Địa lí 8 Bài 8: Đặc điểm thủy văn
A. Lý thuyết Địa lí 8 Bài 8: Đặc điểm thủy văn
1. Đặc điểm sông ngòi
a) Mạng lưới sông ngòi dày đặc
– Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước.
– Nước ta có 2 360 con sông dài trên 10 km.
– Mật độ trung bình mạng lưới sông khoảng 0,66 km/km2
b) Lưu lượng nước lớn, giàu phù sa
– Tổng lượng nước lớn (khoảng 839 tỉ m3/năm)
– Phân bố không đều giữa các hệ thống sông.
c) Phần lớn sông ngòi chảy theo hai hướng chính
– Ở Việt Nam, sông ngòi chủ yếu chảy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam (sông Hồng, sông Mã, sông Tiền,..) và vòng cung (sông Lô, sông Gâm, sông Cầu,..).
– Ngoài ra, một số sông chảy theo hướng khác như đông nam – tây bắc (sông Kỳ Cùng), đông – tây (sông Srêpôk, sông Sê San,..).
– Hầu hết các sông của nước ta đều đổ ra Biển Đông.
d) Chế độ dòng chảy theo hai mùa rõ rệt
Chế độ dòng chảy sông ngòi của nước ta phụ thuộc vào chế độ mưa, với hai mùa rõ rệt là mùa lũ tương ứng với mùa mưa và mùa cạn tương ứng với mùa khô.
+ Mùa lũ kéo dài 4 – 5 tháng, chiếm 70 – 80% tổng lượng nước cả năm, có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam.
+ Mùa cạn thường kéo dài hơn mùa lũ, trung bình 7 – 8 tháng, chiếm 20 – 30% tổng lượng nước cả năm.
2. Một số hệ thống sông lớn ở nước ta
a) Hệ thống sông Hồng
– Sông Hồng có tổng chiều dài của dòng chính là 1 126 km
– Hệ thống sông được cung cấp nước bởi hơn 600 phụ lưu.
– Sông Hồng đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa chính Ba Lạt và nhiều chi lưu khác.
– Mùa lũ thường kéo dài 5 tháng, chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm.
– Các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng có ảnh hưởng quan trọng, làm chế độ nước sông điều hoà hơn.
b) Hệ thống sông Thu Bồn
– Sông Thu Bồn dài 205 km, bắt nguồn từ vùng núi Trường Sơn Nam.
– Hệ thống sông có khoảng 80 phụ lưu
– Sông Thu Bồn đổ ra biển ở cửa Đại và các chi lưu khác.
– Mùa lũ chính từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 65% lượng nước cả năm.
c) Hệ thống sông Cửu Long
– Sông Cửu Long (sông Mê Công) có chiều dài dòng chính là 4 300 km, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc), chảy tới Phnôm Pênh chia thành ba nhánh:
+ Một nhánh chảy vào hồ Tông-lê Sáp (Cam-pu-chia)
+ Hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy vào Việt Nam với chiều dài trung bình là 230 km.
– Hệ thống sông có nhiều phụ lưu, riêng ở Việt Nam có hơn 280 phụ lưu.
– Mùa lũ sông Cửu Long kéo dài 5 tháng, chiếm hơn 75% tổng lượng nước cả năm.
3. Vai trò của hồ, đầm và nước ngầm
a) Vai trò của hồ, đầm
– Đối với sản xuất:
+ Nuôi trồng thuỷ sản, thu hút khách du lịch,..
+ Các hồ nước ngọt cung cấp nước cho tưới tiêu nông nghiệp, hoạt động công nghiệp, phát triển thuỷ điện
+ Đóng vai trò điều tiết nước của các dòng chảy.
– Đối với sinh hoạt:
+ Cung cấp nước cho hoạt động sinh hoạt của con người
+ Đảm bảo sinh kế cho người dân,…
+ Có ý nghĩa đối với bảo vệ môi trường: giúp điều hoà khí hậu địa phương, là môi trường sống của nhiều sinh vật dưới nước, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học,…
b) Vai trò của nước ngầm
– Đối với sản xuất:
+ Cung cấp nước tưới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
+ Các nguồn nước nóng, nước khoáng là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh,…
– Đối với sinh hoạt:
+ Nước ngầm là nguồn nước quan trọng phục vụ sinh hoạt.
+ Có giá trị đối với sức khỏe của người dân.
B. 10 câu trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 8: Đặc điểm thủy văn
Câu 1: Tại sao chế độ nước của sông ngòi nước ta theo mùa?
A. Trong năm có hai mùa khô và mưa
B. Độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều
C. Mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn
D. Đồi núi bị cắt xẻ, độ dốc lớn và mưa nhiều
Đáp án đúng: A
Giải thích: Nhịp điệu hay tốc độ dòng chảy theo sát nhịp điệu mưa: mùa mưa – mùa nước lũ, mùa khô – mùa nước cạn. Khí hậu nước ta có sự phân hóa mùa mưa – khô sâu sắc, đặc biệt ở khu vực Nam Bộ => Vậy nên chế độ nước của sông ngòi nước ta theo mùa: Mùa khô và mùa mưa.
Câu 2: Diện tích lưu vực các sông lớn ở nước ta phần nhiều:
A. Dưới 10.000km2
B. Khoảng 10.000km2.
C. Trên 10.000km2.
D. Tất cả đều sai
Đáp án đúng: C
Câu 3: Nhận xét nào đúng về quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ của hai lưu vực sông:
A. Chế độ mưa của khí hậu không có mối quan hệ nào với lưu lượng dòng chảy.
B. Chế độ mưa của khí hậu có mối quan hệ chặt chẽ với lưu lượng nước sông. Mùa mưa trùng với mùa lũ của các hệ thống sông.
C. Chế độ mưa của khí hậu có mối quan hệ chặt chẽ với lưu lượng nước sông. Mùa lũ chậm hơn so mùa mưa khoảng 1 tháng.
D. Chế độ mưa của khí hậu có mối quan hệ chặt chẽ với lưu lượng nước sông. Mùa mưa trùng với mùa lũ của các hệ thống sông, đỉnh lũ trùng với đỉnh mưa.
Đáp án đúng: C
Câu 4: Ý nào sau đây đúng khi nói về hệ thống sông Thu Bồn?
A. Dài 205 km, bắt nguồn từ vùng núi Trường Sơn Nam.
B. Có 80 phụ lưu, thượng lưu có độ dốc lớn, hạ lưu sông chảy quanh co.
C. Mùa lũ chính từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 65% lượng nước cả năm.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Đáp án đúng: D
Giải thích: Sông Thu Bồn dài 205 km, được bắt nguồn từ vùng núi Trường Sơn Nam. Hệ thống sông Thu Bồn có khoảng 80 phụ lưu, thượng lưu có độ dốc lớn, hạ lưu sông chảy quanh co và được đổ ra biển ở cửa Đại và các chị lưu khác. Tại đây, mùa lũ chính từ tháng 9 đến tháng 12 và chiếm 65% lượng nước cả năm.
Câu 5: Lượng nước ngầm ở nước ta được phân bố ở đâu?
A. Chủ yếu ở các đồng bằng và ven biển
B. Đồng bằng
C. Ven biển
D. Vùng núi cao
Đáp án đúng: A
Giải thích: Nước ta có lượng nước ngầm khá phong phú, phân bố chủ yếu ở khu vực đồng bằng và vùng ven biển. Nước ngầm đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
Câu 6: Lượng phù sa lớn của sông ngòi tập trung chủ yếu vào hai hệ thống sông nào của nước ta:
A. Sông Hồng và sông Mã
B. Sông Mã và sông Đồng Nai
C. Sông Đồng Nai và sông Mê Công
D. Sông Hồng và sông Mê Công
Đáp án đúng: D
Giải thích: Lượng mùa sa lớn của sông ngòi tập trung ở hai hệ thống sông Hồng và sông Mê Công. Chính vì vậy tại đây hình thành nên hai đồng châu thổ lớn nhất cả nước là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 7: Nước ta có mấy hệ thống sông lớn:
A. 5
B. 7
C. 9
D. 11
Đáp án đúng: C
Giải thích: Nước ta có 9 hệ thống sông lớn, còn lại là các hệ thống sông nhỏ, rời rạc nằm dọc ven biển Quảng Ninh, Trung Bộ. Tiêu biểu là hệ thống sông Hồng ở Bắc Bộ: gồm 3 sông chính là sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Ở Nam Bộ Hai hệ thống sông lớn nhất là sông Mê Công và sông Đồng Nai.
Câu 8: Sông Cửu Long (Mê Công) chảy qua bao nhiêu quốc gia :
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Đáp án đúng: B
Giải thích: Sông Cửu Long (Mê Công) dài 4763 km bắt nguồn từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải, chảy theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Sau đó chạy dài qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam rồi đổ ra biển Đông. Dòng chảy sông Mê Công nuôi dưỡng nhiều vùng đất ngập nước và duy trì các giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội và sinh thái đặc trưng. Đất ngập nước là nguồn sống của người dân địa phương, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho nông nghiệp cũng như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, sản xuất hàng hóa và phát triển du lịch.
Câu 9: Hệ thống sông có diện tích lưu vực chảy trên lãnh thổ nước ta lớn nhất
A. Sông Hồng
B. Sông Mã
C. Sông Đồng Nai
D. Sông Cửu Long
Đáp án đúng: A
Câu 10: Chiều dài dòng chính của sông Mê Công là:
A. 3500km
B. 4000km
C. 4300km
D. 4500km
Đáp án đúng: C
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Địa lí lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 6: Đặc điểm khí hậu
Lý thuyết Bài 8: Đặc điểm thủy sản
Lý thuyết Bài 9: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam
Lý thuyết Bài 10: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước
Lý thuyết Bài 11: Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng