Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 29. LỰC HẤP DẪN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
– Nêu được các khái niệm: khối lượng (số đo lượng chất của một vật), lực hấp dẫn (lực hút giữa các vật có khối lượng), trọng lượng của vật (độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật).
– Thực hiện thí nghiệm chứng minh được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin qua các cách: đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, thực tế để tìm hiểu về khối lượng, trọng lượng.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, thảo luận để tìm hiểu mối quan hệ m và P. Trình bày kết quả.
+ NL GQVĐ và sáng tạo: đưa ra biện pháp khi GV đặt ra tình huống hoặc khi làm việc nhóm phát sinh ra vấn đề cần giải quyết.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ khoa học diễn tả mối quan hệ m và P.
+ Năng lực tính toán: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để lập luận có căn cứ và giải được các bài tập đơn giản.
– Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:
+ Nhận biết và nêu được lực hấp dẫn giữa các sự vật trong tự nhiên
+ Nhận ra và giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức và kĩ năng về KHTN
3. Phẩm chất:
– Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
– Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm..
– Trung thực, cẩn thận trong tính toán, ghi chép.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
– Hộp nhựa, chậu nước, lò xo, hộp gia trọng gồm 6 quả 50g
– Hình ảnh, video, bảng kiểm, cân lò xo, gia trọng, thước đo, giá thí nghiệm…
2. Học sinh : Sgk, vở ghi chép.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú và dẫn dắt HS vào bài học
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS chơi trò chơi
c) Sản phẩm: Thái độ HS chơi trò chơi
d) Tổ chức thực hiện:
– GV đưa ra tình huống cho HS thảo luận:
Tình huống 1: Khi em đưa quả bóng lên một độ cao so với mặt đất, sau đó em buông tay quả bóng. Nêu hiện tượng xảy ra?
Tình huống 2: Em tung quả bóng lên cao. Nêu hiện tượng xảy ra?
Hãy giải thích vì sao lại xảy ra 2 trường hợp trên.
– GV mời HS trả lời
– GV mời HS khác nhận xét và bổ sung
– GV dẫn dắt HS vào bài mới: Các hiện tượng trên xảy ra là do Trái Đất đã tác dụng lực hút lên các vật kéo các vật về phía tâm Trái Đất. Vậy lực hấp dẫn có đặc điểm như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu lực hấp dẫn
a) Mục tiêu: Biết được khái niệm, đặc điểm và biểu diễn lực hấp dẫn đối với cuộc sống.
b) Nội dung: GV hướng dẫn, HS quan sát, tìm hiểu và trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 7 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 29: Lực hấp dẫn.
Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 28: Lực ma sát
Giáo án Bài 29: Lực hấp dẫn
Giáo án Bài 30: Các dạng năng lượng
Giáo án Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng
Giáo án Bài 32: Nhiên liệu và năng lượng tái tạo
Giáo án KHTN 6 Cánh diều năm 2023 mới nhất,