Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn:…/…./…..
Ngày dạy: :…/…./…..
BÀI 34: TÌM HIỂU SINH VẬT NGOÀI THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
– Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.
– Quan sát và phân biệt được một số nhóm thực vật ngoài thiên nhiên.
– Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật.
– Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên.
– Sử dụng được khóa lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật.
– Trình bày được báo cáo đơn giản về kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: Tự nghiên cứu, quan sát tìm hiểu các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên, chụp ảnh để làm bộ sưu tập.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, thuyết trình, phản biện thông qua thực hiện bài báo cáo và thuyết trình sản phẩm.
2.2 Năng lực KHTN
– Phân công nhiệm vụ trong nhóm, thực hiện nhiệm vụ được giao.
– Quan sát và thu thập hình ảnh về các nhóm sinh vật tại địa điểm quan sát.
– Làm được bộ sưu tầm ảnh hấp dẫn, đa dạng, khoa học và chính xác.
– Dựa vào những đặc điểm đặc trưng của các sinh vật đã quan sát và sưu tầm hình ảnh thành lập khóa lưỡng phân.
– Hoàn thành bài báo cáo khoa học bằng giấy và bài thuyết trình powerponit hoặc bài báo cáo thực hành trên giấy A0.
3. Phẩm chất
– Nghiêm túc, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm.
– Tích cực quan sát, sưu tầm các hình ảnh đẹp, có chất lượng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
– Máy chiếu, kính lúp, địa điểm thực hành.
2. Đối với học sinh:
– Vở nhật kí, bút, thước dây, máy ảnh hoặc điện thoại thông minh, SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
– Kiểm tra kiến thức bài cũ.
– Tạo tâm thế bước vào bài mới.
b. Nội dung:
– Kể tên các sinh vật mà em biết và nêu vai trò của chúng?
c. Sản phẩm:
– HS kể được các sinh vật và nêu vai trò của chúng.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV: Tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”
– Quản trò công bố luật chơi và tổ chức chơi.
– Thư kí công bố đội thắng cuộc.
– GV: Nhận xét và trao thưởng.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, chụp ảnh một số sinh vật ngoài thiên
a. Mục tiêu:
– Nêu được cách quan sát, chụp ảnh một số động vật, thực vật ngoài thiên nhiên tại địa điểm quan sát.
– Biết cách ghi chép lại những thông tin cần thiết có liên quan đến sinh vật đã quan sát.
b. Nội dung:
– Nêu cách tiến hành quan sát, chụp ảnh một số sinh vật ngoài thiên nhiên.
– Yêu cầu:
+ Qua sát được các đại diện thực vật: Rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín, các đại diện động vật: Động vật không xương sống, động vật có xương sống.
+ Chụp ảnh rõ nét, đẹp, có tính thẩm mỹ cao các đại diện đã quan sát.
+ Ghi chép lại thông tin cần thiết, gián nhã và nghi thông tin.
c. Sản phẩm:
– Nêu cách tiến hành
– Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ hướng dẫn của GV
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 2: Làm bộ sưu tập các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên
a. Mục tiêu:
– Hoàn thành Bộ sưu tập ảnh sinh vật ngoài thiên nhiên.
b. Nội dung:
– Nêu cách tiến hành làm bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên
– Yêu cầu:
+ Làm bộ sưu tập dưới dạng album ảnh hoặc sideshow trình chiếu.
+ Chú thích tên các đại diện nhóm sinh vật.
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 8 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.
Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 33: Đa dạng sinh học
Giáo án Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
Giáo án Bài 35: Lực và biểu diễn lực
Giáo án Bài 36: Tác dụng của lực
Giáo án Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng
Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,