Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM THÔNG DỤNG.
TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG.
BÀI 14: MỘT SỐ LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM
Môn học: Khoa học tự nhiên 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức.
– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số lương thực thực phẩm thường sử dụng trong đời sống hằng ngày.
– Đề xuất được phương án tìm hiểu tính chất của một số lương thực – thực phẩm.
– Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số lương thực thực phẩm.
2. Về năng lực.
– Năng lực chung.
+ Năng lực tự chủ và tự học: chủ động, tự tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của một số lương thực – thực phẩm thông qua SGK và các nguồn học liệu khác.
+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về lương thực – thực phẩm, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bàỵ báo cáo;
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả và hoàn thành các phương án tìm hiểu tính chất, ứng dụng của một số lương thực – thực phẩm.
– Năng lực khoa học tự nhiên.
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số lương thực – thực phẩm thường dung trong đời sống hằng ngày.
+ Tìm hiểu tự nhiên: Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số lương thực – thực phẩm; Thu nhập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số lương thực – thực phẩm
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết cách sử dụng một số lương thực – thực phẩm an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
3. Về phẩm chất:
– Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân;
– Có ý thức trong việc sử dụng một số lương thực – thực phẩm an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững;
– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Giáo viên
– Kế hoạch bài dạy.
– Phấn, bảng, máy chiếu.
– Học liệu: SGK, bài giảng điện tử, phiếu học tập
– Một số tranh, ảnh về lương thực – thực phẩm: gạo, ngô, khoai lang, sắn…
2. Học sinh:
– Vở ghi, sách giáo khoa, đụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
B. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC (5 phút)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được nhóm lương thực, thực phẩm.
b) Nội dung:
– Học sinh thực hiện theo nhóm trả lời câu hỏi. Mỗi học sinh đưa ra một đáp án. HS dán ảnh phân loại vào bảng phụ.
– Câu hỏi: Phân loại nhóm lương thực, thực phẩm .
c) Sản phẩm:
Đáp án:
d) Tổ chức thực hiện:
– GV thông báo luật chơi: Nhóm phân loại nhanh và đúng nhất sẽ nhận phần thưởng.
– HS ghi nhớ luật chơi.
– GV giao nhiệm vụ: Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm nhận 1 bộ thẻ hình ảnh một số lương thực – thực phẩm. HS quan sát hình ảnh và phân loại theo quan điểm của mình.
– HS thực hiện nhiệm vụ
– GV hướng dẫn HS thực hiện: HS dán ảnh phân loại vào bảng phụ. GV quan sát, hỗ trợ cần thiết
– Đánh giá hoạt động nhóm:
– GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
C. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (55 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất và ứng dụng của một số lương thực – thực phẩm phổ biến ở nước ta.
a) Mục tiêu:
– Giúp học sinh nhận biết và kể tên được một số loại lương thực – thực phẩm phổ biến ở Việt Nam.
– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số lương thực, thực phẩm thông dụng trong cuộc sống và sản xuất
– Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất lương thực – thực phẩm thông dụng.
– Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số lương thực – thực phẩm.
– Vận dụng kiến thức KHTN trả lời các câu hỏi thực tế.
b) Nội dung:
– HS quan sát hình 14.1 để kể tên các loại lương thực phổ biến ở Việt Nam và nêu khái niệm lương thực.
– HS đọc thông tin SGK trang 69 để giải thích vì sao người châu Âu hay ăn bột mì thay cho gạo như người châu Á.
– HS quan sát mẫu vật và hoàn thành bảng 14.1
– HS quan sát hình 14.2, 14.3, 14.4 để nhận biết được thực phẩm hằng ngày, biết được dấu hiệu thực phẩm khi bị hư hại.
c) Sản phẩm:
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 13 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo Bài 14: Một số lương thực – thực phẩm.
Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 13: Một số nguyên liệu
Giáo án Bài 14: Một số lương thực – thực phẩm
Giáo án Bài 15: Chất tinh khiết – hỗn hợp
Giáo án Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp
Giáo án Bài 17: Tế bào
Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,