Giải bài tập Công nghệ 8 Bài 8: An toàn điện
Mở đầu trang 58 Công nghệ 8: Em nên làm gì để phát hiện và khắc phục các trường hợp gây nguy hiểm về điện tương tự như Hình 8.1?
Trả lời:
– Những nguyên nhân chính gây tai nạn điện bao gồm: tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện; tiếp xúc gián tiếp với vật nhiễm điện; vi phạm an toàn lưới điện cao thế.
– Các biện pháp bảo vệ an toàn điện bao gồm: ngắt nguồn điện khi sửa chữa đồ dùng thiết bị điện; thường xuyên kiểm tra để phát hiện và sửa chữa kịp thời những tình huồng gây mất an toàn điện; sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
– Khi có người bị tai nạn điện cần nhanh chóng ngắt nguồn điện; tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện; kiểm tra hô hấp và sơ cứu; đưa nạn nhân đến trạm y tế gần nhất hoặc liên hệ nhân viên y tế.
1. Một số nguyên nhân gây tai nạn điện
Khám phá 1 trang 59 Công nghệ 8: Quan sát Hình 8.2 và nêu những nguyên nhân gây tai nạn điện.
Trả lời:
Nguyên nhân gây tai nạn điện:
– Do tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện.
– Do tiếp xúc gián tiếp với máy móc, thiết bị điện bị nhiễm điện
– Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
2. Biện pháp an toàn điện
Khám phá 2 trang 60 Công nghệ 8: Quan sát Hình 8.3, mô tả các biện pháp đảm bảo an toàn điện và nêu mục đích khi thực hiện những biện pháp này.
Trả lời:
Các biện pháp đảm bảo an toàn điện và mục đích:
– Sử dụng dụng cụ có vỏ cách điện để trách bị điện giật.
– Kiểm tra nguồn điện để phát hiện và khắc phục kịp thời hư hỏng.
– Sử dụng thiết bị chống giật để tránh bị điện giật
– Kiểm tra, bọc kín chỗ cách điện bị hỏng trên vỏ dây dẫn tránh điện giật.
Khám phá 3 trang 60 Công nghệ 8: Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị điện như nồi cơm điện, bàn là, … em cần phải làm gì?
Trả lời:
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị điện như nồi cơm điện, bàn là, … em cần:
– Lựa chọn thiết bị điện an toàn và sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Thường xuyên kiểm tra để phát hiện và khắc phục kịp thời hư hỏng.
– Chỉ sử dụng dây dẫn có vỏ cách điện làm dây cấp nguồn.
– Sử dụng thiết bị chống giật
3. Dụng cụ bảo vệ an toàn điện
Khám phá 4 trang 61 Công nghệ 8: Quan sát Hình 8.5, cho biết tên gọi, công dụng của mỗi loại dụng cụ và trang phục bảo vệ an toàn điện.
Trả lời:
Hình |
Tên gọi |
Công dụng |
a |
Kìm, tua vít có chuôi cách điện |
Tránh tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện khi sử dụng. |
b |
Bút thử điện |
Kiểm tra điện |
c |
Giày cách điện |
Bảo vệ đôi chân không chạm vào vùng bị nhiễm điện khi phải làm việc trong môi trường có nguy cơ rò rỉ điện. |
d |
Găng tay cách điện |
Vừa cách điện vừa dễ thao tác |
Khám phá 5 trang 61 Công nghệ 8: Vì sao dòng điện qua bút thử không gây nguy hiểm cho người sử dụng?
Trả lời:
Dòng điện qua bút thử không gây nguy hiểm cho người sử dụng vì khi chạm tay vào kẹp kim loại và đặt đầu bút lên vật mang điện, dòng điện từ vật mang điện đi qua điện trở nên dòng điện bị hạn chế không gây nguy hiểm cho người.
4. Sơ cứu người bị điện giật
Khám phá 6 trang 62 Công nghệ 8: Vì sao cần ngắt ngay nguồn điện khi có người bị tai nạn điện giật?
Trả lời:
Cần ngắt ngay nguồn điện khi có người bị tai nạn điện giật để cắt nguồn điện ra khỏi người bị điện giật và không gây nguy hiểm cho người cứu.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 64 Công nghệ 8: Em hãy dùng bút thử điện kiểm tra nguồn điện tại các ổ cắm điện và các đồ dùng thiết bị điện trong phòng học.
Trả lời:
Dùng bút thử điện kiểm tra nguồn điện tại các ổ cắm điện và các đồ dùng thiết bị điện trong phòng học, nếu đèn báo sáng phát sáng thì chứng tỏ có dòng điện chạy qua.
Luyện tập 2 trang 64 Công nghệ 8: Kìm, tua vít có tay cầm bọc cách điện được sử dụng trong những trường hợp nào? Tại sao?
Trả lời:
Kìm, tua vít có tay cầm bọc cách điện được sử dụng trong những trường hợp đã ngắt điện, hoặc dòng điện 1 chiều. Vì với dòng điện lớn, bọc cách điện không đảm bảo được an toàn.
Vận dụng
Vận dụng trang 64 Công nghệ 8: Em hãy thực hiện quy trình sơ cứu người bị tai nạn điện với tình huống giả định có tai nạn điện xảy ra.
Trả lời:
Quy trình sơ cứu người bị tai nạn điện
– Phương pháp hô hấp nhân tạo:
+ Bước 1: Nâng cằm, đẩy đầu nạn nhân về phía sau
+ Bước 2: Một tay nâng cằm, một tay bịt mũi nạn nhân, lấy hơi và thổi hai hơi mạnh liên tiếp vào miệng nạn nhân. Để lồng ngực nạn nhân tự xẹp xuống.
+ Bước 3: Lặp lại bước 2 khoảng 20 lần/ phút đối với người lớn, 30 lần/ phút đối với trẻ em.
– Phương pháp ép tim ngoài lồng ngực
+ Bước 1: Đặt hai bàn tay chồng lên nhau trên vùng giữa ngực, dưới xương ức của nạn nhân.
+ Bước 2: Ấn mạnh tay xuống ngực nạn nhân rồi thả ra.
+ Bước 3: Lặp lại bước 2 với nhịp độ 100 lần/ phút.
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Ôn tập Chương 2
Bài 8: An toàn điện
Bài 9: Mạch điện
Bài 10: Mạch điện điều khiển
Bài 11: Thực hành lắp mạch điện điều khiển đơn giản