Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn:…/…./…..
Ngày dạy: :…/…./…..
BÀI 18: THỰC HÀNH QUAN SÁT TẾ BÀO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
– Đặc điểm cấu tạo về hình dạng và kích thước tế bào.
– Cách sử dụng kính hiển vi quang học và kính lúp để quan sát tế bào.
– Sự khác nhau giữa tế bào động vật với tế bào thực vật.
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung
– Năng lực tự học và tự chủ:
+ Tự quyết định cách thức thực hiện, phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.
+ Tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của các thành viên và nhóm.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự.
+ Hỗ trợ các thành viên trong nhóm cách thực hiện nhiệm vụ, tiến hành thí nghiệm.
+ Biết cách ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác.
+ Thảo luận và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ chung.
2.2 Năng lực KHTN
– Phân biệt được tế bào thực vật và tế bào động vật.
– Thao thác và sử dụng đúng cách kính lúp và kính hiển vi quang học để quan sát tế bào.
– Làm được tiêu bản tế bào ở dạng đơn giản.
– Vẽ, chú thích được các tế bào đã quan sát.
3. Phẩm chất
– Chăm chỉ: Thường xuyên thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được phân công. Thích tìm hiểu, thu thập tư liệu để mở rộng hiểu biết về các vấn đề trong bài học. Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào học tập và đời sống hàng ngày.
– Trung thực: Báo cáo chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện.
– Trách nhiệm: Có ý thức và hoàn thành công việc được phân công.
– Tôn trọng: Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
– Sách giáo khoa.
– Tranh, hình ảnh tế bào thực vật và động vật minh họa.
– Dụng cụ: Kính hiển vi quang học, kính lúp cầm tay, đĩa kính đồng hồ, lam kính, lamen, pipette, kim mũi mác, panh, bình thủy tinh.
– Hóa chất: Xanh methylene, nước cất.
– Bộ mẫu vật tươi: Trứng cá, củ hành, ếch sống.
2. Đối với học sinh:
– Đọc bài trước ở nhà. Tự tìm hiểu về các tài liệu trên internet có liên quan đến nội dung của bài học.
– Vở ghi chép, SGK.
– Mẫu vật tươi: củ hành.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
– Học sinh biết rõ tác dụng của từng dụng cụ/mẫu vật thực hành.
– Học sinh xác định được nhiệm vụ cần hoàn thành trong tiết thực hành.
b. Nội dung:
– Học sinh dự đoán về tác dụng của các dụng cụ/mẫu vật đã chuẩn bị.
– Học sinh tìm hiểu và trình bày các nhiệm vụ cần thực hiện dưới dạng sơ đồ.
c. Sản phẩm:
Sơ đồ nhiệm vụ:
d. Tổ chức thực hiện:
– Giao nhiệm vụ:
+ Giáo viên phân nhóm học sinh (4 -6 học sinh/ 1 nhóm).
+ Hãy quan sát hình ảnh và nghiên cứu thông tin trong SG K:
(1) Có một số dụng cụ/mẫu vật đã chuẩn bị cho tiết thực hành. Em hãy dự đoán tác dụng của chúng?
(2) Hãy nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa và vẽ sơ đồ các công việc cần thực hiện trong tiết học.
– Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh quan sát dụng cụ/mẫu vật và dự đoán tác dụng, thảo luận và điền vào phiếu học tập.
+ Học sinh nghiên cứu thông tin SGK về các nhiệm vụ cần thực hiện trong tiết thực hành và vẽ sơ đồ.
– Báo cáo:
+ 01 Học sinh đại diện nhóm trình bày bảng dự đoán tác dụng các dụng cụ/mẫu vật. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.
+ 01 học sinh trình bày Sơ đồ các nhiệm vụ cần thực hiện trong tiết học.
– Kết luận và nhận định:
+ GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ và phần báo cáo, nhận xét của các nhóm.
+ Giáo viên chú ý HS các yếu tố an toàn trong khi làm thực hành.
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 6 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật.
Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 17: Tế bào
Giáo án Bài 18: Thực hành quan sát tế bào
Giáo án Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
Giáo án Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào
Giáo án Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật
Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,