Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn:…/…./…..
Ngày dạy: :…/…./…..
BÀI 17: TẾ BÀO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
– Trình bày được khái niệm, chức năng của tế bào.
– Mô tả được hình dạng và kích thước điển hình của một số loại tế bào.
– Phân biệt tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực, tế bào động vật, tế bào thực vật.
– Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh.
– Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống.
– Nhận biết được sự lớn lên và phân chia của tế bào và nêu được ý nghĩa của quá trình đó.
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung
– Năng lực phát hiện vấn đề: Quan sát tranh để tìm hiểu được kích thước và hình dạng tế bào, phát hiện điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Chỉ ra được dấu hiệu cho thấy sự lớn lên và sự sinh sản của của tế bào.
– Năng lực giao tiếp: Thảo luận với các bạn trong nhóm, đại diện nhóm trả lời.
– Năng lực hợp tác: Hợp tác cùng các thành viên trong thảo luận nhóm.
– Năng lực tự học: Tự nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo.
– Năng lực sử dụng CNTT và TT: Truy cập mạng, tìm kiếm tài liệu. Ứng dụng CNTT để làm những PP trình chiếu cho nhóm mình.
2.2 Năng lực KHTN
– Năng lực kiến thức sinh học: Phân biệt tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực, tế bào động vật, tế bào thực vật.
3. Phẩm chất
– Tích cực, chăm chi, có trách nhiệm trong hoàn thành nhiệm vụ học tập của cá nhân và của nhóm.
– Trung thực trong học tập, đánh giá các kết quả học tập của bản thân và các bạn.
– Yêu thích bộ môn, thích khám phá, tìm hiểu kiến thức sinh học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
– Hình vẽ: 17.1- SGK/85; 17.2, 17.3- SGK/86; 17.4, 17.5 – SGK/87; 17.6 (a,b), 17.7 (a,b), 17.8 –SGK/88 ).
– Tranh cấu tạo tế bào, sự lớn lên và phân chia của tế bào.
– Clip sự lớn lên của thực vật.
– Phiếu học tập số 1, 2, 3.
2. Đối với học sinh:
– Đồ dùng học tập; đồ vật, tranh ảnh GV yêu cầu
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
– Xác định được đơn vị cấu tạo cơ sở nên một số vật thể như: ngôi nhà, tổ ong, cơ thể sinh vật.
b. Nội dung:
– Yêu cầu học sinh quan sát tổ ong, ngôi nhà đang xây, …
– Quan sát để tìm ra các đơn vị cấu trúc nên tổ ong, hay ngôi nhà, cơ thể động vật, thực vật.
c. Sản phẩm:
– Các phương án trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
* B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV: Quan sát để tìm ra các đơn vị cấu trúc nên tổ ong, hay ngôi nhà…
– Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: “Xác định được đơn vị cấu tạo cơ sở nên một số vật thể như: ngôi nhà, tổ ong, cơ thể sinh vật…là gì?
* B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS quan sát tranh 17.1, thảo luận nhóm.
– Đại diện HS trả lời câu hỏi.
* B3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
– GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
* B4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV: Nhận xét, khen ngợi, chuẩn hóa kiến thức.
– Đơn vị cơ sở cấu tạo nên tổ ong: Mỗi khoang nhỏ.
– Đơn vị cơ sở cấu tạo nên ngôi nhà: Viên gạch.
– Đơn vị cơ sở cấu tạo nên cơ thể sinh vật: Tế bào.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm của tế bào
a. Mục tiêu:
– Nhận diện được tế bào.
– So sánh được kích thước một số loại tế bào (tế bào vi khuẩn, tế bào thực vật, tế bào động vật)
– Mô tả được hình dạng đặc trưng của của tế bào (tế bào hồng cầu, tế bào cơ, tế bào thần kinh…)
– Ý nghĩa của sự khác nhau về hình dạng và kích thước của tế bào đối với sinh vật.
b. Nội dung:
– HS quan sát tranh 17.2, 17.3 trang 86 thảo luận nhóm.
c. Sản phẩm:
– Học sinh nhận xét được trong cơ thể sinh vật mỗi tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau, sẽ thực hiện các chức năng khác nhau đặc trưng của sự sống.
d. Tổ chức thực hiện:
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 11 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo Bài 17: Tế bào.
Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp
Giáo án Bài 17: Tế bào
Giáo án Bài 18: Thực hành quan sát tế bào
Giáo án Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
Giáo án Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào
Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,