + [(-13) + 13] + [(-12) + 12] + [(-11) + 11] + [(-10) + 10] + [(-9) + 9] + [(-8) + 8] + [(-7) + 7] + [(-6) + 6] + [(-5) + 5] + [(-4) + 4] + [(-3) + 3] + [(-2) + 2] + [(-1) + 1] + 0
= (-15) + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0
= -15.
Vậy tổng của các số nguyên thỏa mãn là 0.
Bài 11 trang 53 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Trong bóng đá, nhiều trường hợp để xếp hạng các đội bóng sau một mùa giải, người ta phải tính kết quả của hiệu số bàn thắng – thua. Hãy tính hiệu số bàn thắng – thua của các đội bóng đá nam trong bảng dưới đây:
Lời giải:
Hiệu số bàn thắng thua của đội bóng Bình Minh FC là: 58 – 34 = 24 (bàn);
Hiệu số bàn thắng thua của đội bóng Thắng Lợi là: 70 – 38 = 48 (bàn);
Hiệu số bàn thắng thua của đội Thần Tốc là: 45 – 39 = 6 (bàn);
Hiệu số bàn thắng thua của đội Niềm Tin Thép là 46 – 59 = – (59 – 46) = – 13 (bàn);
Hiệu số bàn thắng thua của đội Phù Đổng là: 42 – 57 = – (57 – 42) = – 15 (bàn).
Khi đó ta có bảng sau:
Bài 12 trang 53 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Hai số nguyên có một chữ số có tổng bằng -9. Hãy tìm hai số đó. Bài toán có bao nhiêu đáp số?
Lời giải:
Ta có các số nguyên thỏa mãn đề bài:
(-9) + 0 = -9
(-8) + (-1) = -9
(-7) + (-2) = -9
(-6) + (-3) = -9
(-5) + (-4) = -9
Vậy bài toán có 5 đáp số.