Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 45: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà
Phần 1: 10 câu trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 45: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà
Câu 1. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là:
A. Thủy tinh
B. Kim tinh
C. Mộc tinh
D. Hỏa tinh
Lời giải
Hành tinh gần Mặt Trời nhất là thủy tinh
Chọn đáp án A
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng
B. Các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
C. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì giống nhau.
D. Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau.
Lời giải
A – đúng
B – đúng
C – sai, vì các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì khác nhau.
D – đúng
Chọn đáp án C
Câu 3. Hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân được gọi là gì?
A. Hệ Mặt Trời
B. Thiên Hà
C. Ngân Hà
D. Thái Dương hệ
Lời giải
– Hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân được gọi là Thiên Hà.
– Ngân Hà là Thiên hà của chúng ta có tên là Thiên Hà Milky Way.
– Hệ Mặt Trời còn được gọi là Thái Dương hệ.
Chọn đáp án B
Câu 4. Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hoả tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thuỷ tinh. Thứ tự các hành tinh từ xa tới gần Mặt Trời là
A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh.
B. Kim tinh, Mộc tinh, Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh.
C. Hoả tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thuỷ tinh, Thổ tinh.
D. Thổ tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Thủy tinh.
Lời giải
Thứ tự các hành tinh từ xa tới gần Mặt Trời là Thổ tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Thủy tinh.
Chọn đáp án D
Câu 5. Trong hệ Mặt Trời bao gồm:
A. Mặt Trời
B. 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng
C. các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch
D. Cả 3 phương án trên
Lời giải
Trong hệ Mặt Trời bao gồm:
– Mặt Trời
– 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng
– các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch
Chọn đáp án D
Câu 6. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống “…”
Trong hệ Mặt Trời, các … quay quanh Mặt Trời còn các … quay quanh các hành tinh.
A. hành tinh – vệ tinh
B. vệ tinh – vệ tinh
C. thiên thể – thiên thể
D. vệ tinh – thiên thể
Lời giải
Trong hệ Mặt Trời, các hành tinh quay quanh Mặt Trời còn các vệ tinh quay quanh các hành tinh.
Chọn đáp án A
Câu 7. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống “…”
Hệ Mặt Trời là một hệ hành tinh có … ở trung tâm và các … nằm trong phạm vi lực hấp của …
A. Trái Đất – thiên thể – Trái Đất
B. Mặt Trời – thiên thể – Mặt Trời
C. Mặt Trăng – thiên thể – Mặt Trăng
D. Ngôi sao – thiên thể – Ngôi sao
Lời giải
Hệ Mặt Trời là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp của Mặt Trời.
Chọn đáp án B
Câu 8. Hành tinh nào sau đây không nằm trong hệ Mặt Trời?
A. Thiên Vương tinh
B. Hải Vương tinh
C. Diêm Vương tinh
D. Thổ tinh
Lời giải
Hành tinh Diêm Vương tinh không nằm trong hệ Mặt Trời từ năm 2006.
Chọn đáp án C
Câu 9. Mặt Trời và các ngôi sao thực chất là gì?
A, Một khối chất rắn có nhiệt độ bề mặt rất cao
B. Một khối khí có nhiệt độ bề mặt rất cao
C. Một khối chất lỏng có nhiệt độ bề mặt rất cao
D. Đáp án khác
Lời giải
Mặt Trời và các ngôi sao thực chất là một khối khí có nhiệt độ bề mặt rất cao.
Chọn đáp án B
Câu 10. Khi nói về hệ Mặt Trời, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.
B. Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời.
C. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương tinh.
D. Cả 3 phát biểu trên
Lời giải
Khi nói về hệ Mặt Trời:
– Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.
– Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời.
– Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương tinh.
Chọn đáp án D
Phần 2: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 45: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà
1. Cấu trúc của hệ Mặt Trời
– Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương hệ) là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời.
– Trong hệ Mặt Trời, ngoài Mặt Trời còn có hai nhóm:
+ Nhóm gồm 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng.
+ Nhóm hai gồm các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch.
– Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau.
Ví dụ:
Khoảng cách từ Thủy tinh đến Mặt Trời là 0,39 AU.
Khoảng cách từ Kim tinh đến Mặt Trời là 0,72 AU.
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là 1,00 AU.
– Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì khác nhau.
Ví dụ:
Chu kì chuyển động quay quanh Mặt Trời của Thủy tinh là 87,96 ngày.
Chu kì chuyển động quay quanh Mặt Trời của Kim tinh là 224,68 ngày.
Chu kì chuyển động quay quanh Mặt Trời của Thủy tinh là 365,25 ngày.
2. Ánh sáng của các thiên thể
– Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng.
– Các hành tinh và sao chổi chỉ phản xạ ánh sáng mặt trời.
3. Hệ Mặt Trời trong Ngân Hà
Hệ Mặt Trời chỉ là phần nhỏ của Ngân Hà, nằm ở rìa Ngân Hà và cách tâm một khoảng cỡ bán kính của nó.
Bài giảng Khoa học tự nhiên 6 Bài 45: Hệ mặt trời và ngân hà – Chân trời sáng tạo