Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
BÀI 2: THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ
Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– HS lựa chọn được đề tài phù hợp.
– HS vận dụng những kiến thức về thể thơ để làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực đặc thù
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập.
– Năng lực tiếp thu tri thức về đặc điểm thể thơ sáu chữ, bảy chữ để hoàn thành yêu cầu bài tập.
3. Về phẩm chất
– Giúp HS rèn luyện ý thức tự giác, nghiêm túc, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
– Phiếu học tập
– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
– SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV kiểm tra bài cũ, yêu cầu HS: Em đã từng tự sáng tác câu thơ hai bài thơ ngắn nào chưa? Theo em, khó khăn khi viết thơ là gì?
– HS nghe GV nêu yêu cầu, trình bày trước lớp.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Ồ phần Đọc, em đã được làm quen với những bài thơ sáu chữ và bảy chữ, nhận biết những đặc điểm cơ bản của các thể thơ này. Hãy vận dụng những hiểu biết đó để tập làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ về một sự vật, cảnh sắc, câu chuyện,… khơi gợi trong em nhiều cảm hứng nhất.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Định hướng
a. Mục tiêu: Nhận biết được yêu cầu khi làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS: Đọc lại các văn bản thơ sáu chữ, bảy chữ đã học trong Bài 2. – GV nêu yêu cầu: Xem lại phần Tri thức ngữ văn và cho biết khi làm bài thơ sáu chữ, bảy chữ cần chú ý những gì? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS nghe câu hỏi và hoàn thành yêu cầu Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. |
1. Yêu cầu đối với bài thơ sáu chữ, bảy chữ – Thơ sáu chữ: + Số tiếng: mỗi dòng có sáu chữ. + Nhịp thơ: 2/2/2, 2/4 hoặc 4/2, có khi ngắt nhịp 3/3. – Thơ sáu chữ: + Số tiếng: mỗi dòng có bảy chữ. + Nhịp thơ: 4/3, 3/4. – Gieo vần: thường gieo vần chân (được gieo ở cuối dòng thơ thứ nhất, thứ hai, thứ tư ở mỗi khổ), có thể gieo vần liên tiếp (vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ), hoặc vần cách (vần không được gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ).
|
Hoạt động 2: Thực hành
a. Mục tiêu: Nắm rõ được yêu cầu khi làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV tổ chức trò chơi “Thả thơ” cho HS và phổ biến hướng dẫn: + Luật chơi: Mỗi đội cử 5 HS đại diện tham gia trò chơi. Mỗi bạn cầm 1 tờ giấy, ghi 1 từ có thể điền vào chỗ trống. Đội nào hoàn thành trước, đúng và lý giải hợp lý sẽ giành chiến thắng. ?Lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trông? 1. (gạch, ngõ, giếng) Mặt Trời lặn xuống bờ ao Ngọn khói xanh lên lúng liếng Vườn sau gió chẳng đuổi nhau Lá vẫn bay vàng sân … (Trần Đăng Khoa) 2. (làng, về, người) (gió, cũ, trắng) Khách xa gặp lúc mùa xuân chín Lòng trí bâng khuâng sực nhớ … – Chị ấy năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông … nắng chang chang? (Hàn Mặc Tử) – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS dán từ cần điền vào chỗ trống. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện – GV nhận xét về thái độ học tập và sản phẩm học tập của HS. – GV chốt kiến thức và kết luận đội thắng cuộc. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài tập phần b (Trang 53/SGK): Viết bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ theo đề tài tự chọn (về quê hương, gia đình, người thân, bạn bè, trường lớp,…) – GV hướng dẫn HS các bước để viết. + Chuẩn bị. + Viết bài thơ. + Kiểm tra và chỉnh sửa. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS hoàn thiện phần bài tập. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – HS trình bày sản phẩm thảo luận. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. |
1. Mặt Trời lặn xuống bờ ao Ngọn khói xanh lên lúng liếng Vườn sau gió chẳng đuổi nhau Lá vẫn bay vàng sân giếng.
2. Khách xa gặp lúc mùa xuân chín, Lòng trí bâng khuâng sức nhớ làng – Chị ấy năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 7 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ
Giáo án Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ
Giáo án Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống
Giáo án Sao băng
Giáo án Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI
Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu hay, chọn lọc