KHTN lớp 6 Bài 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
A. Lý thuyết KHTN 6 Bài 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
I. Sự lớn lên của tế bào
– Nhờ có quá trình trao đổi chất mà kích thước và khối lượng của tế bào tăng lên.
II. Sự sinh sản (phân chia) của tế bào
– Mỗi tế bào sau khi lớn lên tới một kích thước nhất định sẽ phân chia thành hai tế bào con.
– Công thức tính số tế bào con (N) được tạo ra sau n lần phân chia: N = 2n
III. Ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản tế bào
– Sự lớn lên và sinh sản của tế bào làm tăng số lượng tế bào, giúp cơ thể sinh vật lớn lên, thay thế các tế bào già, tổn thương hoặc chết.
B. 10 câu trắc nghiệm KHTN 6 Bài 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
Câu 1: Quá trình nào sau đây xảy ra nhờ sự sinh trưởng và sinh sản của tế bào?
A. Quả bóng to lên khi được bơm hơi
B. Quả táo trên cây to lên sau nhiều ngày đậu quả
C. Áo phao phồng lên sau khi lấy ra khỏi túi hút chân không
D. Gấu bông phồng lên sau khi được nhồi thêm bông
Lời giải Quả táo đang ở trên cây là vật sống nên tế bào sẽ diễn ra các hoạt động sinh trưởng và sinh sản để tăng kích thước của quả.
Đáp án: B
Câu 2: Điều gì xảy ra với các tế bào trong cơ thể khi cơ thể ngừng lớn?
A. Các tế bào trong cơ thể dừng sinh trưởng và sinh sản
B. Các tế bào trong cơ thể ngừng sinh trưởng nhưng vẫn sinh sản
C. Các tế bào trong cơ thể ngừng sinh sản nhưng vẫn sinh trưởng
D. Các tế bào trong cơ thể vẫn tiếp tục sinh trưởng và sinh sản
Lời giải Cơ thể ngừng lớn nhưng các tế bào ở các cơ quan trong cơ thể vẫn cần tái tạo và thay mới nên quá trình sinh trưởng và sinh sản của tế bào vẫn tiếp tục diễn ra.
Đáp án: D
Câu 3: Điều gì xảy ra với dạ dày nếu quá trình thay thế các tế bào không diễn ra?
A. Dạ dày vẫn hoạt động bình thường
B. Thành dạ dày trở nên mỏng hơn
C. Dạ dày hoạt động tốt hơn
D. Dạ dày bị ăn mòn đến viêm loét
Lời giải Trong dạ dày có nhiều acid có tính ăn mòn nên dễ làm chết các tế bào. Nếu không có quá trình thay thế các tế bào lớp bề mặt trong của dạ dày sẽ khiến acid trực tiếp ăn mòn ra các lớp phía ngoài dẫn tới viêm loét dạ dày và có khả năng dẫn tới ung thư.
Đáp án: D
Câu 4: Loại tế bào nào sau đây có thời gian thay mới lâu nhất?
A. Tế bào hồng cầu B. Tế bào da
C. Tế bào gan D. Tế bào biểu mô ruột
Lời giải
Thời gian thay mới của các loại tế bào trên lần lượt như sau:
– Tế bào hồng cầu: 120 ngày
– Tế bào da: 39 ngày
– Tế bào gan: 300 – 500 ngày
– Tế bào biểu mô ruột: 5 ngày
Đáp án: D
Câu 5: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?
A. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật
B. Khiến cho sinh vật già đi
C. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương
D. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể
Lời giải Sự lớn lên và sinh sản của tế bào giúp cho các sinh vật lớn lên, thay thế các tế bào già, tế bào chết và các tế bào bị tổn thương.
Đáp án: C
Câu 6: Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành?
A. 8. B. 6. C. 4. D. 2.
Lời giải Từ một tế bào, trải qua quá trình sinh sản sẽ tạo ra hai tế bào.
Đáp án: D
Câu 7: Cây lớn lên nhờ:
A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào.
C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu.
D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu.
Lời giải Nhờ sự lớn lên và phân chia của tế bào mà cây có thể tăng kích thước và lớn lên.
Đáp án: A
Câu 8: Một tế bào sau khi trải qua 4 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con?
A. 4 B. 8 C. 12 D. 16
Lời giải Số tế bào con hình thành sau 4 lần sinh sản là: N = 24 = 16 (tế bào)
Đáp án: D
Câu 9: Khi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ tiến hành quá trình nào?
A. Sinh trưởng B. Sinh sản
C. Thay thế D. Chết
Lời giải Khi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ tiến hành sinh sản tạo thành hai tế bào con.
Đáp án: B
Câu 10: Mèo con lớn lên nhờ quá trình nào?
A. Sinh trưởng của tế bào
B. Sinh sản của tế bào
C. Sinh trưởng và sinh sản của tế bào
D. Sinh trưởng và thay mới của tế bào
Lời giải Nhờ quá trình sinh trưởng và sinh sản của tế bào mà mèo con mới có thể lớn lên.
Đáp án: C
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào
Bài 21: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số loại tế bào
Bài 22: Cơ thể sinh vật
Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào