Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn:
Ngày dạy:
BÀI 8: ĐO NHIỆT ĐỘ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học, HS sẽ:
– Nhận biết được các dụng cụ đo nhiệt độ:
+ Theo công dụng: nhiệt kế y tế, nhiệt kế khí tượng, nhiệt kế dùng trong phòng thực hành,…
+ Theo cấu tạo: nhiệt kế điện tử, nhiệt kế rượu, nhiệt kế thuỷ ngân,…
– Nêu được cách sử dụng nhiệt kế, thang nhiệt độ Celsius.
– Chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.
– Đo được nhiệt độ với kết quả tin cậy.
– Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo; ước lượng được nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước sử dụng nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ cơ thể, hợp tác trong thực hiện đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo nhiệt độ của một số vật bằng nhiệt kế.
– Năng lực KHTN:
+ Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của một vật.
+ Nêu đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo nhiệt độ.
+ Trình bày được các bước sử dụng nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ cơ thể và chỉ ra được cách khắc phục một số thao tác sai bằng nhiệt kế khi đo nhiệt độ.
+ Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng nhiệt độ của vật trước khi đo.
+ Thực hiện được ước lượng nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.
+ Thực hiện được đo nhiệt độ cơ thể của thành viên trong nhóm bằng nhiệt kế y tế và nhiệt kế điện tử.
.3. Phẩm chất
– Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
– Một số nhiệt kế (hoặc cho HS quan sát tranh, ảnh một số loại nhiệt kế có trong Hình
8.5 SGK, kết hợp máy chiếu và máy tính).
2. Đối với học sinh:
– Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Dùng một tình huống thực tế để HS thấy được muốn xác định chính xác nhiệt độ thì cần phải có dụng cụ đo.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát thực hiện yêu cầu của GV
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
– GV cho HS thực hành thực tế tình huống ở đầu bài:
Nhúng bàn tay trái vào bình nước ấm, bàn tay phải vào bình nước lạnh, rồi cùng nhúng hai tay vào bình nước nguội. Từ đó HS sẽ thấy cảm nhận sự nóng, lạnh bằng cảm giác chỉ mang tính tương đối.
=> Do vậy muốn xác định chính xác nhiệt độ cần phải có dụng cụ đo.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhiệt độ và thang đo nhiệt độ
a. Mục tiêu: HS biết khái niệm nhiệt độ và một số đơn vị, thang đo nhiệt độ.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 6 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 8: Đo nhiệt độ.
Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 7: Đo thời gian
Giáo án Bài 8: Đo nhiệt độ
Giáo án Bài 9: Sự đa dạng của chất
Giáo án Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể
Giáo án Bài 11: Oxygen – không khí
Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất,