Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
– Nắm vững kiến thức đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠0) là một đường thẳng luôn cắt trục tung tại điểm có tung độ là b, song song với đường thẳng y = ax nếu hoặc trùng với đường thẳng y = ax nếu b = 0.
-Kĩ năng: HS vẽ thành thạo đồ thị y = ax + b bằng cách xác định hai điểm thuộc đồ thị (thường là hai giao điểm của đồ thị với hai trục toạ độ).
2. Về năng lực:
– Năng lực chung: NL tư duy, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác. NL sử dụng ngôn ngữ toán học, khả năng suy diễn, lập luận toán học, làm việc nhóm.
– Năng lực chuyên biệt: : NL sử dụng kí hiệu, NL sử dụng các công cụ: công cụ vẽ.
3. Về phẩm chất: – Tự lập, tự tin , tự chủ
II . THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: Sgk, Sgv, các dạng toán…
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK, SBT Toán
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
(1) Mục tiêu: Hs áp dụng được các kiến thức vừa học để giải một số bài tập cụ thể.
-Nội dung: các kiến thức hàm số bậc nhất và vẽ được hàm số.
– Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
– Sản phẩm: Học sinh giải được các bài toán về đồ thị hàm số.
NỘI DUNG |
SẢN PHẨM |
|||
GV giao nhiệm vụ học tập. Gv chuẩn bị hai bảng phụ có vẽ sẵn hệ trục toạ độ có ô lưới yêu cầu 4 Hs lần lượt lên vẽ đồ thị các hàm số y = 2x ; y = 2x + 5; và trên cùng mặt phẳng toạ độ. Sau đó yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời câu b Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức |
Bài tập 15/sgk.tr51:
b) Tứ giác ABCD là hình bình hành vì có hai cặp cạnh đối song song là hình bình hành |
|||
GV giao nhiệm vụ học tập. Gv gọi Hs nhắc lại cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b với từ đó gọi các Hs lên bảng lần lượt làm các câu a, b, c Gv: Vẽ đường thẳng đi qua B(0 ; 2) song song với Ox và yêu cầu HS lên bảng xác định toạ độ C GV: Hãy tính diện tích ? (HS có thể có cách tính khác: Ví dụ: SABC = SAHC – SAHB) Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức |
Bài tập 16/sgk.tr51: b) A(-2 ; -2) c) + Toạ độ điểm C(2 ; 2) – Xét : Đáy BC = 2cm. Chiều cao tương ứng AH = 4cm SABC = |
|||
GV giao nhiệm vụ học tập. Gv cho Hs thảo luận nhóm làm bài tập 18a/sgk.tr52. Gọi Hs đứng tại chỗ trả lời GV: Gọi HS lên bảng trình bà Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức |
Bài tập 18/sgk.tr52: a) Thay x = 4; y = 11 vào y = 3x + b b = -1 Hàm số cần tìm là y = 3x – 1 Vẽ đồ thị : (HS tự hoàn chỉnh) |
|||
GV giao nhiệm vụ học tập. Gv cho Hs thảo luận nhóm làm bài tập Gọi Hs đứng tại chỗ trả lời GV: Gọi HS lên bảng trình bày Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức |
Bài 16/sbt.tr59 Khi x = -3 thì y = 0 Ta có: y = (a – 1)x + a a = 1,5 Với a = 1,5 thì đồ thị hàm số trên cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng -3 |
D. VẬN DỤNG
– Mục tiêu: Hs áp dụng được các kiến thức vừa học để giải một số bài tập cụ
– Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân
– Nội dung: sgk
– Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
NỘI DUNG |
+ Ôn lại cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b () + Xem trước bài “Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau” CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS: Câu 1: Nêu định nghĩa hàm số bậc nhất? (M1) Câu 2: Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức (M2) Cách tìm hệ số a khi biết giá trị của x và y? Cách tìm tham số m trong hệ số a? Cách xác định tính nghịch biến dựa vào hệ số a? Cách tính g.trị của y khi biết giá trị của x, cách tính giá trị của x khi biết giá trị của y của hàm số y = ax +b? Câu 3: Bài tập 8. 9. 13 sgk (M3) |
Bài làm của học sinh |
Xem thêm