Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 2.
MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO VÀ QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:
– Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích.
– Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học.
– Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành.
– Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.
– Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: chủ động tìm kiếm thông tin từ SGK, khu vực mình sống và những nơi đã đến hay trên internet để tìm hiểu về các quy định an toàn, các kí hiệu cảnh báo về an toàn trong phòng thực hành.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: trong các hoạt động nhóm, học sinh biết lắng nghe, hỗ trợ các bạn, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhóm.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tập trung suy nghĩ và tích cực đưa ra các cách giải quyết vấn đề GV nêu. Biết sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng ý kiến của mình và đặt các câu hỏi trong bài học.
– Năng lực KHTN:
+ Sử dụng đúng mục đích và đúng cách một số dụng cụ đo thường gặp trong học tập môn KHTN.
+ Sử dụng được kính lúp và kính hiển vi quang học để quan sát mẫu vật.
+ Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.
+ Phân biệt được các hình ảnh quy tắc an toàn trong phòng thực hành.
3. Phẩm chất:
– Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về các quy định, quy tắc an toàn trong phòng thực hành.
– Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về các biển báo an toàn, hình ảnh các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
– Trung thực: Báo cáo chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện.
– Tôn trọng: Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Dụng cụ đo: kính lúp, ống hút nhỏ giọt, bình chia độ, kính hiển vi quang học.., giáo án, máy chiếu (nếu có), bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, tranh ảnh GV yêu cầu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Khơi dậy kiến thức của HS về các dụng cụ đo (chiều dài, thể tích, thời gian, nhiệt độ) và cách sử dụng các dụng cụ đó.
b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
– GV yêu cầu:
+ Câu hỏi 1: Kể tên những dụng cụ dùng để đo chiều dài mà em biết?
+ Câu hỏi 2: Kể tên những dụng cụ dùng để đo khối lượng mà em biết?
+ Câu hỏi 3: Kể tên những dụng cụ dùng để đo thời gian mà em biết?
+ Câu hỏi 4: Kể tên những dụng cụ dùng để đo thể tích mà em biết?
+ Câu hỏi 5: Kể tên những dụng cụ dùng để đo nhiệt độ mà em biết?
– HS phát biểu các ý kiến dựa trên kinh nghiệm bản thân. (GV yêu cầu HS sau không nói trùng ý kiến HS trước).
– GV ghi các ý kiến lên bảng, cho HS tiến hành thảo luận để có được câu trả lời chung và đúng mục tiêu bài học.
– GV đặt câu hỏi, kích thích trí tò mò của HS: Dụng cụ đo trong môn KHTN gồm có những dụng cụ nào? Để trả lời được câu hỏi chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học sau đây.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số dụng cụ đo trong học tập môn Khoa học tự nhiên
a) Mục tiêu: Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thông thường khi học tập môn KHTN (các dụng cụ đo chiều dài, thể tích,…).
b) Nội dung: GV cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, tìm hiểu dụng cụ đo trong môn KHTN.
c) Sản phẩm: HS phân biệt dụng cụ để đo chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ, thể tích.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 2: Cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích
a) Mục tiêu: Biết cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích (ống hút nhỏ giọt, bình chia độ). Đồng thời góp phần hình thành phẩm chất trung thực.
b) Nội dung: GV cho HS đọc thông tin, tìm hiểu về bình chia độ và cách đo thể tích bằng bình chia độ.
c) Sản phẩm: HS nêu được cách sử dụng ống hút nhỏ giọt và bình chia độ
d) Tổ chức thực hiện:
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 11 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành.
Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên
Giáo án Bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực
Giáo án Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian
Giáo án Bài 4: Đo nhiệt độ
Giáo án Bài 5: Sự đa dạng của chất
Giáo án KHTN 6 Cánh diều năm 2023 mới nhất,