Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 9: Hôm nay và ngày mai
Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 28
Bài tập 1 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc lại văn bản Miến châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ trong SGK (tr. 89 – 92) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nhan đề văn bản báo hiệu những gì về các nội dung mà tác giả sẽ triển khai trong bài viết?
Trả lời:
Câu hỏi nhắc em khi đọc văn bản phải luôn chú ý đến các thông tin được nhận đề mách bảo. Từ nhan đề, cần dự đoán hướng tác giả triển khai các vấn đề liên quan, để khi đọc hết văn bản, em sẽ chủ động hơn trong việc đánh giá nội dung văn bản và cách trình bày của tác giả. Qua nhan đề Miễn châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ, có thể dự đoán như sau về các nội dung sẽ được đề cập:
– Nhận thức và cách giải thích phổ biến trước đây về lũ nói chung, lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.
– Những lợi ích mà lũ có thể mang lại ngoài phần tác hại của nó.
– Khuyến nghị về nhận thức và hành động cần có trước hiện tượng lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Lưu ý: Điều được nhan đề báo hiệu và nội dung thực tế của văn bản không phải lúc nào cũng trùng nhau.
Câu 2 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong văn bản, phần giải thích hiện tượng lũ nói chung, lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đóng vai trò như thế nào trong việc thể hiện mục đích viết của tác giả?
Trả lời:
Trước hết, cần xác định được mục đích viết của tác giả, sau đó tìm hiểu xem phần giải thích hiện tượng lũ lụt nằm ở vị trí nào trong bố cục của văn bản và nó có mối quan hệ ra sao với các phần khác. Hai ý cơ bản cần nói được:
– Mục đích viết của tác giả: nêu sự cần thiết của việc thay đổi nhận thức về hiện tượng lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long.
– Phần giải thích hiện tượng lũ nói chung, lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã xác định cơ sở khoa học của khuyến nghị được tác giả đưa ra. Nó cho thấy “chào đón lũ” là một ứng xử thích hợp trong bối cảnh hiện nay, thay cho việc “chấp nhận” ở thế bị động hay việc “chống lại” theo cách tư duy cũ. Điều đó cũng có nghĩa là nội dung phần viết này đã hỗ trợ tích cực cho việc thể hiện mục đích viết của tác giả.
Câu 3 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tìm trong văn bản những ý nói về ích lợi của lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Trả lời:
Lũ lớn lại là điều được người dân miền sông nước mong đợi vì năm nào có lũ lớn là năm đó có nhiều chim, sản vật mùa lũ (rùa, rắn, ếch, ốc,…), năm sau canh tác sẽ trúng mùa, sản lượng cao và lượng phân bón, nông dược sử dụng ít đi vì lũ mang lại phù sa màu mỡ, làm vệ sinh đồng ruộng và bổ sung nguồn nước tại chỗ,…
Câu 4 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tác giả đã thể hiện quan điểm gì về khẩu hiệu “sống chung với lũ”? Theo em, quan điểm đó đã được trình bày thuyết phục chưa? Vì sao?
Trả lời:
– Theo tác giả, khẩu hiệu “sống chung với lũ” gắn với một nếp ứng xử hoàn toàn có cơ sở thực tế, đã hình thành từ lâu trong đời sống của cư dân miền châu thổ sông Cửu Long. Tuy nhiên, theo diễn biến mới hiện nay, một khi “tình trạng lũ thấp và trung bình trong mùa mưa lũ có xu thế gia tăng” thì khẩu hiệu đó không còn phù hợp nữa.
– Quan điểm nêu trên của tác giả thực ra đã được một số nhà khoa học phát biểu trước đó trên các diễn đàn khác nhau. Tính thuyết phục của quan điểm không chỉ thể hiện qua việc giải thích một hiện tượng tự nhiên mà còn qua việc phân tích sự phát triển của nông nghiệp trên vùng đất “chín Rồng”. Rõ ràng, đây là quan điểm của người thực sự quan tâm đến việc đề xuất các giải pháp giúp sản xuất nông nghiệp ở miền Tây Nam Bộ thực hiện được bước vượt khó hợp lí trong bối cảnh hiện nay.
Câu 5 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Theo những thông tin trong văn bản, hãy cho biết tâm thế chào đón lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành trên cơ sở nào.
Trả lời:
Tác giả nêu ra hai cách ứng xử khác nhau đối với lũ:
Xem lũ là thiên tai định kì nằm ngoài khả năng chế ngự của con người và con người nên “sống chung” với nó để tìm cách làm giảm bớt tác hại. |
Xem lũ là hiện tượng đáng mong đợi, nhất là trong điều kiện “tình trạng lũ thấp và trung bình trong mùa mưa lũ có xu thế gia tăng”. |
Bài tập 2 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc lại văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta” trong SGK (tr. 94 – 97) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nếu cần thuật lại ngắn gọn những thông tin được tác giả cho biết về loạt phim Hành tinh của chúng ta, em sẽ nói những gì? Các ý cần nói nên được sắp xếp theo trật tự nào?
Trả lời:
Trong văn bản, tác giả đã cho biết nhiều thông tin về loạt phim Hành tinh của chúng ta, nhưng không đặt các thông tin đó tập trung vào một chỗ. Với yêu cầu “thuật lại ngắn gọn” em cần tập hợp các thông tin ấy và sắp xếp chúng theo một trật tự khác, giúp người đọc có được cái nhìn bao quát nhất về loạt phim. Trật tự đó có thể là: hãng sản xuất phim, năm phát hành phim, các thành viên chủ chốt của đoàn làm phim, loại phim, dung lượng phim, nội dung phim, những giá trị nổi bật của phim,…
Câu 2 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Theo em, từ ngữ nào có thể được xem là từ khoá của văn bản? Vì sao em xác định như vậy?
Trả lời:
Từ khoá của văn bản giới thiệu phim thể hiện tính chất của thông tin mà tác giả muốn đưa tới cho người đọc. Đọc văn bản, có thể thấy điều tác giả muốn nhấn mạnh là thông điệp toát ra từ loạt phim, mà thông điệp đó lại được khái quát ở nhân để và các đề mục. Đây là những tín hiệu mà em không nên bỏ qua khi tìm câu trả lời.
Câu 3 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Theo những điều được tác giả thuật lại và dẫn giải trong văn bản, cảm giác choáng ngợp của người xem phim đến từ đâu? Cảm giác này có liên quan như thế nào với cảm giác đau đớn đồng thời xuất hiện ở khán giả?
Trả lời:
Ngoài nhan đề, em cần tìm thêm câu trong văn bản mà ở đó từ choáng ngợp xuất hiện để biết từ này được dùng để miêu tả phản ứng cảm xúc của khán giả về điều gì. Khi lí giải mối liên quan giữa “choáng ngợp” và đau đớn, có thể liên hệ với những trải nghiệm cảm xúc từng có của bản thân (trước một sự kiện đã chứng kiến hay một bộ phim nào đó đã xem) nhưng điều quan trọng nhất là bám vào những diễn giải ngầm của tác giả ở nửa sau của phần Rất nhiều loài đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng trong văn bản.
Câu 4 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em có nhận xét gì về hệ thống hình ảnh đã được đưa vào văn bản? Nếu có đủ điều kiện đưa thêm hình ảnh lấy từ loạt phim, theo em, nên chọn hình ảnh theo nguyên tắc nào?
Trả lời:
– Sự hiện diện của các hình ảnh minh hoạ đã chứng minh tính xác đáng của nhận xét mà tác giả nêu: “Ở mỗi tập phim, người xem lại được thưởng thức những thước phim đẹp đẽ, thậm chí choáng ngợp mà những nhà làm phim đã kì công tạo nên”. Thêm nữa, hình ảnh trích xuất từ phim gần như là một yếu tố không thể thiếu trong một bài viết giới thiệu phim.
– Với phim truyện, ảnh nên được chọn không chỉ liên quan đến nội dung cơ bản của phim mà còn liên quan đến các nhân vật thủ vai chính hay nhân vật có diễn xuất đặc biệt ấn tượng).
Câu 5 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Thông điệp của văn bản là gì? Thông điệp này có mối quan hệ như thế nào với thông điệp đã được tác giả cảm nhận từ chính loạt phim Hành tinh của chúng ta?
Trả lời:
Câu hỏi đề cập hai thông điệp: Thông điệp toát ra từ loạt phim Hành tinh của chúng ta mà tác giả Lâm Lê cảm nhận được và thông điệp của chính văn bản giới thiệu phim (trong SGK). Không nên đồng nhất thông điệp được đưa tới từ hai đối tượng khác nhau này mặc dù có thể nói tới mối liên hệ và sự cộng hưởng giữa chúng.
Bài tập 3 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc lại văn bản “Dấu chân sinh thái” của mỗi người và thông điệp từ Trái Đất trong SGK (tr. 111 – 114) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Qua những gì được tác giả nói tới trong văn bản, em hiểu thế nào là “dấu chân sinh thái”?
Trả lời:
– “Dấu chân sinh thái” là thuật ngữ chỉ phần tác động đối với môi trường sống trên Trái Đất mà mỗi cá nhân con người tạo nên, thông qua toàn bộ cách sống, cách thức làm việc, di chuyển của mình. “Dấu chân sinh thái” được biểu thị bằng một chỉ số.
– Công cụ để đo “dấu chân sinh thái” là bài trắc nghiệm gồm nhiều câu hỏi mà kết quả trả lời có thể cung cấp những tham số chính xác để đánh giá mức độ thân thiện với môi trường của những hoạt động mà mỗi người thực hiện trong cuộc sống. Theo bài trắc nghiệm, “kết quả lí tưởng phải nhỏ hơn hoặc bằng – Bài trắc nghiệm đo “dấu chân sinh thái có trên trang Máy đo dấu chân (Footprint calculator).
Câu 2 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Vì sao tác giả lại ngỡ ngàng và xấu hổ khi biết được kết quả đo “dấu chân sinh thái” của mình? Nêu cảm nhận của em về trạng thái cảm xúc đó.
Trả lời:
– Sự chênh lệch về chỉ số hiện lên trong kết quả đo: Tác giả có chỉ số quá cao trong khi bạn bè mình có chỉ số thấp hơn nhiều.
– Qua kết quả bài trắc nghiệm, tác giả nhận ra rằng hoạt động của mình đã gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường Trái Đất.
Khi nêu cảm nhận của mình về trạng thái cảm xúc của tác giả, em cần nói được sự ý thức và tinh thần trách nhiệm của tác giả về vấn đề môi trường, về những gì mà các hoạt động của bản thân có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho Trái Đất.
Câu 3 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Phân tích các tình huống quan trọng đã giúp tác giả nhận ra được thông điệp từ Trái Đất. Hãy nói khái quát về thông điệp này.
Trả lời:
Chú ý tránh đồng nhất thông điệp từ Trái Đất mà tác giả nhận thức được và thông điệp của văn bản. Hai thông điệp này có mối quan hệ với nhau nhưng không phải là một.
Trong các tình huống có thể nhắc tới, cần đặc biệt nhấn mạnh tình huống dịch bệnh COVID-19 gây ra cái chết của hơn mười vạn người (con số được tạm thống kê vào thời điểm tác giả viết bài báo), khiến con người “co cụm lại”. Các tình huống còn lại chỉ là “tình huống hệ quả”, như: các chỉ số môi trường được cải thiện (lượng khí thải nhà kính giảm, bầu trời xanh trong hơn, nhiều loài sinh vật có cơ hội tìm được sự tự do trong môi trường sống quen thuộc của chúng), mỗi người tìm được yên vui trong mái nhà riêng của mình,… Nói chung, không có chuỗi tình huống nêu trên, nhận thức của chúng ta về chuyện môi trường vẫn chưa thoát khỏi tính trừu tượng. Phải có bài học trực quan, đập mạnh vào tri giác, cảm xúc thì mới mong con người thấm thía được bản chất của vấn đề.
Khi phân tích tình huống quan trọng nhất, cần thấy được tính hai mặt của dịch bệnh COVID-19. Mặt tiêu cực, mang tính chất thảm hoạ đã thể hiện rõ, có thể không cần nói thêm, nhưng mặt tích cực thì không thể không đề cập chính COVID-19 đã làm con người dân tỉnh ngộ.
Từ những phân tích theo hướng trên, em có thể khái quát về thông điệp mà Trái Đất đã gửi tới cho con người: Cần phải chấn chỉnh lại hành vi, hoạt động ứng xử với môi trường sống, với Trái Đất, nếu không, con người sẽ tự tước bỏ cơ hội tồn tại của chính mình.
Câu 4 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Theo em, để nhận thức được sâu sắc những thông điệp từ Trái Đất, mỗi người chúng ta phải xác định thái độ sống như thế nào?
Trả lời:
Khi nêu ý kiến, chú ý sử dụng một số từ khoá như: trách nhiệm, lắng nghe, điều chỉnh, giảm thiểu, tăng cường,…
Câu 5 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Lập bảng tổng hợp các kiểu câu phân loại theo mục đích nói xuất hiện trong văn bản (nêu các kiểu câu được dùng trong văn bản và ví dụ minh hoạ cho mỗi kiểu câu).
Trả lời:
STT |
Các kiểu câu |
Ngữ liệu lấy từ văn bản |
Dấu hiệu nhận biết |
1 |
Câu hỏi |
Nào, thế ai có giải pháp chấm dứt ngay lập tức và hoàn toàn mớ bòng bong này để cứu lấy Trái Đất không? |
Dấu chấm hỏi kết thúc câu, từ nghi vấn (không), mục đích để hỏi. |
2 |
Câu khiến |
x |
x |
3 |
Câu cảm |
Thật xấu hổ. |
Bộc lộ cảm xúc. |
4 |
Câu kể |
Bài trắc nghiệm gồm các câu hỏi cụ thể xoay quanh cách sống, nơi sinh sống và cách thức làm việc, di chuyển của mỗi người. |
Dấu chấm kết thúc câu, dung để kể, trình bày. |
Câu 6 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tìm trong văn bản những ví dụ về câu phủ định và câu khẳng định.
Trả lời:
– Câu phủ định: Tương lai COVID-19 đi về đâu, những biến chủng mới, năng lực tàn phá mới, câu trả lời đang không thuộc hiểu biết của loài người.
– Câu khẳng định: Nhìn nhận công bằng, COVID-19 ngoài cái chết và sự sợ hãi, còn đem đến ý tốt cho hang tỉ con người.
Bài tập 4 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc lại văn bản “Dấu chân sinh thái” của mỗi người và thông điệp từ Trái Đất (từ Tương lai COVID-19 đi về đâu đến Chiến tranh thế giới thứ hai) trong SGK (tr. 112 – 113) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em hiểu thế nào về điều tác giả muốn nói trong câu: “Chỉ biết rằng, với một liều kháng thể đầu tiên của Trái Đất, “vi-rút loài người” đã co cụm lại, và địa cầu lần đầu tiên khoẻ khoắn hơn.”
Trả lời:
“Chỉ biết rằng, với một liều kháng thể đầu tiên của Trái Đất, “vi-rút loài người” đã co cụm lại, và địa cầu lần đầu tiên khoẻ khoắn hơn! là câu có thể gây tranh cãi, bởi ở đây, loài người vốn là nạn nhân của vi-rút gây đại dịch toàn cầu lại bị xem là vi-rút gây hại cho Trái Đất! Phải chăng tác giả đã tàn nhẫn khi đưa ra so sánh này? Em cần đặt ra câu hỏi mang tính chất “phản vấn” như vậy để xác định chính xác điều tác giả muốn nói. Sự thực, trong câu đã dẫn, tác giả không đề cập hậu quả thảm khốc và tỉnh bị thương của đại dịch COVID-19, mà chỉ muốn nói đến khía cạnh tích cực của việc nhận thức đúng về đại dịch. Đại dịch mở ra cơ hội cho con người thấy rõ mình đã làm tổn thương Trái Đất như thế nào khi tự do hành động theo ý chí riêng, phớt lờ những tác động tiêu cực đến môi trường.
Câu 2 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong đoạn văn bản được xác định ở trên, tác giả đã nhấn mạnh tính khách quan của thông tin bằng cách nào?
Trả lời:
Đưa thông tin một cách khách quan là đòi hỏi có tính nguyên tắc đối với người. viết văn bản thông tin. Tính khách quan ở đây thể hiện qua việc thông tin có thể kiềm chứng được với những sự việc, con người có thật hay những số liệu chính xác do những cơ quan có thẩm quyền đưa ra. Trên cơ sở hiểu vấn đề như vậy, em có thể nhìn ra được những cách mà tác giả đã sử dụng để nhấn mạnh tính khách quan của thông tin. Gợi ý:
– Tác giả đã dẫn câu nói của một nhà môi trường học có uy tín.
– Tác giả đã đưa ra con số cụ thể (phần trăm) về mức giảm khí thải.
Câu 3 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Chỉ ra yếu tố chủ quan được tác giả sử dụng để hỗ trợ cho việc cung cấp thông tin. Theo em, yếu tố hỗ trợ đó có tạo được hiệu quả tích cực hay không? Vì sao?
Trả lời:
Khi xác định đâu là yếu tố chủ quan, cần chú ý những câu, những đoạn mà ở đó tác giả thể hiện cảm xúc hay đưa ra những bình luận về con người và các sự vật, sự việc. Các yếu tố chủ quan được trình bày xen kẽ với các thông tin khách quan trọng suốt văn bản. Để đánh giá hiệu quả của các yếu tố đó (tích cực hay không tích cực), cần đặt nó trong mối liên hệ với từng nội dung cụ thể mà tác giả muốn biểu đạt.
Câu 4 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Theo em, nhận xét nào sau đây phản ánh đúng tinh thần của đoạn văn bản?
A. Niềm vui của những nhà môi trường học trước sự cải thiện các chỉ số môi trường.
B. Lời cảnh báo của Trái Đất về vấn đề môi trường thông qua đại dịch COVID-19.
C. Con người là một trong những “loài vi-rút” làm sức khoẻ của địa cầu giảm sút.
D. Con người chưa thể kiểm soát được sức mạnh tàn phá của đại dịch COVID-19.
Trả lời:
Cả 4 nhận xét được nêu đều có cơ sở. Tuy nhiên, em cần chú ý cụm từ phản ánh
đúng tinh thần của đoạn văn bản. Tinh thần của đoạn văn bản cũng là tinh thần chung toát ra từ toàn văn bản gắn với các “từ khoá” như dấu chân sinh thái, thông điệp, cảnh báo. Em hãy cân nhắc để đánh dấu đúng nhận xét phù hợp.
Câu 5 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Phải chăng trong mọi đại hoạ đều ngầm ẩn một thông điệp tích cực về đời sống của con người? Nêu ý kiến của em về vấn đề này từ những gì được đoạn văn bản gợi lên.
Trả lời:
Trong mọi đại hoạ đều ngầm ẩn một thông điệp tích cực về đời sống của con người. Covid-19 ngoài cái chết và sự sợ hãi còn đem đến ý tốt cho hàng tỉ con người.
Bài tập 5 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Thủy triều, nước biển lên và xuống, là một hệ quả của chút hấp dẫn của Mặt Trăng lên Trái Đất. Vệ tinh của chúng ta, bề ngoài có về như yếu ớt, mỏng manh trong màn đêm, nhưng thực tế đã làm dâng lên một lượng nước khổng lồ của các đo đương, làm cho nước tràn lên bãi biển và xoá tan các lâu đài cát của trẻ nhỏ. Chẳng hạn, thuỷ triều lên cao ở nơi Trái Đất gần Mặt Trăng nhất, vì lực hút hấp dẫn của Mặt Trăng ở đó là mạnh nhất: cường độ của lực hấp dẫn càng cao nếu khoảng cách càng ngắn. Ở đó nước biển được Mặt Trăng nâng lên. Nhưng, một điều tưởng như rất nghịch lí là, thuỷ triều cũng dâng cao tại nơi đối diện trực tiếp, ở phía bên kia của địa cầu […] trong vùng Trái Đất xa vệ tinh của chúng ta nhất. Sở đi như vậy là do Mặt Trăng hút các đại dương ở vị trí xa này yếu hơn là hút Trái Đất trong tổng thể của nó.
(Trịnh Xuân Thuận, Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao, theo Phạm Văn Thiều – Ngô Vũ dịch, NXB Tri thức, Hà Nội, 2012, tr. 392 – 393
Câu 1 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Theo em, có thể đặt nhan đề cho đoạn trích như thế nào?
Trả lời:
Để có thể đặt cho đoạn trích một nhan đề thoả đáng, một mặt, phải đọc kĩ nội dung đoạn trích, mặt khác, cần chú ý yêu cầu cần đạt đầu tiên của bài học: “nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên… Nhan đề có thể mang hình thức của một câu hỏi hoặc chỉ đơn thuần là cụm từ nói về đối tượng được đề cập.
Câu 2 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Để có thể phát triển đoạn trích trên thành văn bản hoàn chỉnh có nội dung giải thích một hiện tượng tự nhiên, em dự kiến sẽ bổ sung những ý gì?
Trả lời:
“Trước khi giải thích hiện tượng bằng những căn cứ và lập luận khoa học, người thực hiện văn bản phải miêu tả được hiện tượng với những biểu hiện điển hình Chính ý vừa dẫn đã gợi ý cho em về điều cần bổ sung vào đoạn trích khi muốn chuyển đoạn trích thành một văn bản hoàn chỉnh.
Câu 3 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Có câu chuyện kể về con rùa khổng lồ nằm ở đáy biển thở nước ra, hít nước vào gây nên những đợt thuỷ triều đều đặn. Có thể xếp câu chuyện này vào loại văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên được không? Vì sao?
Trả lời:
Nhiều hiện tượng tự nhiên tồn tại từ lâu đời theo quy luật khách quan. Hiện tượng được nêu trong đoạn trích cũng vậy. Nó đã gây thắc mắc cho con người từ thuở bình minh của nhân loại và con người thời ấy cũng đã cố gắng giải thích nguyên nhân. Tuy nhiên, không thể xếp cách giải thích trong câu chuyện về con rùa khổng lồ vào phạm trù khoa học, dù con người thời nguyên thuỷ có thể thực lòng tin như vậy. Trong thời đại văn minh với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, công nghệ, người ta chi chấp nhận những cách giải thích dựa trên sự phân tích khách quan các dữ kiện hiện có dưới cái nhìn tổng thể. Nếu chưa đi đến tận cùng vấn đề thì cũng tạo được cơ sở vững chắc để người sau tiếp tục tìm lời giải thích thoả đáng, dựa trên những dữ kiện được tập hợp đầy đủ hơn. Đó là lí do câu chuyện đã nêu chỉ có thể được xếp vào loại truyện thần thoại chứ không thể xếp vào loại văn bản thông tin mang tính chất khoa học.
Câu 4 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Cụm từ vệ tinh của chúng ta chỉ đối tượng nào? Vì sao đối tượng đó lại được gọi như vậy?
Trả lời:
Cụm từ vệ tinh của chúng ta chỉ Trái Đất.
Câu 5 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Phân tích liên kết trong đoạn trích.
Trả lời:
Những dấu hiệu chứng tỏ đoạn trích có mối liên kết rất chặt giữa các câu văn:
– Thuật ngữ vệ tinh của chúng ta ở câu 2 hô ứng với thuật ngữ Mặt Trăng ở câu 1, cho thấy về nội dung, hai câu vẫn duy trì mạch viết về tác động của Mặt Trăng đối với sự vận động của nước trên các đại dương.
– Các từ ngữ như chẳng hạn (đầu câu 3), ở đó (đầu câu 4), nhưng (đầu câu 5), sở dĩ, như vậy (đầu câu 6) đã đóng vai trò tích cực trong việc liên kết các câu trong đoạn trích.
Bài tập 6 trang 30, 31 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Nhiều loài chim có tập tính di cư và sẽ di chuyển nơi ở đều đặn theo mùa, theo những đường bay cụ thể. Vậy tại sao một số loài chim lại có tập tính di cư này, thay vì sống cố định một chỗ?
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng chim di cư để tránh sự lạnh giá của mùa đông và tìm nơi ấm áp hơn để vượt qua mùa đông. Tuy nhiên, quan điểm này đã trở nên lỗi thời và dần bị bác bỏ. Những nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng chim di cư để đi theo chuỗi thức ăn của chúng, vốn sẽ trở nên khan hiếm vào mùa đông. Các loài chim di cư sẽ đi theo sâu, bọ hoặc các loài động vật cỡ nhỏ… là nguồn thức ăn chính của chúng, để tránh việc khan hiếm thức ăn khiến chúng không thể vượt qua được mùa đông.
Chim di cư xác định phương hướng như thế nào?
Có hai kĩ năng mà tất cả các loài chim di cư đều phải có; định hướng và điều hướng. Định hướng là khả năng xác định hướng đang đi. Loài chim không có la bàn hoặc thiết bị GPS, nhưng chúng có thể tự định hướng bằng cách quan sát vị trí của Mặt Trời vào ban ngày và các vì sao vào ban đêm. Một số loài chim như bồ câu có thể tự định hướng nhờ vào từ trường của Trái Đất.
Có một số giả thuyết đối với việc điều hướng của loài chim, nhưng không có cấu trả lời nào chắc chắn. Một số loài chim được cho rằng đã “lái” từ điểm này sang tiếp theo bằng cách sử dụng những mốc lớn như đường bờ biển, dãy núi và thậm chí cả đường cao tốc của con người. Các loài chim khác thì tìm đường để di trú bằng cách theo dõi những chú chim già hơn đã từng thực hiện các chuyến đi đó.
Các loài chim bay cao như diều hậu và bồ nông hầu hết đều bay trong ngày đề tận dụng các luồng gia nhiệt. Các loài chim nhỏ hơn chủ yếu bay vào ban đêm khi bầu khí quyển ổn định hơn.
(Nhi Nguyễn, Bạn có biết: Tại sao một số loài chim lại phải đi di cư?, báo điện tử Dân trí, ngày 13/11/2020)
Câu 1 trang 31 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Văn bản giải thích hiện tượng tự nhiên nào? Tác giả đã đặt ra và giải đáp những câu hỏi gì về hiện tượng tự nhiên đó?
Trả lời:
Văn bản giải thích hiện tượng chim di cư theo mùa.
Tác giả đã đặt ra câu hỏi: Tại sao một số loài chim lại có tập tính di cư thay vì sống cố định 1 chỗ? Chim di cư xác định phương hướng như thế nào?
Câu 2 trang 31 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định các câu then chốt trong nội dung giải thích của tác giả.
Trả lời:
Nội dung giải thích tương ứng với câu hỏi do chính tác giả văn bản đặt ra.
Câu 3 trang 31 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em suy nghĩ như thế nào về vấn đề giải thích một hiện tượng tự nhiên được thể hiện qua hai câu sau: “Tuy nhiên, quan điểm này đã trở nên lỗi thời và dần bị bác bỏ.”, “Có một số giả thuyết đối với việc điều hướng của loài chim, nhưng không có câu trả lời nào chắc chắn.”?
Trả lời:
Hai câu trích cho thấy việc giải thích một hiện tượng tự nhiên không hề dễ dàng. Đã tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau về một hiện tượng tự nhiên, xét theo cả hai chiều thời gian và không gian. Trong số những cách giải thích đã đưa ra, ở một thời điểm hay thời kì nhất định, thường chỉ có một cách giải thích được xác định là hợp lí hay chính xác nhất. Tuy nhiên, cách giải thích đó vẫn liên tục được xem xét lại dựa trên những khám phá mới của con người về giới tự nhiên, dựa trên sự tiến bộ của khoa học. Có khi nó bị bác bỏ nhưng cũng có khi nó được khẳng định lại với những cứ liệu mới. Như vậy, trong việc giải thích một hiện tượng tự nhiên, con người không thể thoả mãn hoàn toàn với những lời đáp đã có, chưa kể những hiện tượng mà con người mới chỉ đưa ra được các ức đoán, giả thuyết chờ được xác nhận thêm.
Câu 4 trang 31 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nêu những câu hỏi khác của bản thân em về hiện tượng chim di cư và tìm lời giải đáp trong các tài liệu khoa học đáng tin cậy.
Trả lời:
– Tại sao đàn chim di cư lại bay theo đội hình chữ V?
– Giải đáp:
Các nhà khoa học Anh đã tìm ra câu trả lời sau khi tiến hành thực nghiệm trên mười bốn con cò đen đầu hói bằng cách đeo thiết bị để xác định vị trí đường bay, tốc độ và nhịp cánh của mỗi chú cò.
Đội hình chữ V được xem là đội hình tối ưu về mặt khí động lực học’, con chim bay ở đầu mũi tên hay hình chữ V thường là chim đầu đàn và khoẻ hơn hẳn những con phía sau. Khi bay theo đội hình như vậy, các chú chim thường tận dụng luồng không khí đi qua đôi cánh của chúng bao gồm: luồng khí hướng lên (có lợi) từ phía dưới lên mép sau của đôi cánh giữ cho chúng ở trên không trung mà không phải quạt cánh vất vả và luồng không khí hướng xuống (không có lợi) từ phía trên đến mép sau đôi cánh. Khi bay, con chim dẫn đầu vỗ cánh làm cho không khí hai bên cánh chuyển động, luồng khí này truyền ra phía sau. Những con chim bay phía sau sẽ nhận luồng khí có lợi từ con đầu đàn và giảm thiểu luồng khí hướng xuống bất lợi nhằm hạn chế việc hao tốn sức lực trong suốt thời gian dài. Đó là mục đích chính của đội hình bay chữ V:
“Những con chim bay sau chỉ đơn giản cảm nhận được đâu là vị trí của luồng không khí hướng lên và đâu là vị trí của luồng không khí hướng xuống. Từ đó, chúng sẽ xác định được vị trí thích hợp để không phải mất nhiều sức lực khi bay”. Nhờ sự liên kết khí động lực học này mà hiếm có con chim nào phải rời đàn vì kiệt sức, nếu con đầu đàn không còn sức thì lập tức sẽ có một con to khoẻ khác thay thế ngay.
Theo một nghiên cứu năm 2001, những con bồ nông trắng khi bay theo đội hình chữ V có nhịp tim và nhịp vỗ cánh thấp hơn 14% khi chúng bay một mình. Nghiên cứu từ những năm 1970 cho thấy, khi bay thành đàn, chim có thể bay nhanh hơn khi bay đơn độc đến 71% nên con chim đầu đàn phải có sức khoẻ và ý chí cao hơn những con chim còn lại.
Ngoài ra, việc bay theo đội hình chữ V còn giúp đàn chim giữ liên lạc tốt hơn vì những con chim bay sau dễ dàng nhìn thấy những con chim phía trước. Điều này giúp chúng không bị lạc đàn mỗi khi chim đầu đàn ra tín hiệu dừng lại để nghỉ, tìm thức ăn hoặc đổi hướng bay.
Con người cũng có thể học cách bay theo đội hình chữ V của loài chim vì tiết kiệm được năng lượng khi bay theo đội hình, hình thức này khá phổ biến với cả phi công dân sự và quân sự. Tờ báo chuyên công bố kết quả của những nghiên cứu mới nhất – Nây-chơ (Nature) cho biết: “Bằng cách giữ đầu mũi cánh trong vùng xoáy của máy bay phía trước, mỗi chiếc bay sau có thể tiết kiệm tối đa 18% lượng nhiên liệu.”
Câu 5 trang 31 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Phân tích mạch lạc và liên kết của văn bản.
Trả lời:
– Mạch lạc của văn bản: các đoạn văn trong văn bản đều tập trung giải thích hiện tượng chim di cư xoay quanh hai vấn đề chính: nguyên nhân của hiện tượng chim di cư và cách các loài chim xác định phương hướng khi thực hiện các chuyến bay định kì của mình.
– Liên kết của văn bản: một số cụm từ then chốt ở câu trước được lặp lại trong câu sau để đảm bảo sự liên tục của mạch diễn đạt; có sự xuất hiện của các từ ngữ đảm bảo chức năng kết nối giữa các câu như: vậy tại sao, tuy nhiên,..
Bài tập 7 trang 31, 32, 33 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
TUỔI THƠ DỮ DỘI, 1989
Được chuyển thể từ bộ truyện dài tập cùng tên của nhà văn Phùng Quán viết trong gần 20 năm, bộ phim “Tuổi thơ dữ dội” ra mắt chỉ 2 năm sau khi tác phẩm văn chương được xuất bản và nhận giải thưởng Văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam. Tác phẩm điện ảnh đầu tay của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn hoàn thành vào năm 1989, gây ấn tượng không kém bộ tiểu thuyết cùng tên, trở thành một bị phim chiến tranh về đề tài thiếu nhi – những du kích thiếu niên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Huế vào những năm 40 của thế kỉ trước – được yêu thích đặc biệt vì chất anh hùng ca và bị tráng của nó.
Bộ truyện của Phùng Quán dài 8 tập và có khá nhiều tuyến nhân vật chính Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn không có tham vọng chuyển thể hết thành điện ảnh trong một bộ phim có dung lượng 2 tập và dài khoảng 2 tiếng. Dù vậy, với những a từng yêu thích tác phẩm văn học của Phùng Quán, bộ phim điện ảnh cùng tên không làm họ thất vọng – đặc biệt là những nhân vật du kích thiếu niên như Mừng, Quỳnh sơn ca,… đã được tái hiện sống động lên màn ảnh qua diễn xuất của những diễn viên không chuyên.
Bộ phim có bối cảnh ở Huế, năm 1946. Mừng (Nguyễn Thanh Bình đóng), một câu bé nghèo 12 tuổi phụ giúp mẹ bán bún bò gánh nhưng khao khát được gia nhập đội thiếu niên trinh sát Trần Cao Vân đang tập huấn gần đó. Mừng đi theo đội thiếu niên và lén lút nhập vào đoàn. Chỉ khi vượt qua thử thách đầu tiên, Mừng mới được anh đội trưởng (Lê Công Tuấn Anh đóng) đồng ý đưa vào đội trinh sát thiếu niên “Vệ quốc đoàn” Thực ra mục đích lớn hơn để Mừng xin gia nhập đội thiếu niên này là hải lá tầm gửi để chữa bệnh hen suyễn cho mẹ, một loại cây thuốc chỉ có ở trong sân của đội trinh sát. Nhưng rồi tinh thần yêu nước của đội thiếu niên Vệ quốc đoàn, đặc biệt là cậu bạn thân Quỳnh sơn ca, đã cảm hoá Mừng. Cậu bé nhờ người gửi lá thuốc đã phơi khô về cho mẹ rồi gia nhập đội trinh sát lên chiến khu để bắt đầu những ngày kháng chiến ác liệt… Tuổi thơ của Mừng và những đứa trẻ cùng độ tuổi khác đã trải qua những năm tháng dữ dội trong nhóm thiếu niên trinh sát Vệ quốc đoàn. […]
(Lê Hồng Lâm, 101 bộ phim Việt Nam hay nhất, NXB Thế giới & Công ty Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam, 2018, Hà Nội, tr. 169 – 171)
Câu 1 trang 32 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đoạn trích đưa tới những thông tin cơ bản gì về bộ phim?
Trả lời:
– Bộ phim do Nguyễn Vinh Sơn làm đạo diễn.
– Bộ phim được chuyển thể từ bộ truyện dài Tuổi thơ dữ dội của nhà văn Phùng Quán. Đề tài: những du kích thiếu niên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
– Bộ phim được hoàn thành vào năm 1989.
Câu 2 trang 32 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: So với loại thông tin có trong văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta”, loại thông tin được nêu trong đoạn trích có điểm khác biệt gì? Vì sao có sự khác biệt đó?
Trả lời:
Khi so sánh loại thông tin có trong văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta” và loại thông tin được nếu trong đoạn trích, cần chú ý sự khác biệt về đề tài hoặc đối tượng được từng tác phẩm nói tới (đề tài thiên nhiên, môi trường với các loài sinh vật sống trên Trái Đất và đề tài về cuộc sống của con người với những nhân vật thiếu niên tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp). Để lí giải về sự khác biệt này, không thể không nói tới sự chi phối của đối tượng được giới thiệu: Hành tinh của chúng ta thuộc loại phim tài liệu truyền hình, còn Tuổi thơ dữ dội thuộc loại phim truyện nhựa. Với mỗi đối tượng như vậy, thông tin được truyền tải qua văn bản giới thiệu không thể đồng nhất.
Câu 3 trang 32 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nêu suy đoán của em về nội dung đã bị tỉnh lược của văn bản giới thiệu phim này. Em căn cứ vào đâu để suy đoán như vậy?
Trả lời:
Trong đoạn trích, diễn biến câu chuyện trong phim chưa được nói đầy đủ và phần đánh giá về thành công trên phương diện ngôn ngữ điện ảnh của tác phẩm vẫn còn thiếu. Do giới hạn về dung lượng của cuốn sách, văn bản của tác giả Lê Hồng Lâm đã không được giới thiệu trọn vẹn.
Câu 4 trang 32 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Những thông tin đã được trình bày trong đoạn trích giúp em nhận ra điều gì về thách thức đối với người làm phim chuyển thể một tác phẩm văn học?
Trả lời:
– Tác phẩm văn học được chuyển thể lên màn ảnh – Tuổi thơ dữ dội – là một bộ truyện dài nổi tiếng.
– Truyện Tuổi thơ dữ dội có 8 tập với nhiều nhân vật chính, trong khi phim chịu
có 2 tập, được chiếu trong khoảng 2 tiếng.
Câu 5 trang 33 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xác định câu phủ định và câu khẳng định trong 2 trường hợp sau đây:
Trả lời:
– Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn không có tham vọng chuyển thể hết thành điện ảnh trong một bộ phim có dung lượng 2 tập và dài khoảng 2 tiếng.
– Dù vậy, với những ai từng yêu thích tác phẩm văn học của Phùng Quán, bộ phim điện ảnh cùng tên không làm họ thất vọng – đặc biệt là những nhân vật du kích thiếu niên như Mùng, Quỳnh sơn ca,… đã được tái hiện sống động lên màn ảnh qua diễn xuất của những diễn viên không chuyên.
Viết trang 33
Bài tập 1 trang 33 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu) thể hiện sự đồng cảm của em đối với thông điệp chung toát lên từ các văn bản đọc trong bài 9 của SGK – bài Hôm nay và ngày mai.
Trả lời:
– Đọc lại đoạn thứ nhất của phần Giới thiệu bài học (SGK, tr. 86) để nắm được định hướng chọn lựa văn bản trong bài (Hướng về chủ đề gì?).
– Nêu khái quát về thông điệp chung toát lên từ 4 văn bản đọc trong bài học (trong đó có văn bản thực hành đọc). Các văn bản muốn nhắn gửi hay nếu bài học gì qua những câu chuyện cụ thể có liên quan đến môi trường?
– Nêu cụ thể sự đồng cảm của em đối với thông điệp chung của các văn bản (Thông điệp tác động như thế nào đến suy nghĩ, cảm xúc của em? Thông điệp gợi ý những hành động gì mà em thấy mình cần phải thực hiện?).
* Đoạn văn mẫu tham khảo:
Các văn bản trong bài 9 Hôm nay và ngày mai gửi đến thông điệp về việc bảo vệ môi trường. Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng vì vậy bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết của bất kể cá nhân và độ tuổi nào. Một số việc có thể làm hằng ngày để bảo vệ môi trường như sử dụng các sản phẩm, vật dụng có chất liệu từ thiên nhiên, hạn chế dùng chai nhựa một lần. Tiết kiệm điện, nước, tắt khi không sử dụng, ưu tiên đi bộ, xe đẹp hoặc các phương tiện công cộng khi đi học, đi làm. Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi, không thả bong bóng bay, đèn lồng. Tăng cường trồng và bảo vệ rừng, ủng hộ ngày môi trường, giờ Trái Đất. Tăng cường thực đơn có nhiều rau xanh, không ăn thịt động vật hoang dã,… Vì một hành tinh xanh và khỏe mạnh, chúng ta hãy chung tay để bảo vệ môi trường.
Bài tập 2 trang 33 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em thấy thực sự hứng thú với hiện tượng tự nhiên nào? Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu) giải thích về hiện tượng tự nhiên đó.
Trả lời:
Chọn hiện tượng tự nhiên khiến em hứng thú và có thể giải thích được (bằng kiến thức vốn có hoặc bằng việc tra cứu những tài liệu có thể tìm kiếm được). Chú ý định danh hiện tượng bằng một cụm từ khái quát. Nội dung tiếp đó được triển khai theo trình tự sau:
– Miêu tả những đặc điểm nổi bật của hiện tượng.
– Giải thích hiện tượng bằng căn cứ xác đáng và lập luận thuyết phục.
* Đoạn văn mẫu tham khảo:
Lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. Lũ lụt được hiểu một cách đơn giản là hiện tượng mực nước trên sông, hồ quá lớn, quá mức quy định dẫn đến tình trạng ngập úng, nước tràn hoặc gây vỡ đê, trực tiếp tràn vào khu dân cư. Lũ được chia thành các loại khác nhau như lũ ống, lũ quét, lũ sông,… Lũ lụt xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, gây nên những thiệt hại cho người dân cả về sức khỏe lẫn tài sản. Một số nguyên nhân đáng kể như do bão hoặc triều cường, do hiện tượng mưa lớn kéo dài, do các thảm họa sóng thần, thủy triều hay do sự tác động của con người,… Lũ lụt tác động trực tiếp đến con người, đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như gây thiệt hại về vật chất, gây thương vong về con người, tác động xấu đến môi trường nước, là nguyên nhân của nhiều loại mầm bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế địa phương, đất nước,… Để nhằm giảm thiểu các thiệt hại do lũ lụt gây ra, chúng ta nên thực hiện kết hợp nhiều biện pháp như: di dời người dân ra khỏi vùng lũ, cập nhật thường xuyên thông tin diễn biến lũ lụt đến đại chúng; xây dựng đê điều chắn bão lũ kiên cố; nâng cao hệ thống điều tiết nước, hệ thống cảnh báo, xả lũ hiện đại, hiệu quả; tổ chức các buổi diễn tập phòng tránh khi có sự cố xảy ra tới người dân; tổ chức trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng chống xói mòn, sạt lở đất; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng việc hạn chế xả rác thái, xử lí rác thông minh; ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra mạnh mẽ,…
Bài tập 3 trang 33, 34 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Hàng rong trước cổng trường dường như đã trở thành hình ảnh quen thuộc trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, gần đây xuất hiện các quầy bản xúc xích rán, bỏng ngô nóng hổi, thơm lừng, thu hút nhiều trẻ em.
Nhiều phụ huynh lo ngại vì những tác động không tốt của nó đến con em mình. Trước hết là việc hàng ăn nằm bên lề đường không thể đảm bảo vệ sinh. Tai hại nữa là tạo cho các em thói quen thích ăn quà vặt, từ đó nảy sinh việc tìm nhiều cách không lành mạnh để có tiền mua quà. Thói quen ăn quà vặt cũng dễ tạo ra hiệu ứng dây chuyền trong nhiều học sinh.
Thiết nghĩ, Đội Trật tự đô thị thành phố H. T. cần quan tâm xử lí tình trạng này nhằm đảm bảo mĩ quan đô thị và hạn chế những tác động tiêu cực đối với học sinh.
(Theo Thiên Lý, Cần chấm dứt tình trạng bán hàng rong trước cổng trường, báo Hà Tĩnh, ngày 02/04/2015)
Câu 1 trang 33 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Sơ đồ hoá nội dung văn bản và cho biết: Văn bản này có điểm gì tương đồng với các văn bản thuộc loại kiến nghị về một vấn đề của đời sống?
Trả lời:
Có thể sơ đồ hoá như sau: Gọi tên hiện tượng – Miêu tả hoặc nêu các biểu hiện của hiện tượng → Chỉ ra tác động tiêu cực của hiện tượng → Bày tỏ mong muốn hiện tượng sẽ được chấn chỉnh hoặc loại bỏ.
Nêu điểm tương đồng: giống nhau về hiện tượng, vấn đề được đề cập (hiện tượng có tính tiêu cực, vấn đề gây nhiều băn khoăn đòi hỏi được giải quyết), giống nhau về cấu trúc văn bản (ở phần nội dung chính).
Câu 2 trang 34 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tổ chức lại văn bản trên thành một văn bản kiến nghị hoàn chính theo cách triển khai đã được học.
Trả lời:
– Chú ý bổ sung những thông tin đáp ứng yêu cầu về thể thức của kiểu văn bản (chủ yếu ở phần đầu và phần cuối).
– Bổ sung ý cho phần nếu các biểu hiện của hiện tượng.
– Chỉnh lại câu cuối của văn bản cho đúng với tính chất của một kiến nghị (nêu yêu cầu rõ ràng và dứt khoát hơn).
Nói và Nghe trang 34
Bài tập 1 trang 34 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Có thể có một số vấn đề đời sống mà em thấy cần phải nêu kiến nghị với những người liên đới hay các bộ phận hữu trách. Hãy cho biết một vấn đề trong số đó và những ý mà em muốn phát biểu về vấn đề này.
Trả lời:
– Xác định vấn đề mà em muốn kiến nghị (định danh vấn đề bằng một cụm từ tính khái quát).
– Sắp xếp các ý dự định phát biểu theo trình tự hợp lí, dựa vào trình tự triển khai của văn bản kiến nghị đã được hướng dẫn viết trong SGK (em nên lược bỏ các thông tin có tính nghi thức).
Bài tập 2 trang 34 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong những bộ phim em đã xem, một số bộ phim đã nêu lên được các vấn đề đời sống khiến em thực sự quan tâm. Các vấn đề đó là gì, được đặt ra từ phim nào? Hãy tổ chức một cuộc thảo luận trong nhóm học tập và nêu ngắn gọn các ý em dự định trình bày.
Trả lời:
– Xác định bộ phim sẽ làm đề tài của cuộc thảo luận (nên chọn bộ phim đã được nhiều bạn trong nhóm học tập biết tới).
– Xác định vấn đề cần thảo luận được nêu trong bộ phim (bộ phim có thể cùng lúc đề cập nhiều vấn đề, nên chọn vấn đề có ý nghĩa thiết thân với em, giúp em liên hệ với bản thân một cách thuận lợi).
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 6: Chân dung cuộc sống
Bài 7: Tin yêu và ước vọng
Đọc mở rộng trang 19 Tập 2
Bài 8: Nhà văn và trang viết
Bài 9: Hôm nay và ngày mai
Đọc mở rộng trang 34 Tập 2
Bài 10: Sách – người bạn đồng hành
Ôn tập học kì 2