Lí thuyết KHTN lớp 6 Bài 39: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
I. Chuẩn bị
1. Địa điểm
– Lựa chọn địa điểm thuận lợi và phù hợp với vị trí, điều kiện của trường
– Địa điểm tìm hiểu có thể là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, thảo cầm viên…
2. Dụng cụ
– Nhãn dán mẫu bằng giấy trắng, kích thước 5×8 cm, đục lỗ ở góc để buộc dây và để trong túi nilon tránh bị ướt. Nhãn bao gồm các thông tin sau:
3. Yêu cầu
– Quan sát theo nhóm với các nội dung được phân công để hoàn thành bài thu hoạch.
– Chấp hành nghiêm túc các quy định của buổi ngoại khóa (kỉ luật, nguyên tắc thu mẫu).
– Tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của giáo viên.
– Trang phục gọn gàng, phù hợp.
– Khi thu và bắt mẫu phải lưu ý vì một số sinh vật có thể gây độc.
II. Cách tiến hành
1. Hướng dẫn chung
– Quan sát bằng mắt thường: đối với các loài có kích thước đủ lớn
– Quan sát bằng kính lúp: đối với các loài có kích thước nhỏ
– Quan sát bằng ống nhòm: đối với các loài ở xa
– Chụp ảnh: chụp hình các loài sinh vật đã quan sát được để tạo bộ sưu tập ảnh
– Ghi chép: ghi các thông tin về tên và môi trường sống của loài đã quan sát được, số lượng cá thể và kích thước loài
– Làm bộ sưu tập ảnh: có thể trình bày bằng hình thức làm tập san
2. Tìm hiểu về thực vật và động vật
a) Quan sát môi trường sống, va trò của thực vật và động vật
* Yêu cầu:
– Quan sát và ghi vào số tên các loài thực vật đã quan sát được và vai trò của chúng. Chỉ ra vai trò của các loài đã quan sát.
– Quan sát các loài động vật sống trong các môi trường khác nhau. Ghi chép lại tên các loài quan sát được cùng môi trường sống và vai trò của chúng trong tự nhiên.
– Chụp ảnh các loài đã quan sát được cùng môi trường sống của chúng. Thu lại mẫu các thực vật đã quan sát, sử dụng nhãn dán để ghi lại mẫu vật.
– Phương pháp quan sát: bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm.
b) Quan sát hình thái, phân loại một só nhóm thực vật và động vật
* Yêu cầu:
– Quan sát và ghi vào sổ đặc điểm hình thái các loài thực vật bao gồm: đặc điểm rễ, thân, lá, cơ quan sinh sản để phân loại các mẫu đã thu được và các loài đã quan sát vào các ngành phù hợp.
+ Rễ: có rễ thật hay không?
+ Lá: hình dạng và cách sắp xếp lá như thế nào?
+ Thân: thân gỗ hay thân cỏ?
+ Cơ quan sinh sản: bào tử hay hoa?
+ Hạt: hạt ở trong quả hay hạt lộ ra ngoài?
– Sử dụng máy ảnh để chụp lại các đặc điểm nổi bật dùng để phân loại mẫu vật và làm bộ sưu tập ảnh.
– Quan sát đặc điểm hình thái của các loài động vật, dựa vào đặc điểm đặc trưng giữa các ngành, lớp động vật đã học để phân loại động vật vào các ngành/lớp thuộc động vật không xương sống hay động vật có xương sống. Đối với các loài có đời sống bay lượng có thể sử dụng ống nhòm để quan sát, chụp ảnh mẫu để quan sát chi tiết.
– Tìm và ghi vào sổ các đặc điểm hình thái cấu tạo phù hợp với môi trường sống của các loài động vật.
– Phân loại một số nhóm động vật thu được: sử dụng khóa lưỡng phân để phân loại mẫu vật
– Phương pháp quan sát: bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm
c) Cách bắt thả mẫu
– Do có đặc tính di chuyển nên việc bắt mẫu thả mẫu động vật phụ thuộc vào từng đối tượng. Với động vật ở nước, sử dụng vợt bắt động vật thủy sinh để vợt lên rối chuyển sang khay nước.
– Với các động vật có khả năng bay, nhảy thì sử dụng vợt bắt bướm để thu mẫu. Sau khi đã vợt được côn trùng, cần có động tác khóa vợt để ngăn không cho côn trùng bay ra khỏi vợt.
– Một số loài côn trùng khác cũng có thể dùng tay để bắt vào cho vào lọ như: cào cào, châu chấu, dế,… một số loài cánh cứng (xén tóc, cánh cam,…)\
– Các loài có khả năng đốt, cắn hoặc tiết ra chất độc thì phải dùng panh kẹp để bắt.
– Với các động vật lớn như động vật có xương sống cần dùng dụng cụ phù hợp để bắt thả.
III. Thu hoạch
– Hoàn thành báo cáo theo mẫu
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 38: Đa dạng sinh học
Bài 40: Lực là gì?
Bài 41: Biểu diễn lực
Bài 42: Biến dạng của lò xo