Tác giả tác phẩm: Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới – Ngữ văn 11
I. Tác giả Ma-la-la Diu-sa-phdai
– Ma-la-la Diu-sa-phdai là một nhà hoạt động xã hội người Pakistan, được nhận giải thưởng Nô -ben Hòa bình năm 2014.
– Cô là người công khai lên tiếng phản đối việc cấm đoán phụ nữ đi học và phá hủy các trường học dành cho trẻ em gái ở Pakistan.
– Ngày Ma–la –la là ngày cô xuất hiện trước toàn thế giới để đấu tranh cho quyền đi học của các bé gái.
II. Tìm hiểu tác phẩm Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới
1. Thể loại: Văn bản nghị luận
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
– Văn bản được in trong Những bài diễn văn đã thay đổi thế giới do Phạm Ngọc Lan dịch.
– NXB Quercus Luân Đôn năm 2014.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới có phương thức biểu đạt là nghị luận
4. Tóm tắt văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới
“Chúng ta hãy nhớ rằng một đứa trẻ, một giáo viên, một quyển sách và một cái bút có thể thay đổi cả thế giới” là một câu nói nổi tiếng của Ma- la- la Diu- sa- phdai- nhà đấu tranh vì quyền giáo dục cho phụ nữ. Ngày 12 tháng 7 năm 2003, Ma- la- la đã được vinh dự nhân được lời mời tới đọc diễn văn trước toàn thể Đại hội đồng Giới trẻ Liên Hợp Quốc, nhằm mục đích kêu gọi sự chúng tay giúp đỡ giành lại quyền được tiếp cần nền giáo dục cho tất cả các trẻ em gái trên toàn thế giới. Với giọng điệu đanh thép, cùng sự tự tin của mình, cô đã hoàn toàn nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt từ công chúng. Đặc biệt, Liên Hợp Quốc đã quyết định chọn ngày 12 tháng 7 hàng năm là ngày Ma- la- la để kỉ niệm sự kiện to lớn này. Đồng thời đây cũng là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em.
5. Bố cục bài Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới
Gồm 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “quyền được đi học” – Ma-la-la đứng lên đòi sự công bằng, bình đẳng cho nữ giới
+ Phần 2: Tiếp đến “đều phải đối mặt” – Tầm quan trọng của cây bút và quyển sách
+ Phần 3: Còn lại – Đến lúc cần lên tiếng và đòi lại công bằng.
6. Giá trị nội dung
+ Lời kêu gọi của Ma-la-la trước toàn thế giới để đấu tranh cho quyền đi học của các bé gái, quyền được sống trong một đất nước hòa bình và bình đẳng.
7. Giá trị nghệ thuật
– Văn phong tao nhã, cách cảm nhận tinh tế của một cây bút giàu trí tuệ, tổng hợp từ vốn hiểu biết sâu rộng đã làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của văn bản nghị luận.
– Hệ thống lí lẽ, dẫn chứng chặt chẽ, có sức thuyết phục cao.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới
1. Hệ thống luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng
* Luận điểm 1: Nêu lí do và khẳng định quyền lợi
– Lí lẽ dẫn chứng:
+ “Hôm nay là ngày của tất cả mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ đã cất cao tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của mình”.
+ “Tôi cất tiếng – không phải để thét lên, mà để người ta nghe thấy tiếng nói của những người không có tiếng nói.”
+ …
* Luận điểm 2: Đưa ra các nguyên nhân nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.
+ “Ở Ấn Độ, nhiều em bé vô tội và nghèo khổ vẫn là nạn nhận của tệ lạm dụng lao động trẻ em.”
+ “Ở Nigeria, nhiều trường học bị tàn phá.”
+ Người dân ở Áp-ga-nít-xtan suốt nhiều thập kỉ qua đã phải chịu thiệt thòi vì những rào cản của chủ nghĩa cực đoan.
+ …
* Luận điểm 3: Lời kêu gọi
– Lí lẽ dẫn chứng:
+ “Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới rằng tất cả các thỏa thuận hòa bình phải hướng đến bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em […]
+ “Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ hãy đảm bảo giáo dục bắt buộc miễn phí cho tất cả các trẻ em trên toàn thế giới.
+ ….
2. Mục đích và thái độ của tác giả
– Mục đích: Văn bản viết ra nhằm đòi quyền lợi được đi học của các bé gái, quyền được sống trong một đất nước hòa bình và bình đẳng.
– Thái độ: Tác giả đã bày tỏ thái độ quyết liệt, mạnh mẽ cùng sự đồng cảm giữa con người với người làm nổi bật ý chí và mục đích của văn bản.
– Các yếu tố tự sự, miêu tả (nếu có) được nêu trong văn bản nhằm mục đích:
+ Tái hiện rõ nét đời sống, thực trạng của con người đang khốn khó và khổ cực như thế nào trong hiện tại.
+ Làm nổi bật các luận điểm, luận cứ giúp người đọc, người nghe dễ dàng nắm bắt.
+ Giúp cho văn bản trở nên hấp dẫn và thu hút người đọc, người nghe.