Lý thuyết Toán lớp 10 Bài 4: Nhị thức Newton
A. Lý thuyết
Công thức nhị thức Newton (a + b)n ứng với n = 4 ; n = 5 :
• (a + b)4 = a4 + a3b + a2b2 + ab3 + b4
= a4 + 4a3b + 6a2b2 + 4ab3 + b4.
QUẢNG CÁO
• (a + b)5 = a5 + a4b + a3b2 + a2b3 + ab4 + b5
= a5 + 5a4b + 10a3b2 + 10a2b3 + 5ab4 + b5.
Ví dụ:
a) Khai triển (2 + x)4 ;
b) Khai triển (x – 3)5.
Hướng dẫn giải
a) Ta có :
(2 + x)4 = 24 + 23.x + 22x2 + 2.x3 + x4
= 24 + 4.23x + 6.22.x2 + 4.2.x3 + x4
= 16 + 32x + 24x2 + 8x3 + x4.
QUẢNG CÁO
Vậy (2 + x)4 = 16 + 32x + 24x2 + 8x3 + x4.
b) Ta có :
(x – 3)5 = x5 + x4.(–3) + x3.(–3)2 + x2.(–3)3 + x.(–3)4 + (–3)5
= x5 + 5x4.(–3) + 10x3.(–3)2 + 10x2.(–3)3 + 5x.(–3)4 + (–3)5
= x5 – 15x4 + 90x3 – 270x2 + 405x – 243.
Vậy (x – 3)5 = x5 – 15x4 + 90x3 – 270x2 + 405x – 243.
B. Bài tập tự luyện
B.1 Bài tập tự luận
Bài 1. Cho tập hợp E có 4 phần tử. Tính số tập con của E.
Hướng dẫn giải
Số tập hợp con của E có 0 phần tử là: ;
Số tập hợp con của E có 1 phần tử là: ;
Số tập hợp con của E có 2 phần tử là: ;
Số tập hợp con của E có 2 phần tử là: ;
Số tập hợp con của E có 6 phần tử là: .
Khi đó số tập hợp con của E là : + + + + .
Mặt khác, ta có: (1 + 1)4 = + + + +
⇒ = 24 = 16.
Vậy tập hợp E có 16 tập con.
Bài 2. Khai triển các đa thức sau :
a) (2x – 3)4 ;
b) (x + 5)5 + (x – 5)5.
Hướng dẫn giải
a) Ta có: (2x – 3)4
= (2x)4 + 4(2x)3.(–3) + 6(2x)2.(–3)2 + 4.2x.(–3)3 + (–3)4.
= 16x4 – 96x3 + 216x2 – 216x + 81.
Vậy: (2x – 3)4 = 16x4 – 96x3 + 216x2 – 216x + 81.
b) Ta có:
(x + 5)5 + (x – 5)5
= [x5 + 5x4.5 + 10.x3.52 + 10.x2.53 + 5.x.54 + 55] + [x5 + 5x4.(–5) + 10.x3.(–5)2 + 10.x2.(–5)3 + 5.x.(–5)4 + (–5)5]
= [x5 + 25x4 + 250x3 + 1250x2 + 3125x + 3125] + [x5 – 25x4 + 250x3 – 1250x2 + 3125x – 3125]
= x5 + 25x4 + 250x3 + 1250x2 + 3125x + 3125 + x5 – 25x4 + 250x3 – 1250x2 + 3125x – 3125
= 2x5 + 500x3 + 6250x.
Vậy (x + 5)5 + (x – 5)5 = 2x5 + 500x3 + 6250x.
Bài 3. Xác định hệ số của x3 trong khai triển của biểu thức (3x – 2)4.
Hướng dẫn giải
Áp dụng hệ thức Newton ta có :
(3x – 2)4 = (3x)4 + (3x)3.(–2) + (3x)2.(–2)2 + (3x).(–2)3 + (–2)4
= (3x)4 + 4(3x)3(–2) + 6(3x)2(–2)2 + 4(3x)(–2)3 + (–2)4
= 34x4 + 4.33x3.(–2) + 6.32.x2.(–2)2 + 4.3x.(–2)3 + (–2)4
⇒ Hệ số của x3 là 4.33.(–2) = – 216.
Vậy hệ số của x3 trong khai triển (3x – 2)4 là – 216.
B.2 Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Tổng hệ số của x3 và x2 trong khai triển (1 + 2x)4 là :
A. 24;
B. 44;
C. 20;
D. 54.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Ta có: (a + b)4 = a4 + 4a3b + 5a2b2 + 4ab3 + b4.
Do đó (1 + 2x)4 = 14 + 4.13.(2x) + 5.12.(2x)2 + 4.1.(2x)3 + (2x)4
= 1 + 8x + 20x2 + 24x3 + 16x4
Suy ra hệ số của x3 là 24 và hệ số của x2 là 20.
Khi đó ta có tổng hai hệ số bằng 24 + 20 = 44.
Câu 2. Hệ số của x2 trong khai triển (2 – 3x)3 là k. Nhận xét nào sau đây đúng về k ?
A. k là một số tự nhiên;
B. k là một số nguyên âm;
C. k là một số nguyên dương;
D. k = 0.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Ta có: (2x – 3)3
= (2x)3 + 2.(2x)2.(– 3) + 2.(2x).(– 3)2 + (– 3)3
= 8x3 – 24x2 + 36x – 27.
Hệ số của x2 là k = – 24.
Vậy k là một số nguyên âm.
Câu 3. Tính giá trị biểu thức .
A. ;
B. ;
C. ;
D. .
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 3: Tổ hợp
Lý thuyết Bài 4: Nhị thức Newton
Lý thuyết Bài 1: Số gần đúng. Sai số
Lý thuyết Bài 2: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu không ghép nhóm
Lý thuyết Bài 3: Các số đặc trưng đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm