Kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Thành Cổ Loa
Đề bài: Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Thành Cổ Loa
Kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Thành Cổ Loa (Mẫu 1)
Ai đã từng một lần nghe qua truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy có lẽ sẽ không quên được tòa thành Cổ Loa kinh đô của Âu Lạc trong buổi đầu dựng nước. Em may mắn khi được đến tham quan khu di tích lịch sử Cổ Loa cùng với các ban trong lớp và cô giáo chủ nhiệm.
Để có được một buổi dã ngoại về lịch sử, cô chủ nhiệm lớp em đã xin phép nhà trường cùng ban phụ huynh tổ chức cho chúng em một buổi tham quan thành Cổ Loa với chủ đề “Về nguồn”. Chúng em được sự hỗ trợ rất nhiều từ phía các thầy cô cũng như các bác đại diện hội phụ huynh để có thể có chuyến tham quan bổ ích.
Bảy giờ chuyến xe lăn bánh từ cổng trường, cả lớp em vô cùng háo hức. Em đến Cổ Loa và một ngày nắng đẹp của mùa thu, tiết trời mát mẻ. Sau gần tiếng di chuyển, xe đã đến nơi. Đoàn chúng em bắt đầu được cô hướng dẫn viên trình bày những nét chính về Cổ Loa. Cô hướng dẫn viên xinh đẹp với một giọng nói ấm áp, kể cho chúng em nghe rằng: Cổ Loa là kinh đô của nhà nước phong kiến Âu Lạc. Đây là thủ đô thứ hai của Việt Nam sau Phong Châu, là thủ đô thời các vua Hùng. Qua đó, chúng em đã thấy được một Cổ Loa của mấy nghìn năm lịch sử hiện ra trước mắt cùng lòng quyết tâm đánh giặc của vua tôi nước Âu Lạc. Mối tình đáng thương của nàng công chúa Mị Châu xinh đẹp và Trọng Thuỷ, và đặc biệt cả lớp ai cũng ghi nhớ thật sâu sắc hình ảnh một Cổ Loa của chín vòng thành được xây hình xoáy trôn ốc với sự giúp đỡ của thần Kim Quy. Từng bước chân di chuyển trên con đường khám phá tòa thành là những bước đi trở về lịch sử. Cả đoàn ai cũng lắng nghe về Cổ loa một cách say sưa.
Sau đó, cô hướng dẫn đoàn đi thăm cụm di tích Cổ Loa hiện nay với đền thờ Thục Phán An Dương Vương (đền Thượng), giếng Ngọc, am thờ Mị Châu. Qua cổng làng, cũng là cổng thành trong, là tới Cổ Loa. Trung tâm của di tích thành Cổ Loa chính là đền thờ An Dương Vương, đây là điện thờ chính với không khí vô cùng nghiêm trang, cổ kính. Gian chính giữa của đền có thờ bức tượng An Dương Vương trong bộ long bào uy nghi. Ngoài ra, trong đền còn thờ thần Kim Quy, cùng các vị anh hùng có công gìn giữ bảo về đất nước thời Âu Lạc.
Tiếp theo, đoàn đến thăm giếng Ngọc rồi vào dâng hương tại am công chúa Mị Châu. Đến đây, ai cũng bùi ngùi xúc động vì nghe câu chuyện tình yêu của Mị Châu – Trọng Thủy. Trong lòng em bỗng dâng lên một nỗi niềm xót xa, khi giờ đây giếng Ngọc rêu phong cổ kính vẫn còn, bức tượng không đầu của Mị Châu vẫn hằng ngày được hương khói. Nhưng tình yêu chân thành của nàng vẫn mãi là một chuyện tình dở dang mà đau xót. Em lại bồi hồi nhớ đến câu thơ của nhà thơ Tố Hữu khi viết về nàng: “Người đẹp dẫu rơi đầu vẫn đẹp/ Tình yêu bị dối lừa vẫn nguyên vẹn tình yêu”. Am Mị Châu là điểm tham quan cuối cùng của đoàn, chúng em lên xe trở về khi chiều đã bắt đầu ngả bóng. Nhưng đọng lại trong chúng em là sự thành kính, lòng biết ơn sâu sắc với vua An Dương Vương, và lòng đầy thương cảm với nàng Mị Châu.
Vậy là chúng em đã “Về nguồn” trở lại với những ngày đầu dựng nước của vua Hùng qua buổi tham quan thành Cổ Loa vô cùng ý nghĩa. Sau chuyến đi em thấy lịch sử dân tộc là những điều thiêng liêng và vô cùng đáng trân trọng. Thế hệ trẻ ngày nay cần tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử đất nước mình để hiểu và thêm tự hào về truyền thống của quê hương.
Kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Thành Cổ Loa (Mẫu 2)
Kết thúc năm học với nhiều thành tích nổi bật, tập thể lớp 8A1 chúng em được cô giáo và hội phụ huynh tổ chức một chuyến đi tham quan di tích lịch sử, đây vừa là phần thưởng cho những nỗ lực, cố gắng trong năm học vừa qua mà đó còn là dịp để chúng em thêm hiểu biết về những truyền thống lịch sử quý giá của dân tộc. Là một chuyến đi chơi nhưng đồng thời cũng phục vụ thiết thực cho việc học của chúng em. Đó là chuyến đi thăm di tích lịch sử thành Cổ Loa.
Sau khi bàn bạc và thống nhất ý kiến, cô giáo chủ nhiệm và hội phụ huynh đã quyết định đưa chúng em đi tham quan di tích lịch sử thành Cổ Loa, nơi thờ vua An Dương Vương và công chúa Mị Châu. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam, chứa đựng nhiều câu chuyện về lịch sử, về bài học dựng nước, giữ nước của các vua Hùng. Chúng em đã biết về di tích thành Cổ Loa thông qua truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy, nhưng đây là lần đầu tiên chúng em được đặt chân đến địa danh lịch sử, địa danh của những câu chuyện lịch sử kì bí, hấp dẫn này.
Để bắt đầu chuyến tham quan, chúng em sẽ tập trung ở trường, sau đó sẽ được cô giáo chủ nhiệm và đại diện hội phụ huynh cùng thực hiện chuyến đi lí thú này. Vì di tích thành Cổ Loa khá xa trường học của chúng em, nên chúng em tập trung ở trường từ khá sớm, sáu giờ sáng bố mẹ chúng em sẽ đưa chúng em lên trường, sau đó ba mươi phút thì xe bắt đầu chuyển bánh. Đây là lần đầu tiên cả lớp chúng em có một chuyến du lịch cùng nhau, lại là chuyến đi về một địa danh lịch sử nổi tiếng như vậy nên chúng em đều vô cùng háo hức, chờ mong.
Sau hai tiếng chạy xe, cuối cùng chúng em đã đến được di tích thành Cổ Loa, đến đây, chúng em được cô hướng dẫn viên du lịch nồng nhiệt tiếp đón và hướng dẫn hành trình cũng như giới thiệu, thuyết minh về khu di tích thành Cổ Loa này. Khu di tích Thành Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Đây là nơi diễn ra câu chuyện dựng nước, giữ nước của vua Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình yêu bi thảm của công chúa Mị Châu và Phò mã người Trung Quốc, Trọng Thủy.
Không gian của khu di tích thành Cổ Loa cũng cổ kính, trang nghiêm, mang màu sắc dân gian như trong những câu chuyện cổ, những mái nhà ngói đỏ, những cây đa, cây đề lớn, có lẽ chúng cũng đã sống qua rất nhiều năm rồi, là nhân chứng cho những sự kiện lịch sử. Trung tâm của di tích thành Cổ Loa chính là đền thờ An Dương Vương, đây là điện thờ chính nên rất rộng lớn và trang nghiêm, dẫn vào đền thờ phải đi qua một khoảng sân rộng lớn, hai bên sân có trồng rất nhiều cây cổ thụ, em có cảm tưởng những cây cổ thụ như những người hiền thần luôn ở bên, trung nghĩa với vua An Dương Vương vậy.
Ngôi đền có mái cong hình đầu rồng vô cùng trang nghiêm, trong điện được trưng bày những câu đối lớn, có chữ Hán mà em không hiểu lắm, chính giữa của điện thờ là một bức tượng An Dương Vương uy nghi trong bộ hoàng bào, ngồi từ trên cao nhìn xuống, cảm xúc chung của chúng em khi vào điện thờ An Dương Vương chính là sự tôn kính, tự hào. Hai bên điện thờ là những bức tượng của những vị quan có công với dân, với nước, những người hiền thần có công giúp vua An Dương Vương dựng nước.
Bên cạnh đền thờ An Dương Vương là một am nhỏ thờ công chúa Mị Châu, công chúa Mị Châu là con gái của vua An Dương Vương, vì ngây thơ, cả tin mà Mị Châu có một kết thúc thật bi thảm. Bức tượng công chúa Mị Châu trong am thờ là một bức tượng không đầu, nó làm cho em nhớ lại sự việc công chúa Mị Châu bị vua cha trừng phạt khi nghe Rùa vàng kết tội, nhìn hình ảnh bức tượng không đầu khiến cho chúng em vô cùng xót xa cho người công chúa này. Nàng là một người ngây thơ, cả tin vì quá tin tưởng vào người chồng mà vô tình lộ bí mật quốc gia, dẫn đến mất nước. Theo em thì Mị Nương là một người đáng thương hơn đáng trách. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng bày tỏ sự cảm thông đối với Mị Châu qua những vần thơ như sau:
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu”
Đằng sau truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy là bài học về giữ nước, nhưng ta đều cảm thông cho sự dại khờ, thủy chung của công chúa Mị Châu cùng cái chết đầy oan nghiệt của nàng.
Chuyến tham quan di tích thành Cổ Loa là một chuyến đi thực sự bổ ích và lí thú, chúng em biết nhiều hơn về những câu chuyện lịch sử, được tận mắt chứng kiến những nơi diễn ra câu chuyện lịch sử ấy, thông qua chuyến đi chúng em cũng thêm hiểu hơn về những bài học trên lớp, là cơ hội để chúng em mở mang sự hiểu biết.
Kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Thành Cổ Loa (Mẫu 3)
Hôm nay, chúng em sẽ có một chuyến đi thăm khu di tích lịch sử Cổ Loa. Nơi đây gợi nhắc em nhớ về truyền thuyết về vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa.
Chuyến tham quan sẽ diễn ra vào chủ nhật. Khu di tích Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đúng sau giờ ba phút là xe xuất phát. Chúng em cảm thấy vô cùng hào hứng. Xe đi khoảng một tiếng thì đến nơi. Sau khi xuống xe, chúng em tập trung theo từng lớp để đi tham quan. Mỗi lớp sẽ có một anh hoặc chị hướng dẫn viên dẫn đi tham quan.
Trước hết, các khối lớp sẽ đến thắp hương ở đền thờ vua An Dương Vương. Sau đó, các lớp sẽ ghé thăm lần lượt các địa điểm như đình Cổ Loa (hay còn gọi là Ngự Triều Di Quy), kế tiếp là Am Mị Châu (am Bà Chúa hay đền thờ Mị Châu), chùa Cổ Loa, chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự), cuối cùng là đình Mạch Tràng. Em cảm thấy ấn tượng nhất với đền thờ công chúa Mị Châu.
Đến trưa, chúng em tập trung lại ăn trưa theo lớp. Rồi sau đó, các học sinh sẽ được nghỉ ngơi khoảng một tiếng. Buổi chiều, học sinh toàn trường sẽ tập trung lại để tham gia một số trò chơi tập thể như bịt mắt đập niêu, nhảy bao bố… Chúng em còn được xem một tiết mục múa rối nước, và hát quan họ. Em cảm thấy vô cùng thích thú.
Chuyến đi tham quan khu di tích lịch sử Cổ Loa đã giúp em học hỏi thêm nhiều điều bổ ích. Em mong sẽ có thêm nhiều chuyến đi như vậy.
Kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Thành Cổ Loa (Mẫu 4)
Hằng năm, trường em đều tổ chức các chuyến tham quan. Mỗi điểm đến đều đem lại cho học sinh bài học bổ ích. Năm nay, chúng em cũng đã có một chuyến đi vô cùng bổ ích ở khu di tích Cổ Loa.
Chuyến tham quan sẽ được tổ chức vào ngày thứ sáu. Học sinh tham gia sẽ được nghỉ học. Các học sinh không tham gia sẽ tự học ở nhà. Mỗi lớp đi tham quan sẽ có giáo viên chủ nhiệm và hai phụ huynh đi cùng. Theo như em tìm hiểu, Cổ Loa là một khu di tích lịch sử khá nổi tiếng nằm ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Theo yêu cầu của nhà trường, học sinh đi tham quan phải có mặt vào lúc sáu giờ ba mươi phút sáng. Buổi sáng thứ sáu, em thức dậy thật sớm. Sau khi chuẩn bị xong, bố đưa em đến trường. Trước cổng trường, rất nhiều chiếc xe ô tô khách đang đỗ thành từng hàng. Em chào bố rồi vào trường tìm các bạn lớp mình. Trước khi về, bố còn chúc em có một chuyến tham quan an toàn và vui vẻ.
Em bước vào trường mà vô cùng hân hoan. Trên sân trường có rất đông học sinh. Em đã tìm thấy các bạn của lớp mình. Cô giáo đã đứng chờ ở đầu hàng. Cô điểm danh lại các bạn học sinh tham gia. Bảy giờ kém mười lăm chúng em lên xe. Đúng bảy giờ là xe xuất phát. Trên xe, chúng em được nghe chị hướng viên trò chuyện. Sau đó, chúng em còn có những tiết mục văn nghệ giao lưu. Em tranh thủ ngủ một lúc cho đỡ mệt. Khoảng một tiếng sau thì đến nơi.
Đầu tiên, chúng em tập trung theo từng khối lớp để làm lễ ở đền thờ vua An Dương Vương. Bầu không khí lúc này thật trang nghiêm. Sau đó, chúng em lần lượt ghé thăm: đình Cổ Loa (hay còn gọi là Ngự Triều Di Quy), kế tiếp là Am Mỵ Châu (am Bà Chúa hay đền thờ Mỵ Châu), chùa Cổ Loa, chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự), cuối cùng là đình Mạch Tràng. Ở mỗi địa điểm, chúng em lại được nghe chị hướng dẫn viên giới thiệu nhiều điều thú vị, bổ ích.
Sau khi tham quan xong toàn bộ khu di tích thì đã đến trưa. Chúng em có khoảng một tiếng rưỡi để ăn trưa và nghỉ ngơi. Em tranh thủ ăn trưa thật nhanh, rồi cùng các bạn vào các quán lưu niệm để mua đồ mang về. Buổi chiều, học sinh toàn trường sẽ tập trung lại để tham gia một số trò chơi tập thể như bịt mắt đập niêu, nhảy bao bố… Không chỉ vậy, chúng em còn được xem một tiết mục múa rối nước vô cùng hấp dẫn. Buổi tham quan kết thúc trong sự tiếc nuối của tất cả các học sinh.
Như vậy, chuyến tham quan đến khu di tích Cổ Loa thật thú vị và bổ ích. Sau khi trở về, em tin rằng sẽ có một bài báo cáo thật hấp dẫn, và sẽ đạt được một kết quả cao nhất.
Kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Thành Cổ Loa (Mẫu 5)
Sau khi bàn bạc và thống nhất ý kiến, cô giáo chủ nhiệm và hội phụ huynh đã quyết định đưa chúng em đi tham quan di tích lịch sử thành Cổ Loa, nơi thờ vua An Dương Vương và công chúa Mị Châu. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam, chứa đựng nhiều câu chuyện về lịch sử, về bài học dựng nước, giữ nước của các vua Hùng. Chúng em đã biết về di tích thành Cổ Loa thông qua truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy, nhưng đây là lần đầu tiên chúng em được đặt chân đến địa danh lịch sử, địa danh của những câu chuyện lịch sử kì bí, hấp dẫn này.
Để bắt đầu chuyến tham quan, chúng em sẽ tập trung ở trường, sau đó sẽ được cô giáo chủ nhiệm và đại diện hội phụ huynh cùng thực hiện chuyến đi lí thú này. Vì di tích thành Cổ Loa khá xa trường học của chúng em, nên chúng em tập trung ở trường từ khá sớm, sáu giờ sáng bố mẹ chúng em sẽ đưa chúng em lên trường, sau đó ba mươi phút thì xe bắt đầu chuyển bánh. Đây là lần đầu tiên cả lớp chúng em có một chuyến du lịch cùng nhau, lại là chuyến đi về một địa danh lịch sử nổi tiếng như vậy nên chúng em đều vô cùng háo hức, chờ mong.
Sau hai tiếng chạy xe, cuối cùng chúng em đã đến được di tích thành Cổ Loa, đến đây, chúng em được cô hướng dẫn viên du lịch nồng nhiệt tiếp đón và hướng dẫn hành trình cũng như giới thiệu, thuyết minh về khu di tích thành Cổ Loa này. Khu di tích Thành Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Đây là nơi diễn ra câu chuyện dựng nước, giữ nước của vua Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình yêu bi thảm của công chúa Mị Châu và Phò mã người Trung Quốc, Trọng Thủy.
Không gian của khu di tích thành Cổ Loa cũng cổ kính, trang nghiêm, mang màu sắc dân gian như trong những câu chuyện cổ, những mái nhà ngói đỏ, những cây đa, cây đề lớn, có lẽ chúng cũng đã sống qua rất nhiều năm rồi, là nhân chứng cho những sự kiện lịch sử. Trung tâm của di tích thành Cổ Loa chính là đền thờ An Dương Vương, đây là điện thờ chính nên rất rộng lớn và trang nghiêm, dẫn vào đền thờ phải đi qua một khoảng sân rộng lớn, hai bên sân có trồng rất nhiều cây cổ thụ, em có cảm tưởng những cây cổ thụ như những người hiền thần luôn ở bên, trung nghĩa với vua An Dương Vương vậy.
Ngôi đền có mái cong hình đầu rồng vô cùng trang nghiêm, trong điện được trưng bày những câu đối lớn, có chữ Hán mà em không hiểu lắm, chính giữa của điện thờ là một bức tượng An Dương Vương uy nghi trong bộ hoàng bào, ngồi từ trên cao nhìn xuống, cảm xúc chung của chúng em khi vào điện thờ An Dương Vương chính là sự tôn kính, tự hào. Hai bên điện thờ là những bức tượng của những vị quan có công với dân, với nước, những người hiền thần có công giúp vua An Dương Vương dựng nước.
Bên cạnh đền thờ An Dương Vương là một am nhỏ thờ công chúa Mị Châu, công chúa Mị Châu là con gái của vua An Dương Vương, vì ngây thơ, cả tin mà Mị Châu có một kết thúc thật bi thảm. Bức tượng công chúa Mị Châu trong am thờ là một bức tượng không đầu, nó làm cho em nhớ lại sự việc công chúa Mị Châu bị vua cha trừng phạt khi nghe Rùa vàng kết tội, nhìn hình ảnh bức tượng không đầu khiến cho chúng em vô cùng xót xa cho người công chúa này. Nàng là một người ngây thơ, cả tin vì quá tin tưởng vào người chồng mà vô tình lộ bí mật quốc gia, dẫn đến mất nước. Theo em thì Mị Nương là một người đáng thương hơn đáng trách. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng bày tỏ sự cảm thông đối với Mị Châu qua những vần thơ như sau:
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi có đồ đắm bể sâu”
Đằng sau truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy là bài học về giữ nước, nhưng ta đều cảm thông cho sự dại khờ, thủy chung của công chúa Mị Châu cùng cái chết đầy oan nghiệt của nàng.
Chuyến tham quan di tích thành Cổ Loa là một chuyến đi thực sự bổ ích và lí thú, chúng em biết nhiều hơn về những câu chuyện lịch sử, được tận mắt chứng kiến những nơi diễn ra câu chuyện lịch sử ấy, thông qua chuyến đi chúng em cũng thêm hiểu hơn về những bài học trên lớp, là cơ hội để chúng em mở mang sự hiểu biết.