Đường thẳng Δ có phương trình tổng quát là: nhận làm vectơ pháp tuyến.
2. Phương trình tham số của đường thẳng
– Phương trình tham số của đường thẳng đi qua điểm nhận làm vecto chỉ phương, Ta có:
– Đường thẳng d đi qua điểm , nhận là vecto chỉ phương, phương trình chính tắc của đường thẳng là với
3. Cách viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm
a. Sử dụng định nghĩa
Bài toán: Cho hai điểm A(a, b), B(c, d). Viết phương trình tổng quát của đường thẳng d đi qua hai điểm A và B.
Phương pháp:
Bước 1: Tính: (vectơ chỉ phương của đường thẳng d)
Bước 2: Xác định vectơ pháp tuyến của đường thẳng d:
Bước 3: Phương trình đường thẳng d:
b. Sử dụng phương trình tổng quát
Bài toán: Cho hai điểm A(a, b), B(c, d). Viết phương trình tổng quát của đường thẳng d đi qua hai điểm A và B.
Phương pháp:
Bước 1: Gọi phương trình tổng quát của đường thẳng d là y = mx + n (*)
Bước 2: Thay tọa độ A, B vào phương trình tổng quát ta thu được hệ phương trình ẩn m, n
Thay m, n vừa tìm được vào phương trình (*) ta suy ra phương trình cần tìm.
4. Bài tập ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1: Viết phương trình đường thẳng đi qua các điểm cực trị của hàm số y = x3 – 2x2 – x + 1
Lời giải:
Ta có y’ = 3x2 – 4x – 1, y’ = 0 có hai nghiệm phân biệt nên hàm số luôn có 2 điểm cực trị
Thực hiện phép chia y cho y’ ta được
Do đó đường thẳng đi qua hai điểm cực trị có phương trình
Ví dụ 2: Biết đồ thị hàm số y = x3 – 3mx2 + 3(m2 – 1)x – m3 có hai điểm cực trị A và B. Viết phương trình đường thẳng AB.
Lời giải:
Thực hiện phép chia y cho y’ ta được phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực trị A và B là
AB: y = (-m2 + 6m – 9)x – m2 + 3m – 3
Ví dụ 3: Tìm m để đường thẳng đi qua hai điểm cực trị của đồ thị hàm số y = 2x3 + 3(m – 1)x2 + 6(m – 2)x – 1 song song với đường thẳng y = -4x + 1.
Lời giải:
Ta có y’ = 6x2 + 6(m – 1)x + 6(m – 2)
Hàm số có cực trị ⇔ y’ = 0 có 2 nghiệm phân biệt
⇔ Δ’ > 0 ⇔ 9(m – 1)2 – 36(m – 2) > 0 ⇔ 9(m – 3)2 > 0 ⇔ m ≠ 3
Thực hiện phép chia y cho y’ ta có phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm cực trị là:
d: y = (-m2 + 6m – 9)x – m2 + 3m – 3
Khi đó d song song với đường thẳng y = -4x + 1
Ví dụ 4: Tìm m để đồ thị hàm số y = x3 – 3x2 + mx có hai điểm cực trị Avà B đối xứng nhau qua đường thẳng x – 2y – 5 = 0
Lời giải:
Ta có: y’ = 3x2 – 6x + m; y’ = 0 ⇔ 3x2-6x + m = 0
Hàm số có hai cực trị khi và chỉ khi Δ’ = 9 – 3m > 0 ⇔ m < 3(*)
Thực hiện phép chia y cho y’, suy ra phương trình AB:
Đường thẳng d: x – 2y – 5 = 0 được viết lại
Do A,B đối xứng nhau qua dthì thỏa mãn điều kiên cần là (thỏa mãn (*))
Với m = 0 hàm số có dạng y = x3 – 3x2 có hai điểm cực trị A(0;0), B(2;-4)
Khi đó trung điểm AB là I(1;-2) ∈ d (thỏa mãn điều kiện đủ)
Vậy giá trị m = 0 là đáp số của bài toán.
Ví dụ 5: Đường thẳng đi qua A(1; -2) , nhận n→ = (1; -2) làm véc tơ pháp tuyến có phương trình là:
A. x – 2y + 1 = 0. B. 2x + y = 0 C. x – 2y – 5 = 0 D. x – 2y + 5 = 0
Lời giải:
Gọi (d) là đường thẳng đi qua A và nhận n→ = (1; -2) làm VTPT
=>Phương trình đường thẳng (d) : 1(x – 1) – 2(y + 2) = 0 hay x – 2y – 5 = 0
Chọn C.
Ví dụ 6: Viết phương trình tổng quát của đường thẳng ∆ đi qua M(1; -3) và nhận vectơ n→(1; 2) làm vectơ pháp tuyến.
A. ∆: x + 2y + 5 = 0 B. ∆: x + 2y – 5 = 0 C. ∆: 2x + y + 1 = 0 D. Đáp án khác
Lời giải:
Đường thẳng ∆: qua M( 1; -3) và VTPT n→(1; 2)
Vậy phương trình tổng quát của đường thẳng ∆ là 1(x – 1) + 2(y + 3) = 0
Hay x + 2y + 5 = 0
Chọn A.
Ví dụ 7: Cho đường thẳng (d): x-2y + 1= 0 . Nếu đường thẳng (∆) đi qua M(1; -1) và song song với d thì ∆ có phương trình
A. x – 2y – 3 = 0 B. x – 2y + 5 = 0 C. x – 2y +3 = 0 D. x + 2y + 1 = 0
Lời giải:
Do đường thẳng ∆// d nên đường thẳng ∆ có dạng x – 2y + c = 0 (c ≠ 1)
Ta lại có M(1; -1) ∈ (∆) ⇒ 1 – 2(-1) + c = 0 ⇔ c = -3
Vậy phương trình ∆: x – 2y – 3 = 0
Chọn A
Ví dụ 8: Cho ba điểm A(1; -2); B(5; -4) và C(-1;4) . Đường cao AA’ của tam giác ABC có phương trình
A. 3x – 4y + 8 = 0 B. 3x – 4y – 11 = 0 C. -6x + 8y + 11 = 0 D. 8x + 6y + 13 = 0
Lời giải:
Ta có BC→ = (-6; 8)
Gọi AA’ là đường cao của tam giác ABC
⇒ AA’ nhận VTPT n→ = BC→ = (-6; 8) và qua A(1; -2)
Suy ra phương trình AA’: -6(x – 1) + 8(y + 2) = 0
Hay -6x + 8y + 22 = 0 ⇔ 3x – 4y – 11 = 0.
Chọn B
Ví dụ 9: Đường thẳng d đi qua điểm A( 1; -3) và có vectơ pháp tuyến n→( 1; 5) có phương trình tổng quát là:
A. d: x + 5y + 2 = 0 B. d: x- 5y + 2 = 0 C. x + 5y + 14 = 0 D. d: x – 5y + 7 = 0
Lời giải:
Ta có: đường thẳng d: qua A( 1; -3) và VTPT n→( 1; 5)
⇒ Phương trình tổng quát của đường thẳng d:
1( x – 1) + 5.(y + 3) = 0 hay x + 5y + 14 = 0
Chọn C.
Ví dụ 10: Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có A(2; -1); B( 4; 5) và C( -3; 2) . Lập phương trình đường cao của tam giác ABC kẻ từ A
A. 7x + 3y – 11 = 0 B. -3x + 7y + 5 = 0 C. 3x + 7y + 2 = 0 D. 7x + 3y + 15 = 0
Lời giải:
Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ A.
Đường thẳng AH : qua A( 2;-1) và Nhận VTPT BC→( 7; 3)
⇒ Phương trình đường cao AH :
7( x – 2) + 3(y + 1) = 0 hay 7x + 3y – 11 = 0
Chọn A.
Ví dụ 11: Cho tam giác ABC cân tại A có A(1 ; -2). Gọi M là trung điểm của BC và
M( -2 ; 1). Lập phương trình đường thẳng BC ?
A. x + y – 3 = 0 B. 2x – y + 6 = 0 C. x – y + 3 = 0 D. x + y + 1 = 0
Lời giải:
+ Do tam giác ABC cân tại A nên đường trung tuyến AM đồng thời là đường cao
⇒ AM vuông góc BC.
⇒ Đường thẳng BC nhận AM→( -3 ; 3) = -3(1 ; -1) làm VTPT
+ Đường thẳng BC : qua M(-2; 1) và VTPT n→( 1; -1)
⇒ Phương trình đường thẳng BC :
1(x + 2) – 1(y – 1) = 0 hay x – y + 3 = 0
Chọn C.
Ví dụ 12: Cho tam giác ABC có đường cao BH : x + y – 2 = 0, đường cao CK : 2x + 3y – 5 = 0 và phương trình cạnh BC : 2x – y + 2 = 0. Lập phương trình đường cao kẻ từ A của tam giác ABC ?
A. x – 3y + 1 = 0 B. x + 4y – 5 = 0 C. x + 2y – 3 =0 D. 2x – y + 1 = 0
Lời giải:
+ Gọi ba đường cao của tam giác ABC đồng quy tại P. Tọa độ của P là nghiệm hệ phương trình :
⇒ P( 1 ; 1)
+Tọa độ điểm B là nghiệm hệ phương trình :
⇒ B( 0 ;2)
Tương tự ta tìm được tọa độ C(- ; )
+ Đường thẳng AP :
⇒ Phương trình đường thẳng AP :
1(x – 1) + 2(y – 1) = 0 ⇔ x + 2y – 3 = 0
Chọn C.
Ví dụ 13: Phương trình tổng quát của đường thẳng d đi qua O và song song với đường thẳng ∆ : 3x + 5y – 9 = 0 là:
A. 3x + 5y – 7 = 0 B. 3x + 5y = 0 C. 3x – 5y = 0 D. 3x – 5y + 9 = 0
Lời giải:
Do đường thẳng d// ∆ nên đường thẳng d có dạng : 3x + 5y + c = 0 ( c ≠ – 9)
Do điểm O(0; 0) thuộc đường thẳng d nên :
3.0 + 5.0 + c = 0 ⇔ c = 0
Vậy phương trình đường thẳng d: 3x + 5y = 0
Chọn B.
Ví dụ 14: Cho tam giác ABC có B(-2; -4). Gọi I và J lần lượt là trung điểm của AB và AC. Biết đường thẳng IJ có phương trình 2x – 3y + 1 = 0. Lập phương trình đường thẳng BC?
A. 2x + 3y – 1 = 0 B. 2x – 3y – 8 = 0 C. 2x + 3y – 6 = 0 D. 2x – 3y + 1 = 0
Lời giải:
Do I và J lần lượt là trung điểm của AB và AC nên IJ là đường trung bình của tam giác ABC.
⇒ IJ// BC.
⇒ Đường thẳng BC có dạng : 2x – 3y + c = 0 ( c ≠ 1)
Mà điểm B thuộc BC nên: 2.(-2) – 3(-4) + c = 0 ⇔ c = -8
⇒ phương trình đường thẳng BC: 2x – 3y – 8 = 0
Chọn B.
Ví dụ 15: Cho ba đường thẳng (a):3x – 2y + 5 = 0; (b): 2x + 4y – 7 = 0 và
(c): 3x + 4y – 1 = 0 . Phương trình đường thẳng d đi qua giao điểm của a và b , và song song với c là:
A. 24x + 32y – 53 = 0. B. 23x + 32y + 53 = 0 C. 24x – 33y + 12 = 0. D. Đáp án khác
Lời giải:
Giao điểm của (a) và ( b) nếu có là nghiệm hệ phương trình :
⇒ A( ; )
Ta có đường thẳng d // c nên đường thẳng d có dạng: 3x+ 4y+ c= 0 (c≠-1)
Vì điểm A thuộc đường thẳng d nên : 3. + 4. + c = 0 ⇔ c=
Vậy d: 3x + 4y + = 0 ⇔ d3 = 24x + 32y – 53 = 0