Khoa học tự nhiên 8 Bài 46: Cân bằng tự nhiên
A. Lý thuyết KHTN 8 Bài 46: Cân bằng tự nhiên
I. Khái niệm cân bằng tự nhiên
– Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.
– Trạng thái cân bằng của quần thể: Quần thể có khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể để đạt trạng thái cân bằng, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
– Khống chế sinh học trong quần xã: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này được khống chế ở mức nhất định bởi quần thể khác.
– Cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái: Trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, thể hiện ở sự phân bố các quần thể, mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài, đảm bảo sự ổn định và cân bằng với môi trường.
II. Nguyên nhân mất cân bằng tự nhiên và các biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên
– Nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên: Các hoạt động của con người như phá rừng, khai thác tài nguyên quá mức, chất thải sinh hoạt và công nghiệp, cũng như các thảm họa thiên nhiên.
– Các biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên: Hạn chế ô nhiễm môi trường, điều tiết cấu trúc thành phần trong hệ sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 46: Cân bằng tự nhiên
B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 46: Cân bằng tự nhiên
Đang cập nhật.