Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Trong lời mẹ hát
Trương Nam Hương
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– Xác định được thể thơ và cách gieo vần trong bài thơ.
– Xác định được bố cục và chỉ ra các nét độc đáo về mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo trong bài thơ.
– Nhận biết và phân tích được nhan đề và vai trò của nhan đề trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.
– Nhận biết và phân tích được các nét đặc sắc về nghệ thuật được tác giả sử dụng trong bài thơ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Trong lời mẹ hát.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Trong lời mẹ hát.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện;
– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
– Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Yêu thương con người, yêu thiên nhiên…
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
1. Chia sẻ với các bạn một bài thơ hoặc câu ca dao mà em yêu thích về người mẹ.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Mẹ là người luôn yêu thương, dìu dắt và bao bọc chúng ta trong cuộc sống. Chính vì vậy, chúng ta – những người con phải luôn yêu thương và biết ơn tình yêu thương và sự hi sinh mà mẹ dành cho chúng ta. Bài học Trong lời mẹ hát ngày hôm nay sẽ giúp cho chúng ta thấy rõ và sâu sắc hơn những hi sinh, vất vả mà mẹ dành cho con.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả Trương Nam Hương và tác phẩm Trong lời mẹ hát. – GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. – HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Tên: Trương Nam Hương – Sinh ngày: 23 -10 -1963 – Quê quán: người gốc Huế, lớn lên ở Hà Nội, vào TP HCM từ năm 12 tuổi. – Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. – Ông từng biên tập sách ở nhà xuất bản Công an nhân dân, báo An ninh Thế giới. Nguyên ủy viên Hội đồng Thơ – Hội Nhà văn Việt Nam khoá VIII và khoá IX. – Phong cách sáng tác: + Ông coi trọng khai thác chất liệu ca dao và văn hóa truyền thống, dịu dàng tinh tế trong ngôn ngữ trữ tình. Trong thơ anh có sự giằng xé giữa cảm hứng hương xưa quen thuộc với ý thức tiếp nhận những làn gió mới của thời đại và tâm tình con người. + Mặc dù gắn bó với Sài Gòn từ thuở thiếu niên, thành công và thanh danh cũng ở đây, yêu vẻ đẹp hiện đại của Sài Gòn nhưng hồn thơ của Trương Nam Hương lại thuộc về xứ Huế, thuộc về Kinh Bắc và đặc biệt là thuộc về Hà Nội. + Ở tuổi trung niên, thơ Trương Nam Hương không còn cái cồn cào tha thiết nhưng đằm mặn hơn – vị đằm mặn của những người đã đi qua mất mát, đổ vỡ, đã chứng thực, trải nghiệm và thấm thía. Tác giả luôn trân trọng hơn thời gian hiện hữu. Sự hóm hỉnh không bị mất đi, mà được đặt đúng lúc đúng chỗ. 2. Tác phẩm – Trong lời mẹ hát được in trong cuốn Ban mai xanh. – Năm xuất bản: 1994. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu:
– Xác định được thể loại của bài thơ.
– Xác định được cách gieo vần, bố cục và mạch cảm xúc trong bài thơ.
– Nhận biết và phân tích các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng.
– Nhận diện và phân tích được ý nghĩa nội dung và nghệ thuật mà tác giả gửi gắm trong bài thơ.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + Xác định thể thơ của bài thơ. + Xác định cách gieo vần của bài thơ và cho biết tác dụng của vần, nhịp, cách sử dụng hình ảnh trong việc thể hiện cảm hứng đó. + Xác định bố cục của bài thơ. + Nhan đề của bài thơ có ý nghĩa gì? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi – HS trình bày sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng * NV2: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ – GV đặt câu hỏi: – GV yêu cầu HS thảo luận: + Hình ảnh “tuổi thơ chở đầy cổ tích” có ý nghĩa gì? + Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tác giả đã sử dụng trong ba khổ thơ đầu tiên và cho biết tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. – GV đặt câu hỏi: Qua những câu thơ trên em hình dung như thế nào về hình ảnh người mẹ? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi – HS trình bày sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng GV chốt lại kiến thức.
* NV3: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ – GV đặt câu hỏi: + Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu thơ: “Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến xôn xao” + Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu thơ: “Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao.” + Qua những câu thơ trên em hình dung như thế nào về hình ảnh người mẹ? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi; – HS trình bày sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng |
3. Đọc – kể tóm tắt – Thể thơ: 6 chữ – Cách gieo vần: vần cách – hai tiếng cuối ở hai dòng thơ cách nhau vần với nhau. + ngào – dao; xanh – chanh… = > Vần, nhịp, cách sử dụng hình ảnh giúp cho bài thơ trở nên nhẹ nhàng, truyền cảm và gợi tả được rõ nét tình yêu thương, sự vất vả lam lũ của người mẹ qua năm tháng. – Bố cục 3 phần: + 3 khổ đầu: Cuộc đời được thu nhỏ trong tầm mắt của con khi nghe lời mẹ hát. + 4 khổ tiếp: Niềm xót xa của con trước công lao to lớn và sự hi sinh thầm lặng của mẹ. + Khổ cuối: Tình yêu thương sâu sắc của người mẹ dành cho con mình. – Nhan đề: Trong lời mẹ hát Có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ: nó lột tả rõ nét, chân thực tình yêu thương của người mẹ dành cho con, gói gọn tất cả trong tiếng hát.
II. Tìm hiểu chi tiết 1. Ba khổ đầu: Cuộc đời được thu nhỏ trong tầm mắt của con khi nghe lời mẹ hát. – Những dòng thơ đầu tiên, tác giả nhớ về tuổi thơ đầy ấm áp thơ mộng, từ khi sinh ra đều được sự chăm sóc, nuôi nấng của mẹ: “Tuổi thơ chở đầy cổ tích Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Đưa con đi cùng đất nước” + Hình ảnh người mẹ quen thuộc bên những lời ru ngọt ngào. + Những câu chuyện cổ tích đầy màu sắc để nuôi dưỡng tâm hồn con được trong trẻo và ấm áp. = > Sự nuôi dưỡng đó không ngại khó khăn, vất vả, mẹ ru con ngủ những trưa hè oi ả, những tiếng ru à ơi nhẹ nhàng ấm áp khiến con chìm vào giấc ngủ ngon. – Chòng chành nhịp võng ca dao: + “chòng chành” ẩn dụ “khó khăn, vất vả của mẹ” = > Dù có bộn bề lo toan vất vả, mẹ vẫn chịu đựng nuôi con khôn lớn, dành cho con những điều tốt nhất, muốn con được nhìn ngắm những vẻ đẹp tuyệt vời nhất của đất nước, của cuộc đời. + Đảo tính từ “chòng chành” lên đầu câu. = > Nhấn mạnh lời ru của mẹ đi cùng năm tháng, gắn liền với vẻ đẹp của đất nước. – Con lớn lên như thế, lớn lên qua lời ru và sự chăm sóc nuôi dưỡng của mẹ. Tình cảm của mẹ là tình cảm vô giá: Con gặp trong lời mẹ hát Cánh cò trắng, dải đồng xanh Con yêu màu vàng hoa mướp “Con gà cục tác lá chanh”. + “cánh cò trắng”, “dải đồng xanh”, “màu vàng hoa mướp”, “con gà cục tác”, “lá chanh” – tác giả miêu tả và khắc họa khá thú vị bởi đó là những hình ảnh độc đáo pha chút bình dị mà mộc mạc của một làng quê đầy ấm áp. – Vầng trăng mẹ thời con gái Vẫn còn thơm ngát hương cau + “mẹ thời con gái” ẩn dụ cho “quãng thời gian trước đây”. = > Trong lời ru của mẹ, con thấy được những hình ảnh quen thuộc về quê hương, đất nước ngày xưa, những hình ảnh thân thuộc ấy giúp con thêm yêu mến, hiểu và trân trọng hơn vẻ đẹp của thiên nhiên đồng thời thấy được nỗi vất vả của mẹ chảy trôi cùng thời gian và năm tháng.
2. 4 khổ tiếp: Niềm xót xa của con trước công lao to lớn và sự hi sinh thầm lặng của mẹ. – Một bài thơ không quá dài nhưng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc đến con người, khiến con người phải nhìn nhận lại bản thân mình với một cái nhìn đúng nghĩa: “Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến xôn xao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao.” + Biện pháp nhân hóa “thời gian” “chạy” “qua tóc mẹ” Thời gian chảy trôi chạy qua tóc mẹ, cứ thế trôi nhanh, thật nhanh làm cho mái tóc xanh mượt ngày nào của mẹ giờ đây trở nên bạc trắng, bạc của những âu lo, bạc của những vất vả trong cuộc sống đã đè nặng trên đôi vai mòn mỏi của mẹ, mẹ đã già yếu đi dần, khiến cho người con đi làm không khỏi xót xa. + Từ láy “xôn xao” cùng phép đối tinh tế “Lưng mẹ cứ còng dần xuống/Cho con ngày một thêm cao” làm lay động trái tim, tình cảm yêu thương của mẹ là vô hạn, yêu thương con bằng cả trái tim, dù có phải làm việc như thế nào, dù có khó khăn đến đâu, mẹ vẫn cố gắng để cho con có một cuộc sống đủ đầy, một cuộc sống tốt mà không phải ghen tị với ai. = > Sự hi sinh cao cả đầy ấm áp của mẹ, đó là tình cảm vô giá không thể nói và thể hiện ra ngày một ngày hai, đó là một tình cảm to lớn vô cùng, thiêng liêng quý giá. |
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 12 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Trong lời mẹ hát.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
Giáo án Trong lời mẹ hát
Giáo án Nhớ đồng
Giáo án Những chiếc lá thơm tho
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 20
Giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu hay, chọn lọc