Phân tích Trần Quốc Toản bóp nát quả cam
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
Phân tích Trần Quốc Toản bóp nát quả cam (mẫu 1)
Được đọc cuốn Lá cờ thiêu sáu chữ vàng cũng đã lâu rồi, nhưng trong tâm trí em như đang phấp phới lá cờ trận đỏ chói của người thiếu niên mười sáu tuổi đánh quân Nguyên tự thuở nào “căng phồng lên trong gió hè lồng lộng thổi… đi mãi, đi mãi tới những nơi nào còn có bóng quân Nguyên”. Từ vài dòng còn ghi trên trang lịch sử, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã làm sống dậy thật đẹp cả một trang anh hùng trong một triều đại anh hùng, in đậm trong em hình ảnh người thiếu niên anh hùng bóp nát quả cam. Lúc này đây, tâm trạng của Hoài Văn Hầu vừa tức vừa hờn vừa tủi, bởi tuy được ban cam quý nhưng việc nước vẫn không được bàn. Nhưng uất nhất là đám quân Thánh Dực cũng khúc khích cười chế nhạo. Từ đó, người thiếu niên anh hùng nhen nhóm những hy vọng đầu tiên cho chiêu binh mãi mã đánh bại quân giặc. Điều đó cho em thấy không chỉ gan to, chí quyết của một Hoài Văn, mà còn khiến em hết sức tự hào với tráng khí nhà Trần. Trần Quốc Toản không chỉ thể hiện nhiệt tình cao quý ấy bằng lời, mà còn tự nguyện thể hiện nó bằng hành động, trước hết bằng cử chỉ đã được ghi lại sáng ngời trong lịch sử sách; sức phẫn nộ, chí diệt thù đã chuyển một phần thành năng lượng bóp nát quả cam vua ban trong tay lúc nào không biết!
Phân tích Trần Quốc Toản bóp nát quả cam (mẫu 2)
Khi không gặp được vua, Quốc Toản bèn xông vào thuyền đòi gặp vua để yết kiến vua. Vua bèn cho chàng đứng dậy và bảo chàng tuy đã làm trái phép nước, phải trị tội nhưng thấy chàng còn trẻ mà đã biết lo việc nước nên vua đã ban cho chàng một quả cam. Chi tiết ban quả cam cho thấy nhà vua rất tán thưởng hành động này của chàng. Đến chi tiết bóp nát quả cam vì bị vua xem thường là trẻ con vã nghĩ tới quân giặc vẫn đang hoành hành, lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình. Chi tiết này cũng cho thấy sự gan dạ, dũng cảm, phẩm chất anh hùng của Trần Quốc Toản.
Phân tích Trần Quốc Toản bóp nát quả cam (mẫu 3)
Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng kể về việc quân Nguyên mượn đường hòng sang xâm lược nước ta. Do còn nhỏ, Trần Quốc Toản không được cùng vua và các vương hầu dự bàn việc đánh giặc dưới thuyền. Lúc này, Quốc Toản đã có hành động chạy xuống thuyền rồng xin vua cho đánh, chấp nhận chịu tội khi quân. Vua nghe xong không, lấy làm hài lòng vì lời của Quốc Toản hợp với ý mình, chẳng những không trị tội mà ban thưởng cho Quốc Toản vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Quốc Toản bước lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, mà bóp nát quả cam lúc nào không hay. Chi tiết bóp nát quả cam xuất phát từ sự căm thù quân giặc sâu sắc, tấm lòng ngay thẳng bộc trực của Trần Quốc Toản. Rõ ràng, chỉ với một chi tiết nhỏ nhưng đã thể hiện được phẩm chất cao đẹp của một con người.
Phân tích Trần Quốc Toản bóp nát quả cam (mẫu 4)
Trong đoạn trích Lá cờ thêu sáu chữ vàng, tôi cảm thấy ấn tượng sâu sắc với chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. Chi tiết này xuất hiện ở phần cuối của văn bản. Quân Nguyên mượn đường nhưng thực chất muốn sang xâm lược nước ta. Tuổi còn nhỏ, Trần Quốc Toản không được dự bàn việc đánh giặc. Cậu mong muốn có thể gặp vua để bày tỏ lòng mình. Chính vì vậy, Quốc Toản đã chạy xuống thuyền, vượt qua hàng rào cấm vệ quân để đến nơi vua họp bàn. Khi được gặp vua, Trần Quốc Toản nói to “Xin đánh”. Vua nghe vậy, hiểu được tấm lòng của cậu, không trách phạt và ban cho cam quý. Quốc Toản lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, bóp nát quả cam lúc nào không hay. Hành động vô tình của Quốc Toản xuất phát từ tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc cùng tính tình bộc trực, ngay thẳng của một chàng trai vẫn còn trẻ tuổi. Tấm gương về Trần Quốc Toản thật đáng khâm phục và tự hào.
Phân tích Trần Quốc Toản bóp nát quả cam (mẫu 5)
Lá cờ thêu sáu chữ vàng là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Nội dung của tác phẩm kể về việc quân Nguyên mượn đường hòng sang xâm lược nước ta. Vì chưa đến tuổi trưởng thành, Trần Quốc Toản không được cùng vua và các vương hầu dự bàn việc đánh giặc. Lúc này, Quốc Toản giằng co với lính canh, chạy xuống thuyền rồng xin vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua nghe xong không trị tội mà ban thưởng cho Quốc Toản vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Quốc Toản bước lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, mà bóp nát quả cam lúc nào không hay. Chi tiết bóp nát quả cam đã bộc lộ phẩm chất ngay thẳng, tinh thần yêu nước cũng như lòng căm thù giặc sâu sắc của Quốc Toản.
Phân tích Trần Quốc Toản bóp nát quả cam (mẫu 6)
Khi đọc tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng, tôi cảm thấy ấn tượng với chi tiết cuối tác phẩm, Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. Lúc bấy giờ, quân Nguyên mượn đường nhưng thực chất muốn sang xâm lược nước ta. Vì tuổi còn nhỏ, Trần Quốc Toản không được dự bàn việc đánh giặc. Do nóng lòng muốn gặp vua, Quốc Toản định vượt qua hàng rào cấm vệ quân để đến nơi vua họp bàn, bị ngăn cản và xảy ra xung đột. Khi được gặp vua, Trần Quốc Toản nói to “Xin đánh”. Vua nghe vậy, hiểu được tấm lòng của chàng, không trách phạt và ban cho cam quý. Quốc Toản lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, bóp nát quả cam lúc nào không hay. Hành động này xuất phát từ lòng căm tức quân giặc sâu sắc của một chàng trai còn trẻ tuổi trước hoàn cảnh của đất nước. Cùng với đó, Trần Quốc Toản cũng hiện lên với phẩm chất ngay thẳng, bộc trực. Quả là một chi tiết nhỏ nhưng làm nên giá trị lớn.
Phân tích Trần Quốc Toản bóp nát quả cam (mẫu 7)
Trong văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng, tôi cảm thấy ấn tượng với chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. Một chi tiết nhỏ nhưng lại gửi gắm ý nghĩa. Hành động của Trần Quốc Toản cho thấy hình ảnh chàng thanh niên thuộc dòng dõi vương hầu đã sớm ý thức được đất nước trước kẻ thù xâm lược. Hành động bóp nát quả cam không có ý bất kính với vua, mà chỉ xuất phát từ tấm lòng căm thù giặc sâu sắc, tức mình vì còn trẻ tuổi khi không được tham gia bàn việc nước. thể hiện Trần Quốc Toản là người yêu nước, căm thù giặc. Như vậy, có thể thấy Trần Quốc Toản tuy tuổi trẻ nhưng đã biết nghĩ về việc lớn bảo vệ Tổ quốc thì thật đáng trân trọng, cảm phục.