Câu hỏi:
Phát biểu định nghĩa tiếp tuyến của đường tròn. Phát biểu tính chất của tiếp tuyến và dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến. Phát biểu các tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau.
Trả lời:
– Tiếp tuyến với đường tròn là đường thẳng chỉ có một điểm chung với đường tròn.
– Tiếp tuyến với đường tròn thì vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm.
– Nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm ấy thì đường thẳng ấy là một tiếp tuyến của đường tròn.
– Nếu hai tiếp tuyến của đường tròn cắt nhau tại một điểm thì:
a) Điểm đó cách đều hai tiếp điểm.
b) Tia kẻ từ điểm đó đi qua tâm là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến.
c) Tia kẻ từ tâm qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính đi qua tiếp điểm.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho hàm số y = ax = b (a ≠ 0).
Khi nào thì hàm số đồng biến?
Câu hỏi:
Cho hàm số y = ax = b (a ≠ 0).
Khi nào thì hàm số đồng biến?Trả lời:
Hàm số đồng biến khi a > 0
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho hàm số y = ax = b (a ≠ 0).
Khi nào thì hàm số nghịch biến?
Câu hỏi:
Cho hàm số y = ax = b (a ≠ 0).
Khi nào thì hàm số nghịch biến?Trả lời:
Hàm số nghịch biến khi a < 0
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Khi nào thì hai đường thẳng y = ax + b ( a ≠ 0) và y = a'x + b' (a' ≠ 0) cắt nhau? Song song với nhau? Trùng nhau?
Câu hỏi:
Khi nào thì hai đường thẳng y = ax + b ( a ≠ 0) và y = a’x + b’ (a’ ≠ 0) cắt nhau? Song song với nhau? Trùng nhau?
Trả lời:
Hai đường thẳng y = ax + b và y = a’x + b’ (a, a’ ≠ 0)
– Cắt nhau khi và chỉ khi a ≠ a’
– Song song với nhau khi và chỉ khi a = a’, b ≠ b’
– Trùng nhau khi và chỉ khi a = a’, b = b’====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Với những giá trị nào của m thì hàm số bậc nhất y = (m – 1)x + 3 đồng biến?
Câu hỏi:
Với những giá trị nào của m thì hàm số bậc nhất y = (m – 1)x + 3 đồng biến?
Trả lời:
Hàm số y = (m – 1)x + 3 là hàm số bậc nhất đối với x khi m – 1 ≠ 0 hay m ≠ 1 (*)
Hàm số đồng biến khi m – 1 > 0 hay m > 1.
Kết hợp với điều kiện (*) ta được với m > 1 thì hàm số đồng biến.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Với những giá trị nào của k thì hàm số bậc nhất y = (5 – k)x + 1 nghịch biến?
Câu hỏi:
Với những giá trị nào của k thì hàm số bậc nhất y = (5 – k)x + 1 nghịch biến?
Trả lời:
Hàm số y = (5 – k)x + 1 là hàm số bậc nhất đối với x khi 5 – k ≠ 0 hay k ≠ 5 (**).
Hàm số nghịch biến khi 5 – k < 0 hay k > 5.
Kết hợp với điều kiện (**) ta được với k > 5 thì hàm số nghịch biến.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====