Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn:…/…./…..
Ngày dạy: :…/…./…..
BÀI 36: TÁC DỤNG CỦA LỰC
Môn KHTN 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
– Nhận biết được lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật, có thể làm biến dạng vật hoặc cả hai biến đổi trên.
– Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ chuyển động, thay đổi hướng chuyển động, thay đổi hình dạng của vật.
– Mô tả được các hiện tượng trong đời sống có liên quan đến lực bằng các thuật ngữ vật lí.
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về kết quả tác dụng của lực.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra kết quả tác dụng của lực trong hoạt động học tập.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ và chế tạo thành công sản phẩm “BÀN BÓNG ĐÁ TAY QUAY”
2.2 Năng lực KHTN
– Nhận biết được lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật, có thể làm biến dạng vật hoặc cả hai biến đổi trên.
– Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ chuyển động, thay đổi hướng chuyển động, thay đổi hình dạng của vật.
– Mô tả được các hiện tượng trong đời sống có liên quan đến lực bằng các thuật ngữ vật lí.
– Tính toán khoa học được số lượng nguyên vật liệu cần sử dụng khi chế tạo sản phẩm.
3. Phẩm chất
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
– Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về tác dụng của lực.
– Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thảo luận về tác dụng của lực và chế tạo sản phẩm.
– Trung thực, cẩn thận trong hoạt động, ghi chép kết quả thảo luận trong các nội dung học trên lớp và trong quá trình thực hiện sản phẩm theo nhóm ở nhà.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
– Hình ảnh có liên quan về kết quả tác dụng của lực.
– Các phiếu học tập cá nhân và nhóm Bài 44: Tác dụng của lực (đính kèm).
– Dụng cụ thí nghiệm: con lắc đơn, giá đỡ, lò xo, dây chun, xe lăn…
– Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: bút dạ (xanh, đỏ), nam châm gắn bảng…
2. Đối với học sinh: Vở ghi, sgk và đồ dùng học tập khác.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tác dụng của lực là gì?
b. Nội dung:
– Học sinh quan sát hình ảnh trên màn chiếu và chỉ ra dấu hiệu nhận biết có lực xuất hiện trong mỗi hình ảnh.
c. Sản phẩm:
HS mô tả được dấu hiệu nhận biết có lực xuất hiện trong mỗi hình ảnh quan sát được theo quan điểm của cá nhân.
d. Tổ chức thực hiện:
GV cho HS quan sát 3 hình ảnh trên màn chiếu và chỉ ra có lực xuất hiện trong mỗi hình. Có thể:
Hình 1. Bàn chuyển động từ A đến B chứng tỏ bạn nam có tác dụng lực đẩy lên bàn.
Hình 2. Quả bóng không bị rơi chứng tỏ tay có tác dụng lực kéo vào nó.
Hình 3. Quả bóng bị méo so với hình dạng ban đầu, chứng tỏ tay có tác dụng lực vào nó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác dụng của lực.
a. Mục tiêu:
– Nhận biết được lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật, có thể làm biến dạng vật hoặc cả hai biến đổi trên.
b. Nội dung:
– HS thực hiện theo kĩ thuật “Khăn trải bàn”, căn cứ vào nội dung sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:
Khi có lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những sự thay đổi nào? Lấy ví dụ minh họa cho sự thay đổi đó.
c. Sản phẩm:
– Đáp án của cá nhân và nhóm được gắn trên bảng. Đáp án có thể:
Khi có lực tác dụng lên một vật, có thể làm vật: từ đứng yên thành chuyển động; đang chuyển động thành đứng yên; chuyển động nhanh hơn; chuyển động chậm hơn; đang chuyển động thẳng rẽ trái (phải); vật bị dãn ra; vật bị co lại… và ví dụ tương ứng với từng sự thay đổi của vật khi có lực tác dụng.
– Quá trình hoạt động nhóm: tự giác, tích cực, hợp tác, ghi chép khoa học trên phiếu nhóm.
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 9 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo Bài 36: Tác dụng của lực.
Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 35: Lực và biểu diễn lực
Giáo án Bài 36: Tác dụng của lực
Giáo án Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng
Giáo án Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
Giáo án Bài 39: Biến dạng của lò xo. Phép đo lực
Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,