Lý thuyết Toán lớp 10 Bài 5: Hai dạng phương trình quy về phương trình bậc hai
Video giải Toán 10 Bài 5: Hai dạng phương trình quy về phương trình bậc hai – Cánh diều
A. Lý thuyết Hai dạng phương trình quy về phương trình bậc hai
I. Giải phương trình có dạng (I)
(f(x) = ax2 + bx + c và g(x) = mx2 + nx + p với a ≠ m)
Để giải phương trình (I) ta làm như sau:
Bước 1: Bình phương hai vế của (I) dẫn đến phương trình f(x) = g(x) rồi tìm nghiệm của phương trình này
Bước 2: Thay từng nghiệm của phương trình f(x) = g(x) vào bất phương trình
f(x) ≥ 0 hoặc g(x) ≥ 0. Nghiệm nào thoả mãn bất phương trình đó thì giữ lại, nghiệm nào không thoả mãn thì loại đi.
Bước 3: Trên cơ sở những nghiệm giữ lại ở Bước 2, ta kết luận nghiệm của phương trình (I)
Chú ý:
– Trong hai bất phương trình f(x) ≥ 0 và g(x) ≥ 0 ta thường chọn bất phương trình dạng đơn giản để thực hiện bước 2.
– Người ta chứng minh được rằng tập hợp (số thực) giữ lại ở Bước 2 chính là tập nghiệm của phương trình (I).
Ví dụ: Giải phương trình (1)
Hướng dẫn giải
Bình phương hai vế của phương trình ta được: = x – 2 (2)
Ta có: (2) ⇔ – 4x + 4 = = 0
Do đó, phương trình (2) có nghiệm là x = 2.
Thay lần giá trị trên vào bất phương trình x – 2 ≥ 0, ta thấy x = 2 thoả mãn bất phương trình
Vậy nghiệm của phương trình (1) là x = 2.
II. Giải phương trình có dạng (II)
(f(x) = a+ bx + c và g(x) = dx + e với a ≠ )
Để giải phương trình (II), ta làm như sau:
Bước 1: Giải bất phương trình g(x) ≥ 0 để tìm tập nghiệm của bất phương trình đó
Bước 2: Bình phương hai vế của phương trình dẫn đến phương trình f(x) = rồi tìm tập nghiệm của phương trình đó.
Bước 3: Trong những nghiệm của phương trình f(x) = , ta chỉ giữ lại những nghiệm thuộc tập nghiệm của bất phương trình g(x) ≥ 0. Tập nghiệm giữ lại đó chính là tập nghiệm của phương trình (II).
Ví dụ: Giải phương trình = x – 1
Hướng dẫn giải
Ta có: x – 1 ≥ 0 ⇔ x ≥ 1
Bình phương hai vế của phương trình, ta được: – 4x + 3 =
⇔ x2 – 4x + 3 = x2 – 2x + 1 ⇔ – 2x + 2 = 0.
Phương trình có hai nghiệm là x = 1, giá trị x = 1 là thoả mãn x ≥ 1
Vậy phương trình có nghiệm là x = 1.
B. Bài tập tự luyện
B.1 Bài tập tự luận
Bài 1. Giải các phương trình sau:
a) ;
b) .
Hướng dẫn giải
a) Bình phương hai vế của phương trình ta được: 4– 6x – 6 = – 6
⇔ 3x2 – 6x = 0 ⇔ . Thay các giá trị tìm được vào bất phương trình – 6 ≥ 0 thì thấy chỉ có nghiệm x = 2 thoả mãn. Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {2}.
b) Ta có: 2 – x ≥ 0 ⇔ x ≤ 2
Bình phương hai vế của phương trình ta được:
–x2 + 4x – 2 = (2 – x)2 ⇔ – x2 + 4x – 2 = x2 – 4x + 4 ⇔ 2x2 – 8x + 6 = 0 ⇔
Đối chiếu với điều kiện x ≤ 2, ta thấy x = 3 không thoả mãn.
Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {1}.
Bài 2. Giải các phương trình sau:
a) + 2x = 3;
b) .
Hướng dẫn giải
a) + 2x = 3 ⇔= 3 – 2x
Ta có: 3 – 2x ≥ 0 ⇔ x ≤ . Bình phương hai vế của phương trình ta được:
2 – x = ⇔ 2 – x = 9 – 12x + 4⇔ 4– 11x + 7 = 0 ⇔
Đối chiếu với điều kiện, ta thấy chỉ có giá trị x = 1 thoả mãn.
Vậy tập nghiệm S = {1}.
b)
⇔= 4 – x. Ta có: 4 – x ≥ 0 ⇔ x ≤ 4.
Bình phương hai vế của phương trình ta được:
= ⇔ = 16 – 8x + ⇔ 2– 15x + 22 = 0
⇔.
Đối chiếu với điều kiện ta thấy chỉ có nghiệm x = 2 thoả mãn.
Vậy tập nghiệm S = {2}.
Bài 3. Giải phương trình .
Hướng dẫn giải
Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm S = .
Bài 4. Giải phương trình .
Hướng dẫn giải
Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm S = {3}.
B.2 Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Nghiệm của phương trình là đáp án nào trong số các đáp án sau đây?
A. x = 1;
B. x = 2;
C. x = 3;
D. x = .
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Điều kiện: x =
Bình phương hai vế của phương trình ta có: 3x – 4 = 4 – 3x ⇔ 6x = 8 ⇔ x = .
Đối chiếu với điều kiện bài toán và thử lại kết quả suy ra phương trình có nghiệm
x = .
Câu 2. Nghiệm của phương trình là:
A. x = – 12;
B. x = – 6;
C. x = 1;
D. x = 2.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Điều kiện: x = 1
Khi đó phương trình có thể viết lại như sau:
= 0
.
Kết hợp với điều kiện bài toán và thử lại kết quả ta thấy x = 1 là nghiệm của phương trình.
Câu 3. Tổng các nghiệm của phương trình bằng:
A. 0;
B. 1;
C. 2;
D. 3.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Điều kiện xác định của phương trình
Ta có:
Giải phương trình
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm x = 1, x = 2 nên tổng hai nghiệm của phương trình là 1 + 2 = 3.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 4: Bất phương trình bậc hai một ẩn
Lý thuyết Bài 5: Hai dạng phương trình quy về phương trình bậc hai
Lý thuyết Bài 1: Giá trị lượng giác của một góc từ 0° đến 180°. Định lí côsin và định lí sin trong tam giác
Lý thuyết Bài 2: Giải tam giác. Tính diện tích tam giác
Lý thuyết Bài 3: Khái niệm vectơ
Bài giảng Toán 10 Bài 5: Hai dạng phương trình quy về phương trình bậc hai – Cánh diều