Khoa học tự nhiên 8 Bài 23: Tác dụng của dòng điện
A. Lý thuyết KHTN 8 Bài 23: Tác dụng của dòng điện
I. Tác dụng nhiệt
– Vật dẫn nóng lên khi có dòng điện chạy qua, được gọi là tác dụng nhiệt của dòng điện.
– Thực hiện thí nghiệm với nguồn điện 9V, công tắc K, sợi dây sắt AB, vài mảnh giấy và điện trở R như hình 23.1 để tìm hiểu về tác dụng nhiệt của dòng điện. Đóng công tắc K và quan sát hiện tượng xảy ra với các mảnh giấy để chứng tỏ tác dụng nhiệt của dòng điện.
II. Tác dụng phát sáng
– Dòng điện cũng có tác dụng phát sáng. Thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng tác dụng phát sáng của dòng điện.
III. Tác dụng hóa học
– Lớp màu bám trên thỏi than được xác định là kim loại đồng.
– Hiện tượng kim loại đồng tách khỏi dung dịch muối copper (II) sulfate và bám vào điện cực (thỏi than) khi có dòng điện chạy qua chứng tỏ dòng điện có tác dụng hoá học.
IV. Tác dụng sinh lí
– Nhiều hiện tượng trong đời sống chứng tỏ tác dụng sinh lí của dòng điện.
– Dòng điện có thể chạy qua cơ thể và gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
– Tuy vậy, trong y học, tác dụng sinh lí của dòng điện được ứng dụng thích hợp để chữa một số bệnh.
– Phương pháp sốc điện ngoài lồng ngực được sử dụng để cấp cứu trường hợp tim ngừng đập bằng cách sử dụng điện thế lớn trong thời gian rất ngắn.
Sơ đồ tưu duy KHTN 8 Bài 23: Tác dụng của dòng điện
B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 23: Tác dụng của dòng điện
Đang cập nhật.
Video bài giảng KHTN 8 Bài 23: Tác dụng của dòng điện – Kết nối tri thức