Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 32: Nhiên liệu và năng lượng tái tạo
Bài 32.1 trang 79 sách bài tập KHTN 6: Năng lượng nào sau đây không phải là năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng mặt trời.
B. Năng lượng của gió.
C. Năng lượng của than đá.
D. Năng lượng của sóng biển.
Lời giải:
A – năng lượng tái tạo.
B – năng lượng tái tạo.
C – năng lượng nhiên liệu hóa thạch => không phải năng lượng tái tạo.
D – năng lượng tái tạo.
Chọn đáp án C
Bài 32.2 trang 79 sách bài tập KHTN 6: Năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng mặt trời.
B. Năng lượng của dầu mỏ.
C. Năng lượng của xăng.
D. Năng lượng của khí hóa lỏng.
Lời giải:
A – năng lượng tái tạo.
B – năng lượng nhiên liệu hóa thạch => không phải năng lượng tái tạo.
C – năng lượng nhiên liệu hóa thạch => không phải năng lượng tái tạo.
D – năng lượng nhiên liệu hóa thạch => không phải năng lượng tái tạo.
Chọn đáp án A
Bài 32.3 trang 79 sách bài tập KHTN 6: Tại tỉnh Ninh Thuận, người ta sử dụng các tuabin gió hoạt động để sản xuất điện. Năng lượng cung cấp cho tuabin gió là
A. năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời.
B. năng lượng của gió.
C. năng lượng của sóng biển.
D. năng lượng của dòng nước.
Lời giải:
Người ta sử dụng các tuabin gió hoạt động để sản xuất điện => năng lượng cung cấp cho tuabin gió là năng lượng của gió.
Chọn đáp án B
Bài 32.4 trang 80 sách bài tập KHTN 6: Em hãy cho biết xe máy (hoặc ôtô) của gia đình em hoạt động nhờ loại nhiên liệu nào? Gia đình em mua loại nhiên liệu đó ở đâu?
Lời giải:
– Xe máy của gia đình em hoạt động nhờ loại nhiên liệu xăng. Ô tô của gia đình em hoạt động nhờ loại nhiên liệu dầu điêzen.
– Gia đình em mua xăng và dầu điêzen ở các cửa hàng xăng dầu.
Bài 32.5 trang 80 sách bài tập KHTN 6: Trong gia đình em có sử dụng khí hóa lỏng (gas) không? Khí hóa lỏng được sử dụng trong gia đình em chủ yếu để làm gì?
Lời giải:
– Trong gia đình em có sử dụng khí hóa lỏng (gas). Khí hóa lỏng được sử dụng trong gia đình em chủ yếu:
+ để nấu ăn.
+ thắp sáng đèn măng – xông khi mất điện.
Bài 32.6 trang 80 sách bài tập KHTN 6: Đất nước Hà Lan nổi tiếng với hình ảnh của những chiếc cối xay gió. Theo em, thông qua những chiếc cối xay gió, năng lượng của gió có thể chuyển hóa chủ yếu thành dạng năng lượng nào?
Lời giải:
Theo em, thông qua những chiếc cối xay gió, năng lượng của gió có thể chuyển hóa chủ yếu thành dạng năng lượng động năng để sản xuất năng lượng điện.
Bài 32.7 trang 80 sách bài tập KHTN 6: Cho các năng lượng sau: năng lượng gió, năng lượng của dầu mỏ, năng lượng của xăng, năng lượng của Mặt Trời. Hãy cho biết năng lượng nào là năng lượng tái tạo?
Lời giải:
Năng lượng tái tạo là năng lượng được tạo ra từ các nguồn thiên nhiên hoặc các quy trình tự nhiên được hình thành liên tục và được coi là vô tận.
Năng lượng gió, năng lượng của Mặt Trời là những năng lượng tái tạo.
Năng lượng gió
Năng lượng Mặt Trời
Bài 32.8 trang 80 sách bài tập KHTN 6: Hiện nay, vấn đề sử dụng năng lượng một cách “tiết kiệm và hiệu quả” đang được chú trọng. Nhằm nâng cao hơn về ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, em hãy viết một bài về thực trạng sử dụng năng lượng điện, giải pháp tiết kiệm và ví dụ minh họa.
Lời giải:
Ở Việt Nam, đang khai thác những nguồn năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng nhanh. Việc sử dụng năng lượng từ nước để sản xuất điện được nước ta chiếm tỷ trọng lớn trong ngành sản xuất điện. Tuy nhiên, sản lượng điện từ các nhà máy thủy điện thường không ổn định vì phụ thuộc rất nhiều vào lưu lượng nước đổ về cũng như lượng nước ở các hồ thủy điện. Thực trạng cho thấy, nước ta thiếu điện vào mùa khô. Do đó, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đang là một trong những việc làm hết sức cần thiết và cấp bách trong thời điểm hiện nay.
Cả nước chung tay cùng sử dụng năng lượng điện “tiết kiệm và hiệu quả” thông qua các giải pháp như kêu gọi tinh thần qua các khẩu hiệu:
“Sử dụng điện theo nguyên tắc bốn đúng: đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách và đúng nhu cầu”.
“Tiết kiệm điện là thân thiện với môi trường”.
“Người người tiết kiệm điện, nhà nhà đều có điện”.
“Hãy tắt điện khi không cần, để khi cần sẽ có điện”.
Và một số giải pháp tiết kiệm điện khi sử dụng các thiết bị điện như:
1. Tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên, năng lượng tự nhiên (Mặt Trời, gió, …).
2. Tắt các thiết bị điện khi đi ra khỏi phòng (phòng học ở trường hay các phòng ở trong gia đình) và rút phích cắm tất cả các thiết bị không sử dụng. …
3. Chọn mua các thiết bị phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, thay đổi bóng đèn thắp sáng bằng các loại đèn có nhãn tiết kiệm điện (LED, compact,…)
4. Vào mùa hè, sử dụng điều hòa nên để nhiệt độ trong khoảng 26 – 270C để vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho mọi người và tiết kiệm tiền điện phải trả.