Giải SBT HĐTN lớp 7 Chủ đề 8: Tìm hiểu các nghề ở địa phương
Nhiệm vụ 1 trang 56, 57 sách bài tập HĐTN 7: Khám phá một số nghề hiện có và nghề đặc trưng ở địa phương
Bài tập 1 trang 56 sách bài tập HĐTN 7: Đánh dấu X vào ô trống những nghề hiện có ở địa phương em. Điền vào chỗ trống những nghề khác có ở địa phương em.
Trả lời:
– Những ngành nghề hiện có ở địa phương em:
+ Kế toán
+ Bộ đội
+ Công an
+ Kiến trúc sư
+ Thợ xây dựng
+ Nhân viên bảo vệ
+ Giáo viên
+ Bác sĩ
– Ngành nghề khác: Nông dân
Bài tập 2 trang 57 sách bài tập HĐTN 7: Chia sẻ về một nghề đặc trưng ở địa phương và giải thích vì sao nghề đó lại phát triển ở địa phương em.
Trả lời:
Nghề đặc trưng |
Lí do phát triển |
– Giáo viên |
– Truyền thống hiếu học đời này qua đời khác. |
– Nông dân |
– Điều kiện tự nhiên phù hợp trồng lúa nước. |
– Công an |
– Truyền thống. |
Bài tập 3 trang 57 sách bài tập HĐTN 7: Nêu ý nghĩa kinh tế, xã hội của các nghề đặc trưng ở địa phương em.
Trả lời:
Nghề |
Ý nghĩa kinh tế, xã hội |
Giáo viên |
– Học thức cao, tư tưởng tiến bộ, giáo dục thế hệ sau tốt, tấm gương sáng. |
Nông dân |
– Phát triển nông nghiệp, không để đất bỏ hoang. |
Công an |
– Học thức cao, tư tưởng tiến bộ, giáo dục thế hệ sau tốt, tấm gương sáng. |
Nhiệm vụ 2 trang 57 sách bài tập HĐTN 7: Khám phá công việc đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của một số nghề ở địa phương
Chỉ ra những công việc đặc trưng, trang thiết bị và dụng cụ lao động cơ bản của một số nghề ở địa phương em.
Trả lời:
Nghề |
Công việc đặc trưng |
Trang thiết bị, dụng cụ lao động. |
Giáo viên |
Giảng dạy |
Trí tuệ, máy tính, ppt, bảng, phấn. |
Nông dân |
Trồng trọt, chăn nuôi |
Dụng cụ lao động tay chân |
Công an |
Quản lý trật tự xã hội |
Tùy thuộc phân ngành công việc. |
Nhiệm vụ 3 trang 58, 59 sách bài tập HĐTN 7: Xác định những nguy hiểm có thể xảy ra khi làm nghề ở địa phương
Bài tập 1 trang 58 sách bài tập HĐTN 7: Quan sát tranh và chỉ ra những rủi ro, nguy hiểm người lao động có thể gặp.
Trả lời:
– Tranh số 1:
+ Hại mắt vì không mang mặt nạ khí hàn.
+ Phỏng vì không mang găng tay bảo hộ.
– Tranh số 2:
+ Nguy cơ bị điện giật vì không mang găng tay cách điện.
+ Ngã vì không có dây buộc bảo hộ
– Tranh số 3:
+ Dễ mắc bệnh xương khớp, đốt sống, mắt.
+ Hại da do ánh sáng máy tính.
– Tranh số 4:
+ Nguy cơ thiếu ô xi vì không mang bình ô xi.
+ Dễ bị chuột rút, tử vong do lặn quá sâu mà không có dây buộc thân phòng bất trắc.
Bài tập 2 trang 59 sách bài tập HĐTN 7: Nêu những nguy hiểm có thể gặp khi sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ lao động của một số nghề ở địa phương và đề xuất cách sử dụng an toàn.
Trả lời:
Nghề |
Trang thiết bị, dụng cụ lao động |
Nguy hiểm có thể gặp khi sử dụng |
Cách sử dụng an toàn. |
Nông dân |
Cuốc, xẻng, quang gánh… |
Vật dụng sắc nhọn, dễ gây tổn thương trong quá trình sử dụng |
Tập trung trong quá trình lao động, để gọn gàng, úp mặt lưỡi của dụng cụ xuống đất mỗi khi không sử dụng. |
Giáo viên |
Máy tính, phấn,… |
Viêm da tay do cầm phấn nhiều, đau mắt do nhìn máy tính nhiều |
Dùng bút phấn, nhỏ mắt thường xuyên và không hoạt động quá sức nghỉ của mắt. |
Nhiệm vụ 4 trang 59 sách bài tập HĐTN 7: Giữ an toàn khi làm nghề ở địa phương
Đề xuất cách giữ an toàn khi làm nghề ở địa phương ở các tình huống trong SGK trang 68 (chú ý phân biệt nguy hiểm chủ quan và nguy hiểm khách quan). Bổ sung vào chỗ trống những tình huống khác.
Trả lời:
Tình huống |
Rủi ro, nguy hiểm |
Giải pháp giữ an toàn |
Công an bắt tội phạm |
Tội phạm mang vũ khí nhọn, súng nguy hiểm tính mạng |
Sử dụng kĩ thuật chuẩn xác, phối hợp nhịp nhàng, mặc đồ bảo hộ đầy đủ, áo chống đạn,… |
Kế toán tính lương cho nhân viên công ty |
Sai sót về số liệu, gây thất thoát tiền của |
Cẩn trọng, kĩ năng kiến thức đầy đủ. |
Nhiệm vụ 5 trang 60 sách bài tập HĐTN 7: Tuyên truyền về nghề ở địa phương
Bài tập 1 trang 60 sách bài tập HĐTN 7: Chia sẻ những điều em học được từ việc quan sát bộ sưu tập của bạn.
Trả lời:
– Cần học hỏi sự chi tiết, tỉ mỉ, cách thức sắp xếp, cách thức triển khai trong bộ sưu tập.
Bài tập 2 trang 60 sách bài tập HĐTN 7: Chia sẻ cảm nhận của em sau khi dùng bộ sưu tập nghề để tuyên truyền, phát triển nghề ở địa phương và những điều em cần chú ý để có thể làm tốt hơn trong lần sau:
Trả lời:
– Em cảm thấy bộ sưu tập của bạn rất chi tiết, đầy đủ có sự cụ thể về từng đố tượng nghề.
– Tuy nhiên chưa có sự phân loại khối ngành nghề thân cận, có mối liên hệ với nhau.
Nhiệm vụ 6 trang 60, 61 sách bài tập HĐTN 7: Tự đánh giá
Bài tập 1 trang 60 sách bài tập HĐTN 7: Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chủ đề.
Trả lời:
– Thuận lợi:
+ Phân tích từ những ngành nghề hiện có của địa phương.
+ Nắm cụ thể đặc trưng các ngành nghề qua thông tin người thân.
– Khó khăn:
+ Chưa thực sự trải nghiệm ngành nghề nên đánh giá chỉ ở mức phiến diện, chưa toàn diện.
Bài tập 2 trang 61 sách bài tập HĐTN 7: Đánh dấu X vào mức độ phù hợp với em.
Trả lời:
TT |
Nội dung đánh giá |
Rất đúng |
Gần đúng |
Chưa đúng |
1 |
Em kể được tên một số nghề hiện có và nghề đặc trưng ở địa phương em |
X |
|
|
2 |
Em mô tả được công việc đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của một số nghề ở địa phương. |
X |
|
|
3 |
Em chỉ ra được những nguy hiểm có thể xảy ra khi làm nghề ở địa phương. |
X |
|
|
4 |
Em đề xuất được những yêu cầu cần tuân thủ để giữ an toàn khi làm nghề ở địa phương. |
|
X |
|
5 |
Em sưu tầm và làm được bộ sưu tập một số nghề ở địa phương. |
|
X |
|
6 |
Em ý thức được trách nhiệm tuyên truyền về nghề ở địa phương. |
X |
|
|
Bài tập 3 trang 61 sách bài tập HĐTN 7: Nhận xét của nhóm bạn.
Trả lời:
– Hoàn thiện tốt chủ đề, có sự tiến bộ vượt bậc.
Bài tập 4 trang 61 sách bài tập HĐTN 7: Nhận xét khác.
Trả lời:
– Bố mẹ: có thái độ tích cực tìm tòi và định hướng nghề nghiệp cho bản thân và mọi người.
Bài tập 5 trang 61 sách bài tập HĐTN 7: Viết những kĩ năng em cần tiếp tục rèn luyện.
Trả lời:
– Kĩ năng thu thập kiến thức.
– Kĩ năng phân loại kiến thức.
Xem thêm các bài giải SBT Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Chủ đề 5: Chi tiêu có kế hoạch
Chủ đề 6: Sống hòa hợp trong cộng đồng
Chủ đề 7: Góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính
Chủ đề 8: Tìm hiểu các nghề ở địa phương
Chủ đề 9: Tìm hiểu phẩm chất và năng lực cần có ở người lao động