Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ 30k cho 1 bài Giáo án bất kì):
B1: –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Trường: ……………………. Tổ: …………………………. |
Họ và tên giáo viên: ……………………………….. |
BÀI 25: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Dựa vào sơ đồ đơn giản mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và chất khoáng của cây từ môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên thân cây và lá cây.
– Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, phân biệt được sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống).
– Nêu được vai trò thoát hơi nước ở lá và đóng mở khí khổng trong quá trình thoát hơi nước.
– Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.
– Tiến hành được thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước.
– Nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến hút nước và khoáng ở rễ.
– Vận dụng hiểu biết về trao đổi nước và chuyển hóa năng lượng ở thực vật vào thực tiễn.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, chủ động theo dõi sự hướng dẫn của GV, chủ động trao đổi ý kiến với bạn để xác định rõ yêu cầu, các nhiệm vụ, cách thức thực hiện các hoạt động học tập, chủ động thực hiện nhiệm vụ của cá nhân và của nhóm.
– Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ học tập; trao đổi kết quả quan sát, rút ra nhận xét và hoàn thiện báo cáo thu hoạch.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên liên quan đến quá trình trao đổi nước và vận chuyển các chất trong cây.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
– Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết và trình bày được các giai đoạn của quá trình trao đổi nước và chất khoáng của thực vật, gồm: hấp thụ nước và khoáng ở rễ, vận chuyển các chất trong thân và thoát hơi nước ở lá. Nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật.
– Tìm hiểu tự nhiên: Thực hiện quan sát các thí nghiệm vận chuyển nước trong thân, thoát hơi nước ở lá; ghi chép lại kết quả quan sát, trình bày và phân tích được kết quả quan sát; giải thích được một số hiện tượng trong tự nhiên và cơ sở khoa học trong trồng trọt để đạt hiệu quả cao.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học trong trồng trọt để đem lại hiệu quả kinh tế cao: tưới nước và bón phân hợp lí, chăm sóc và bảo vệ cây trồng, cắt tỉa cành khi di dời cây.
3. Phẩm chất:
– Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
– Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập của cá nhân và phối hợp tích cực với các thành viên trong nhóm.
– Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả dựa theo quan sát.
– Yêu thiên nhiên, tích cực, chủ động bảo vệ thực vật và môi trường sống của chúng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Các hình ảnh trong SGK và sưu tầm các hình ngoài SGK.
– Dụng cụ: cốc thuỷ tinh, dao nhỏ hoặc kéo, túi ni lông to trong suốt, bình tam giác, cân thăng bằng và các quả cân.
– Hoá chất: nước sạch, các loại phẩm màu, dầu ăn
– Mẫu vật: cây cần tây, cây nhỏ còn nguyên thân lá rễ thuộc cùng loài và cùng kích cỡ.
– Phiếu học tập, phiếu báo cáo thu hoạch.
2. Chuẩn bị của học sinh:
– Đọc nội dung bài học trước khi đến lớp.
– SGK và các dụng cụ học tập cá nhân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
– Kiểm tra sự hiểu biết của HS về tác dụng của nước và khoáng đối với cây trồng, kích thích sự tò mò của HS về sự hấp thụ và vận chuyển nước và dinh dưỡng trong cây.
b) Nội dung:
– GV đặt các câu hỏi và đưa ra tình huống để HS suy nghĩ, trả lời.
c) Sản phẩm:
– Câu trả lời của HS về tác dụng của nước và phân bón đối với cây trồng.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu với HS: Quan sát thí nghiệm của Gian Van Hen-mon (người Bỉ) ở hình 25.1: + Thực vật nhu nhận, sử dụng nước và các chất dinh dưỡng như thế nào? + Gian Van Hen-mon kết luận chất dinh dưỡng để cây lớn lên là nước. Theo các em kết luận của ông có đúng không? – HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập – HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. – Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – GV mời các HS trả lời câu hỏi. Khuyến khích HS mạnh dạn đưa ra ý kiến. – Các HS khác lắng nghe và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Giáo viên nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài học. – GV nhận xét, đặt vấn đề: Nước và dinh dưỡng khoáng rất cần thiết đối với cây trồng, nếu thiếu nước và dinh dưỡng khoáng dẫn tới cây trồng sẽ còi cọc, chậm lớn, có thể bị héo và chết. Vậy nước và dinh dưỡng được cây hấp thụ như thế nào? Lưu thông trong cây ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 25. Trao đổi nước và dinh dưỡng ở thực vật để hiểu rõ hơn những vấn đề này. |
– Các câu trả lời của HS. * Gợi ý: – Thực vật thu nhận nước và các chất dinh dưỡng chủ yếu qua việc hút nước và các muối khoáng từ đất của rễ. – Nước và các chất dinh dưỡng được cây sử dụng cho các hoạt động sống thiết yếu đặc biệt là quá trình quang hợp để tổng hợp nên chất hữu cơ của cây. – Kết luận của Gian Van Hen – môn là không đúng. Vì ngoài nước cây còn cần các chất dinh dưỡng khoáng khác lấy từ đất bằng chứng là khối lượng đất có sự giảm đi.
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 17 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án KHTN 7 Cánh diều Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
Giáo án KHTN 7 Cánh diều năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây