Lý thuyết Toán lớp 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Video giải Toán 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên – Chân trời sáng tạo
A. Lý thuyết Thứ tự trong tập hợp số nguyên
1. So sánh hai số nguyên
Khi biểu diễn hai số nguyên a, b trên trục số nằm ngang, nếu điểm a nằm bên trái điểm b thì ta nói a nhỏ hơn b hoặc b lớn hơn a và ghi là: a < b hoặc b > a.
Ví dụ:
Số −4 nằm bên trái số −2 nên ta nói −4 nhỏ hơn −2 và ghi là −4 < −2, hoặc ta nói −4 lớn hơn −2 và ghi −4 > −2.
Nhận xét:
− Mọi số nguyên dương đều lớn hơn 0.
− Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn 0.
− Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn bất kì số nguyên dương nào.
− Với hai số nguyên âm, số nào có số đối lớn hơn thì số đó nhỏ hơn.
Ví dụ: So sánh các cặp số sau:
a) 5 và −20;
b) −16 và −4.
Hướng dẫn giải
a) 5 là số nguyên dương và −20 là số nguyên âm nên 5 > −20.
Vậy 5 > −20.
b) Số đối của số −16 và −4 lần lượt là 16 và 4.
Vì 16 > 4 nên −16 < −4.
Vậy −16 < −4.
2. Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Ví dụ: Sắp xếp các số − 5; 4; −2; 0; 2 theo thứ tự tăng dần.
Hướng dẫn giải
Ta xếp các số thành các nhóm rồi so sánh:
Nhóm 1: Các số nguyên âm: – 5 và – 2.
Số đối của – 5 và – 2 lần lượt là 5 và 2.
Vì 5 > 2 nên – 5 < – 2.
Do đó – 5 < – 2 < 0.
Nhóm 2: Các số nguyên dương: 4 và 2.
Ta có 2 < 4. Khi đó 0 < 2 < 4.
Do đó: – 5 < – 2 < 0 < 2 < 4.
Vậy các số đã cho được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: –5; –2; 0; 2; 4.
B. Bài tập tự luyện
Bài 1: So sánh các cặp số sau:
a) – 15 và 0;
b) 7 và −8;
b) −21 và −6.
Hướng dẫn giải
a) – 15 < 0 (số nguyên âm luôn nhỏ hơn 0);
b) 7 > −8 (số nguyên dương lớn hơn số nguyên âm);
b) Số đối của số −21 và −6 lần lượt là 21 và 6.
Vì 21 > 6 nên −21 < −6.
Vậy −21 < −6.
Bài 2. Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần.
3; − 4; 5; 4; 12; 0; − 1; − 10; − 8.
Hướng dẫn giải
* Ta chia các số đã cho thành các nhóm rồi so sánh:
Nhóm 1: Nhóm các số nguyên dương: 3; 5; 4; 12.
Ta có 3 < 4 < 5 < 12.
Khi đó 0 < 3 < 4 < 5 < 12.
Nhóm 2: Các số nguyên âm: – 4; – 1; – 10; – 8.
Số đối của các số – 4; – 1; – 10; – 8 lần lượt là 4; 1; 10; 8.
Vì 10 > 8 > 4 > 1 nên – 10 < – 8 < – 4 < – 1 < 0.
Khi đó – 10 < – 8 < – 4 < – 1 < 0.
Do đó ta có: – 10 < – 8 < – 4 < – 1 < 0 < 3 < 4 < 5 < 12.
Vậy các số đã cho được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:
– 10; – 8; – 4; – 1; 0; 3; 4; 5; 12.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 1: Số nguyên âm và tập hợp các số nguyên
Lý thuyết Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Lý thuyết Bài 3: Phép cộng và phép trừ hai số nguyên
Lý thuyết Bài 4: Phép nhân và phép chia hết hai số nguyên
Lý thuyết Bài 1: Hình vuông, Tam giác đều, Lục giác đều