Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 3: Sử dụng kính lúp
Bài 3.1 trang 7 sách bài tập KHTN 6: Kính lúp đơn giản
A. gồm một tấm kính lồi (dày ở giữa, mỏng ở mép viền).
B. gồm một tấm kính lõm (mỏng ở giữa, dày ở mép viền).
C. gồm một tấm kính một mặt phẳng, một mặt lõm (mỏng ở giữa, dày ở mép viền).
D. gồm một tấm kính hai mặt phẳng đều nhau.
Lời giải:
Trả lời:
Kính lúp đơn giản gồm một tấm kính lồi (dày ở giữa, mỏng ở mép viền).
Chọn đáp án A
Bài 3.2 trang 7 sách bài tập KHTN 6: Công việc nào dưới đây không phù hợp với việc sử dụng kính lúp?
A. Người già đọc sách. B. Sửa chữa đồng hồ.
C. Khâu vá. D. Quan sát một vật ở rất xa.
Lời giải:
Ta có: Kính lúp có khả năng phóng đại ảnh của một vật được quan sát khi đặt kính gần sát vật quan sát. Nên:
– Ta có thể sử dụng kính lúp trong các trường hợp:
+ Người già đọc sách.
+ Sửa chữa đồng hồ.
+ Khâu vá.
– Ta không sử dụng kính lúp để quan sát một vật ở rất xa, vì khi đó ảnh của vật quan sát qua kính không được phóng đại nữa.
Chọn đáp án D
Bài 3.3 trang 7 sách bài tập KHTN 6: Sử dụng kính lúp có thể phóng to ảnh lên tới
A. 20 lần. B. 200 lần. C. 500 lần. D. 1000 lần.
Lời giải:
Ta có: Kính lúp là dụng cụ có thể phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng từ 3 đến 20 lần.
Chọn đáp án A
Bài 3.4 trang 8 sách bài tập KHTN 6: Tại sao cần phải bảo quản kính lúp như lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm và sử dụng nước rửa kính chuyên dụng (nếu có).
Lời giải:
Cần phải bảo quản kính lúp như lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm và sử dụng nước rửa kính chuyên dụng (nếu có) để:
– Kính không bị mờ và xước.
– Quan sát ảnh của vật rõ hơn.
Bài 3.5 trang 8 sách bài tập KHTN 6: Dùng kính lúp quan sát và vẽ lại vân ngón tay trỏ của em.
Lời giải:
– Mỗi bạn sẽ có các hình dạng vân tay khác nhau nên các em tự mình quan sát hình ảnh vân tay qua kính lúp và vẽ.
– Ví dụ: