Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên
Mở đầu trang 4 Bài 1 Khoa học tự nhiên lớp 6: Em hãy lấy một số ví dụ về chất, năng lượng, thực vật và động vật trong thế giới tự nhiên?
Trả lời:
– Ví dụ về chất: Chất hữu cơ (đường, cồn, …), chất vô cơ (muối, oxit, …)
– Ví dụ về năng lượng: năng lượng điện, năng lượng ánh sáng….
– Ví dụ về thực vật: thực vật rễ cọc (cây bưởi, cây xoài…), thực vật rễ chùm (cây lúa, cây sả…)
– Ví dụ về động vật: động vật có xương sống (cá, lưỡng cư, bò sát…), động vật không có xương sống (bọt biển, san hô, sứa…)
Hình thành kiến thức, kỹ năng 1 trang 5 Bài 1 Khoa học tự nhiên lớp 6: Hãy quan sát hình 1.1 và cho biết những hoạt động nào là hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên
Trả lời:
Những hoạt động là hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên:
a/ Tìm hiểu vi khuẩn bằng kính hiển vi
b/ Tìm hiểu vũ trụ
c/ Tìm kiếm và thăm dò dầu khí ở vùng biển Việt Nam
g/ Lai tạo giống cây trồng mới
Luyện tập 1 trang 5 Bài 1 Khoa học tự nhiên lớp 6: Hãy tìm thêm ví dụ về những hoạt động được coi là nghiên cứu khoa học tự nhiên và hoạt động không phải nghiên cứu khoa học tự nhiên
Trả lời:
– Những hoạt động được coi là nghiên cứu khoa học tự nhiên:
+ Tìm hiểu đặc điểm sinh học của các loài tôm.
+ Tìm hiểu về biến chủng covid
+ Tìm hiểu về biến đổi khí hậu
– Những hoạt động không phải là nghiên cứu khoa học tự nhiên:
+ Chơi bóng rổ:
+ Cấy lúa:
+ Đánh đàn:
Tìm hiểu thêm 1 trang 5 Bài 1 Khoa học tự nhiên lớp 6: Việt Nam có rất nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau đã và đang đóng góp cho sự phát triển đất nước. Trong số đó có hai nhà khoa học nổi tiếng là Tôn Thất Tùng và Trần Đại Nghĩa
Hãy tìm hiểu các ông đã nghiên cứu về lĩnh vực khoa học gì và có đóng góp như thế nào cho sự phát triển của đất nước.
Trả lời:
Tôn Thất Tùng là một bác sĩ phẫu thuật, nổi danh trong lĩnh vực nghiên cứu về gan. Ông có những đóng góp cho sự phát triển của đất nước:
+ Ông đã viết và bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp bác sĩ y khoa với nhan đề “Cách phân chia mạch máu của gan”, được đánh giá rất cao và trở thành tiền đề cho những công trình khoa học nổi tiếng của ông.
+ Ông đã viết cuốn sách tóm tắt kinh nghiệm nghiên cứu về giun với vấn đề “Viêm tụy cấp tính và phẫu thuật”, là cuốn sách khoa học thuộc ngành Y được xuất bản đầu tiên tại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Ông đã bắt tay xây dựng Trường Đại học Y Hà Nội.
+ Trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, ông vẫn tham gia tổ chức điều trị, phát triển ngành y tế, đồng thời với nghiên cứu khoa học, với đào tạo sinh viên, xây dựng nền tảng trường Y khoa Việt Nam, dù phải di chuyển nhiều lần.
+ Ông là người đầu tiên mổ tim ở Việt Nam nǎm 1958.
+ Trong những năm 1960, ông đã nghiên cứu thành công phương pháp “cắt gan có kế hoạch”, thường được gọi là “phương pháp mổ gan khô” hay “phương pháp Tôn Thất Tùng”.
+ Ông cũng là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu tác hại của chất độc hóa học điôxin đến con người và môi trường tại Việt Nam, phương pháp điều trị các vết thương do bom bi, phương pháp điều trị ung thư gan bằng phẫu thuật kết hợp dùng miễn dịch.
Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, là người đã đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Ông có những đóng góp cho sự phát triển của đất nước:
+ Kỹ sư Trần Đại Nghĩa cùng các cộng sự bắt tay nghiên cứu chế tạo súng và đạn chống tăng Bazooka để bộ đội Việt Nam có vũ khí chống xe tăng và lô cốt Pháp.
+ Ông nghiên cứu chế tạo súng không giật (SKZ) cỡ 60mm. Súng SKZ 60 là loại vũ khí công đồn nặng khoảng 26 kg, có thể tháo rời để mang vác, đầu đạn nặng khoảng 9 kg, có thể xuyên thủng bê tông dày trên 60cm.
Hình thành kiến thức, kỹ năng 2 trang 6 Bài 1 Khoa học tự nhiên lớp 6: Hãy quan sát hình 1.2 và cho biết khoa học tự nhiên có vai trò như thế nào trong cuộc sống của con người. Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
– Khoa học tự nhiên có vai trò cung cấp thông tin mới và nâng cao sự hiểu biết của con người.
Ví dụ: Tìm hiểu về hệ Mặt Trời giúp chúng ta biết được:
– Hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời.
– Tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm.
– Đa phần các thiên thể quay quanh Mặt Trời và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo.
– Khoa học tự nhiên góp phần mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế.
Ví dụ: Nghiên cứu giống lúa mới Ma Lâm 54 và Ma Lâm 232, cho năng suất cao trên vùng đất hạn Bình Thuận:
– Nhân dân đã sử dụng hai giống này để sản xuất, kết quả lúa dễ làm, ít sâu bệnh, đẻ cây nhiều so với các gống khác và cho năng suất cao.
– Giúp đáp ứng nhu cầu người dân, ổn định và phát triển kinh tế nông nghiệp.
– Khoa học tự nhiên góp phần bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.
Ví dụ: Nghiên cứu và sản xuất các vacxin phòng bệnh: bệnh lao, bệnh thủy đậu, bệnh sởi…. giúp con người có sức khỏe tốt hơn trong cuộc sống.
– Khoa học tự nhiên góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với biển đổi khí hậu.
Ví dụ: Nghiên cứu về đặc điểm địa hình ở tại các vùng núi cao để đưa ra các biện pháp chống xói mòn, sạt lở đất vào mùa mưa….
Luyện tập 2 trang 6 Bài 1 Khoa học tự nhiên lớp 6: Hãy tìm các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên đem lại lợi ích cho cuộc sống của con người theo gợi ý trong bảng 1.1.
Trả lời:
Bảng 1.1
Vai trò của khoa học tự nhiên |
Bảo vệ môi trường |
Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người |
Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế |
Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người |
Hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên |
Nghiên cứu xử lí ô nhiễm nước |
Nghiên cứu hành tinh sao Hỏa |
Nghiên cứu máy cấy |
Nghiên cứu đặc điểm bệnh tim |
Hình thành kiến thức, kỹ năng 3 trang 7 Bài 1 Khoa học tự nhiên lớp 6: Hãy quan sát hình 1.3 và cho biết đối tượng nghiên cứu của từng lĩnh vực thuộc khoa học tự nhiên
Trả lời:
a. Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Sinh học thuộc khoa học tự nhiên là các sinh vật và sự sống trên Trái Đất.
b. Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Thiên văn thuộc khoa học tự nhiên là vũ trụ (các hành tinh, các ngôi sao,…).
c. Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Khoa học Trái Đất thuộc khoa học tự nhiên là Trái Đất.
d. Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Vật lí thuộc khoa học tự nhiên là vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên.
e. Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Hóa học thuộc khoa học tự nhiên là các chất và sự biến đổi các chất trong tự nhiên.
Luyện tập 3 trang 8 Bài 1 Khoa học tự nhiên lớp 6: Hãy lấy ví dụ về đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực khoa học tự nhiên, theo gợi ý trong bảng 1.2:
Trả lời:
Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên |
Vật lí |
Hóa học |
Sinh học |
Thiên văn học |
Khoa học Trái Đất |
Đối tượng nghiên cứu |
Năng lượng điện |
Chất hữu cơ |
Đặc điểm của quần thể và quần xã sinh vật |
Sự hình thành dải ngân hà |
Tìm hiểu về biển và đại dương |
Tìm hiểu thêm 2 trang 8 Bài 1 Khoa học tự nhiên lớp 6: Hãy xây dựng bộ sưu tập hình ảnh về các lĩnh vực nghiên cứu của khoa học tự nhiên: vật lí, hóa học, sinh học, thiên văn học, khoa học Trái Đất.
Trả lời:
– Bộ sưu tập hình ảnh về lĩnh vực nghiên cứu của Vật lí:
Nghiên cứu về năng lượng tái tạo: năng lượng Mặt Trời
Nghiên cứu sự xuất hiện dòng điện xoay chiều
Nghiên cứu về các loại máy cơ đơn giản
Tìm hiểu về sự nhiễm điện
Tìm hiểu về các lực
– Bộ sưu tập hình ảnh về lĩnh vực nghiên cứu của Hóa học:
Tìm hiểu về cấu tạo của xăng – nhiên liệu phổ biến cho các loại xe
Tìm hiểu các yếu tố liên quan tới tốc độ phản ứng hóa học
Tìm hiểu về đường đơn và đường đôi
Tìm hiểu về sự biến đổi chất
Tìm hiểu về các hợp chất hữu cơ
– Bộ sưu tập hình ảnh về lĩnh vực nghiên cứu của Sinh học:
Tìm hiểu về thủy tức
Tìm hiểu đặc điểm của các loài bò sát
Tìm hiểu về quần xã sinh vật
Tìm hiểu về động vật thủy sinh
Tìm hiểu về sự hình thành và sinh sản của vi khuẩn
– Bộ sưu tập hình ảnh về lĩnh vực nghiên cứu của Thiên văn học:
Tìm hiểu về sự hình thành vũ trụ
Tìm hiểu sự hình thành hố đen
Tìm hiểu về các vì sao
Tìm hiểu và chế tạo kính thiên văn
Giải thích các hiện tượng kì lạ trên bầu trời
– Bộ sưu tập hình ảnh về lĩnh vực nghiên cứu của Khoa học Trái Đất:
Tìm hiểu về sự tự quay của Trái Đất
Tìm hiểu sự sống trên Trái Đất bắt đầu từ đâu
Tìm hiểu về các nhân tố hình thành đất
Tìm hiểu về sự hình thành và hoạt động của bão
Tìm hiểu về sự hình thành và hoạt động của núi lửa
Hình thành kiến thức, kỹ năng 4 trang 9 Bài 1 Khoa học tự nhiên lớp 6: Hãy quan sát hình 1.4 và nêu tên những vật sống, vật không sống?
Trả lời:
– Những vật sống: Con cá, con chim, con bạch tuộc, mầm cây.
– Những vật không sống: Xe đạp, cái cốc, đôi giày
Hình thành kiến thức, kỹ năng 5 trang 10 Bài 1 Khoa học tự nhiên lớp 6: Hãy quan sát hình 1.5 và cho biết những đặc điểm giúp em nhận biết vật sống?
Trả lời:
Những đặc điểm giúp nhận biết được vật sống, phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện:
– Vật sống thu nhận chất cần thiết
– Vật sống thải bỏ chất thải
– Vật sống có khả năng vận động
– Vật sống có khả năng lớn lên
– Vật sống có khả năng sinh sản
– Vật sống có khả năng cảm ứng
– Vật sống có khả năng chết
Luyện tập 4 trang 11 Bài 1 Khoa học tự nhiên lớp 6: Hãy lấy ví dụ về vật sống, vật không sống trong tự nhiên đánh dấu tích vào những đặc điểm để nhận biết vật đó là vật sống hay vật không sống theo gợi ý bảng 1.3?
Trả lời:
Vật trong tự nhiên |
Đặc điểm nhận biết |
Xếp loại |
||||||
Thu nhận chất cần thiết |
Thải bỏ chất thải |
Vận động |
Lớn lên |
Sinh sản |
Cảm ứng |
Vật sống |
Vật không sống |
|
Con gà |
√ |
√ |
√ |
√ |
√ |
√ |
√ |
|
Cây hoa hồng |
√ |
√ |
√ |
√ |
√ |
√ |
√ |
|
Xe máy |
√ |