Giải bài tập HĐTN lớp 7 Chủ đề 2: Em đang trưởng thành
Khám phá bản thân
Hoạt động 1 trang 19 HĐTN lớp 7: Nhận diện điểm mạnh, điểm hạn chế trong học tập
* Hãy xác định các môn học mà em có điểm mạnh và những môn học em còn gặp khó khăn.
Phương pháp giải:
+ Những môn học em có điểm mạnh: Em cảm thấy thế nào khi học? Em có tập trung học môn đó hay không?
+ Những môn học em còn gặp khó khăn: Em thấy khó tiếp cận kiến thức môn như nào? Khả năng tập trung của em khi học môn học đó như nào?
Trả lời:
+ Những môn học em có điểm mạnh: văn, anh, toán
+ Những môn học em còn gặp khó khăn: lý, sinh, hóa
* Trao đổi với bạn về cách học những môn mà em học có hiệu quả.
Phương pháp giải:
+ Mỗi môn học em có cách học như nào để đạt kết quả tốt?
+ Trên lớp em cần làm gì để hiểu bài?
+ Thái độ của em đối với mỗi môn học như nào?
Trả lời:
+ Môn Văn:
– Chú ý nghe cô giảng trên lớp và ghi nhớ nội dung của bải;
– Đọc nhiều sách, tài liệu;
– Không sao chép các bài văn mẫu.
+ Môn Anh:
– Đọc sách điện tử, báo và tạp chí tiếng Anh
– Nắm vững ngữ pháp tiếng Anh
– Mỗi ngày học ít nhất 5 từ mới
+ Môn Toán:
– Nắm vững lý thuyết, các công thức;
– Tự giác giải bài tập trong SGK và sách tham khảo
– Tham khảo cách giải khác từ thầy cô, bạn bè
* Lựa chọn lời khuyên phù hợp của các bạn và thực hiện để học tốt những môn học mà em gặp khó khăn.
Phương pháp giải:
+ Khi học em cần có trạng thái như nào?
+ Không gian học ra sao?
+ Thời gian học cho môn đó được sắp xếp như nào?
Trả lời:
+ Hãy học với một tâm thế thoải mái nhất, không nên sợ sai, sợ đối mặt với môn đó.
+ Học trong không gian yên tĩnh, hạn chế tối đa tiếng ồn và tuyệt đối không sử dụng điện thoại trong quá trình học.
+ Lên kế hoạch, thời gian biểu học một cách rõ ràng: phân bổ thời gian hợp lý
+ Nắm vững lý thuyết môn học.
Hoạt động 2 trang 19 HĐTN lớp 7: Nhận diện điểm mạnh, điểm hạn chế trong cuộc sống
* Hãy liệt kê những điểm mạnh, điểm hạn chế của em theo gợi ý dưới đây:
Trả lời:
+ Điểm mạnh:
– Những việc làm em thường làm tốt nhất: Tự tin, có khả năng thuyết trình trước đám đông
– Những kết quả đạt được mà em cảm thấy hài lòng nhất: hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong nhóm, được thầy cô, bạn bè tán dương, công nhận năng lực từ mọi người.
– Người khác nhận xét có điểm mạnh: khả năng ngôn từ lưu loát, hòa đồng, cởi mở.
+ Điểm hạn chế:
– Em thường thấy khó khăn khi học các môn tự nhiên như: toán, lý, hóa
– Kiến thức lý thuyết em chưa nắm vững, khả năng tư duy còn hạn chế
– Người khác đánh giá điểm hạn chế của em: còn cẩu thả, chưa cẩn thận trong quá trình làm bài, dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp bài khó.
* Chia sẻ với bạn về điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
Phương pháp giải:
+ Điểm mạnh và điểm hạn chế của em là gì?
+ Em làm gì để phát huy điểm mạnh và khắc phục những hạn chế đó?
Trả lời:
Trong quá trình học tập trên lớp và tự luyện tập ở nhà, tôi thấy mình có điểm mạnh về môn văn, khả năng ngôn ngữ hình thành trong tư duy nhanh. Ngoài ra, tôi cũng có khả năng nhớ lâu các sự kiện trong lịch sử, các thông tin về tác giả, tác phẩm mình đã học. Tuy nhiên, tôi lại học chưa tốt môn toán. Mỗi tiết toán, tôi còn rụt rè, chưa dám giơ tay phát biểu vì sợ mình làm sai. Trong thời gian sắp tới, tôi sẽ đọc thật nhiều tài liệu để tiếp tục phát huy điểm mạnh môn văn của mình, đồng thời tập trung hơn nữa, mạnh dạn hơn để khắc phục điểm còn hạn chế trong môn toán của mình.
Hoạt động 3 trang 20 HĐTN lớp 7: Rèn luyện bản thân trong học tập và cuộc sống
* Lập kế hoạch cải thiện những điểm hạn chế của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
Phương pháp giải:
Trả lời:
Các điểm hạn chế |
Cách khắc phục |
Dự kiến việc sẽ làm |
Kết quả mong đợi |
Môn Toán học lý thuyết chưa chắc |
Học ít nhất 1,5 tiếng mỗi ngày |
– Học lại lý thuyết môn toán – Chủ động hỏi lại thầy cô, bạn bè những phần mình chưa hiểu – Giải các dạng bài tập khác nhau, vận dụng nhiều công thức |
Đạt được 8 điểm môn toán trong kì thi cuối kì |
Khả năng giao tiếp tiếng Anh chưa lưu loát |
Tích cực luyện nói với thầy cô, bạn bè và tự nói ở nhà |
– Học ít nhất 5 từ mới mỗi ngày – Đọc báo, nghe tin tức song ngữ |
Khả năng nói và giao tiếp tiếng Anh lưu loát hơn, tự tin hơn |
* Trao đổi với bạn và người thân về kế hoạch đó.
HS tự thực hiện
Các điểm hạn chế |
Cách khắc phục |
Dự kiến việc sẽ làm |
Kết quả mong đợi |
Môn Toán học lý thuyết chưa chắc |
Học ít nhất 1,5 tiếng mỗi ngày |
– Học lại lý thuyết môn toán – Chủ động hỏi lại thầy cô, bạn bè những phần mình chưa hiểu – Giải các dạng bài tập khác nhau, vận dụng nhiều công thức |
Đạt được 8 điểm môn toán trong kì thi cuối kì |
Khả năng giao tiếp tiếng Anh chưa lưu loát |
Tích cực luyện nói với thầy cô, bạn bè và tự nói ở nhà |
– Học ít nhất 5 từ mới mỗi ngày – Đọc báo, nghe tin tức song ngữ |
Khả năng nói và giao tiếp tiếng Anh lưu loát hơn, tự tin hơn |
Hoạt động 4 trang 20 HĐTN lớp 7: Rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc
* Chia sẻ những câu chuyện về tấm gương kiên trì, chăm chỉ mà em biết.
Phương pháp giải:
Chia sẻ câu chuyện về tấm gương kiên trì, chăm chỉ mà em biết qua báo, đài, được kể hoặc được chứng kiến.
Trả lời:
Thuở nhỏ, đang theo học ở trường Bắc Ninh. Cao Bá Quát đã nổi tiếng về tài văn thơ, đối đáp thông minh và tài hoạ, song viết chữ rất xấu. Tính khí tuy ngông ngạo, nghịch ngợm nhưng Cao Bá Quát rất chịu khó và kiên nhẫn trong học tập. Học cùng làm, bao giờ ông cũng thực hiện đến nơi đến chốn, kỳ được mới chịu.
Việc tập viết chữ cho tốt là một ví dụ. Vì tính hiếu động, ban ngày sau những buổi học đang lo tìm thú chơi, nhưng đêm đến, Cao Bá Quát thường thức khuya miệt mài trên trang giấy để tập viết.
Buồn ngủ, ông tự buộc tóc mình lên xà nhà để mỗi lần “gật” bị tóc giật đau phải tỉnh lại. Chân muốn chạy, ông buộc chân vào cạnh bàn. Tự mình “trị” mình, Cao Bá Quát kiên trì, không tự tha thứ, nản lòng. Do đó, sau này chữ ông rất đẹp, đẹp như “rồng bay phượng múa”. Mẫu chữ đẹp của ông hiện nay còn lưu lại trong bài đề tựa cuối cùng của Mai Am thi tập của công chúa Lại Đức, tự Thục Khanh, hiệu Mai Am, con gái vua Minh Mệnh.
* Nêu những biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ.
Gợi ý:
+ Cố gắng đến cùng để hoàn thành công việc;
+ Thực hiện công việc thường xuyên;…
Phương pháp giải:
Biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ:
+ Có thái độ như nào trước công việc?
+ Khi gặp khó khăn, người đó có thái độ, cách giải quyết như nào?
Trả lời:
Biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ:
+ Cần cù, chăm chỉ, chịu khó, quyết tâm hoàn thành mục tiêu đặt ra
+ Tự giác, chủ động thực hiện công việc
+ Không bỏ cuộc khi gặp khó khăn
+ Không ỷ lại vào người khác
* Thảo luận cách rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc.
Phương pháp giải:
+ Nội dung cần rèn luyện là gì?
+ Cách rèn luyện điều đó như thế nào?
Trả lời:
Nội dung cần rèn luyện |
Cách rèn luyện |
Tự giác trong mọi công việc |
– Đặt ra mục tiêu mình cần đạt được – Lập kế hoạch, thời gian biểu cho công việc đó – Luôn nhắc nhở bản thân phải tự giác trong mọi việc. |
Không bỏ cuộc trước khó khăn |
– Cố gắng làm việc hết mình – Đưa ra những thành công mà mình có thể đạt được khi vượt qua khó khăn đó. |
* Chia sẻ và thực hiện việc rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ hàng ngày.
HS tự thực hiện.
Nội dung cần rèn luyện |
Cách rèn luyện |
Tự giác trong mọi công việc |
– Đặt ra mục tiêu mình cần đạt được – Lập kế hoạch, thời gian biểu cho công việc đó – Luôn nhắc nhở bản thân phải tự giác trong mọi việc. |
Không bỏ cuộc trước khó khăn |
– Cố gắng làm việc hết mình – Đưa ra những thành công mà mình có thể đạt được khi vượt qua khó khăn đó. |
Hoạt động 5 trang 21 HĐTN lớp 7: Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người
* Nêu biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt và thể hiện sự tôn trọng với mọi người.
Phương pháp giải:
+ Trước sự khác biệt, chúng ta có thái độ, lời nói, cử chỉ hành động như thế nào?
+ Trong giao tiếp, tiếp xúc có thái độ như nào?
Trả lời:
Biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt và thể hiện sự tôn trọng với mọi người:
+ Tôn trọng thói quen, sở thích của mỗi người
+ Lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác
+ Lắng nghe ý kiến của người khác một cách tích cực, tập trung
+ Lịch sự với mọi người khi tiếp xúc, giao tiếp
* Trao đổi về cách thể hiện tôn trọng sự khác biệt.
Phương pháp giải:
Thái độ, cử chỉ, hành động, lời nói như nào để thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt?
Trả lời:
Cách thể hiện sự tôn trọng khác biệt:
+ Không áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác
+ Lắng nghe tích cực những điều khác biệt đó
+ Luôn quan tâm, chia sẻ, đồng cảm với sự khác biệt đó.
Hoạt động 6 trang 21 HĐTN lớp 7: Hành động vì sự khác biệt
* Thực hiện các sản phẩm để thể hiện thông điệp đề cao sự tôn trọng lẫn nhau và phê phán sự kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.
Gợi ý hình thức: kịch bản tiểu phẩm, áp phích
* Giới thiệu sản phẩm.
HS tự thực hiện
Nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân
Hoạt động 1 trang 22 HĐTN lớp 7: Nhận biết cảm xúc của bản thân
* Mô tả các tình huống làm nảy sinh các cảm xúc của bản thân mà em nhận biết được.
Phương pháp giải:
+ Tình huống làm em có cảm xúc xảy ra trong hoàn cảnh gì?
+ Cảm xúc đó là gì?
+ Mức độ xuất hiện như thế nào?
Trả lời:
STT |
Các cảm xúc |
Mức độ xuất hiện |
Mô tả tình huống mà em có cảm xúc |
||
Trong học tập |
Trong mối quan hệ với các bạn |
Trong mối quan hệ với bố mẹ, thầy cô |
|||
1 |
Bất ngờ |
Thỉnh thoảng |
Em tự mình giải được một bài toán khó |
Em được Hà tặng món quà làm quen |
Được bố mẹ tặng quà sinh nhật |
2 |
Hào hứng |
Thỉnh thoảng |
Em được kết nạp Đoàn |
Em có cơ hội được làm quen với người bạn mới |
|
3 |
Buồn |
Thỉnh thoảng |
Em bị điểm kém môn Toán |
Em và bạn giận nhau |
Em bị bố mẹ trách phạt |
* Chia sẻ về các tình huống làm nảy sinh cảm xúc của em.
Phương pháp giải:
+ Tình huống xảy ra ở đâu, khi nào?
+ Nhân vật gồm những ai?
+ Em nảy sinh cảm xúc gì khi xảy ra tình huống đó?
Trả lời:
Kì thi học sinh giỏi môn Toán vừa qua em đạt giải Nhất toàn tỉnh. Cô giáo và các bạn ai cũng chúc mừng và ngưỡng mộ em. Điều này khiến em cảm thấy vô cùng hãnh diện và tự hào vì mình đã xuất sắc đạt được thành tích cao. Đặc biệt, khi về đến nhà em còn được bố mẹ tổ chức một bữa liên hoan lớn và một món quà bất ngờ. Em cảm thấy vô cùng sung sướng, hạnh phúc và tự nhắc mình phải cố gắng hơn nữa trong các kì thi tiếp theo.
STT |
Các cảm xúc |
Mức độ xuất hiện |
Mô tả tình huống mà em có cảm xúc |
||
Trong học tập |
Trong mối quan hệ với các bạn |
Trong mối quan hệ với bố mẹ, thầy cô |
|||
1 |
Bất ngờ |
Thỉnh thoảng |
Em tự mình giải được một bài toán khó |
Em được Hà tặng món quà làm quen |
Được bố mẹ tặng quà sinh nhật |
2 |
Hào hứng |
Thỉnh thoảng |
Em được kết nạp Đoàn |
Em có cơ hội được làm quen với người bạn mới |
|
3 |
Buồn |
Thỉnh thoảng |
Em bị điểm kém môn Toán |
Em và bạn giận nhau |
Em bị bố mẹ trách phạt |
Hoạt động 2 trang 22 HĐTN lớp 7: Nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân
* Hãy xác định mức độ kiểm soát cảm xúc của bản thân.
Phương pháp giải:
+ Em tự thấy mình có mức độ kiểm soát cảm xúc như nào?
+ Em đã nhận biết đúng cảm xúc của bản thân hay chưa?
+ Trong các tình huống thực tế em đã biết kiềm chế cảm xúc của mình?
Trả lời:
Em thấy mình là người có khả năng kiểm soát cảm xúc trung bình vì em có thể nhận biết đúng cảm xúc của bản thân trong mỗi tình huống khác nhau nhưng đôi khi chưa kiềm chế được cảm xúc của mình, thậm chí nhiều khi còn có những hành động nóng vội, hay chưa quyết đoán.
* Đánh giá mức độ kiểm soát cảm xúc của em trong tình huống sau:
Phương pháp giải:
+ Trong tình huống như vật, em có thể kiểm soát cảm xúc tốt không?
+ Nếu trò đùa vui thì em có cảm xúc gì?
+ Nếu là trò đùa nguy hiểm, em có cách ứng xử như nào?
Trả lời:
Trong tình huống như vậy, em có thể kiểm soát cảm xúc tốt. Nếu trò đùa của Bình là đùa vui thì em sẽ vui vẻ, trò chuyện lại với bạn. Nếu trò đùa của Bình có chút nguy hiểm, thay vì tỏ ra khó chịu, tức giận, em sẽ góp ý với bạn để lần sau bạn không trêu đùa như vậy nữa.
* Chia sẻ điều em thấy mình cần rèn luyện để có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
Phương pháp giải:
+ Khi gặp khó khăn em cần rèn luyện điều gì để có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn?
+ Trước đám đông em có trạng thái như nào?
Trả lời:
Điều em thấy mình cần rèn luyện để có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn:
+ Lạc quan khi gặp khó khăn, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực
+ Tự tin trước đám đông, không rụt rè, e sợ
+ Kiềm chế bản thân khi nóng giận.
Hoạt động 3 trang 23 HĐTN lớp 7: Luyện tập kiểm soát cảm xúc
* Luyện tập kiểm soát cảm xúc tiêu cực trong các tình huống sau:
Phương pháp giải:
+ Phân tích tình huống:
– Câu chuyện xảy ra như nào?
– Tìm hiểu nguyên nhân câu chuyện đó
– Đối với mỗi tình huống em có cách ứng xử và kiểm soát cảm xúc tiêu cực như thế nào?
Trả lời:
+ Tình huống 1:
– Bình tĩnh giải thích với bố mẹ nguyên nhân em ngã
– Tuyệt đối không cáu gắt, to tiếng với bố mẹ
+ Tình huống 2:
– Gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực, buồn bã
– Thư giãn đầu óc và tinh thần bằng cách nghe nhạc…
– Rà soát lại kiến thức và tự động viên bản thân phải cố gắng hơn trong lần kiểm tra tiếp theo
+ Tình huống 3:
– Kiềm chế cơn nóng giận
– Lắng nghe giải thích của bạn và chia sẻ quan điểm của mình để từ đó cùng nhau thống nhất ý kiến.
Xem thêm các bài giải SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Chủ đề 1: Trường học của em
Chủ đề 2: Em đang trưởng thành
Chủ đề 3: Thầy cô – người bạn đồng hành
Chủ đề 4: Tiếp nối truyền thống quê hương
Chủ đề 5: Vẻ đẹp đất nước