Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Bài 28: Tập hát quan họ
Đọc: Tập hát quan họ trang 136, 137, 138
Nội dung chính Tập hát quan họ:
Hát quan họ là một nghệ thuật đỉnh cao của thần thái, hình thức và tâm hồn. Người hát quan họ phải là người truyền thần, truyền tình uyển chuyển, chuyên nghiệp, xử lí mỗi điệu quan họ một khác nhau.
* Khởi động
Câu hỏi trang 136 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nói vài điều em biết về một môn nghệ thuật truyền thống của nước ta.
G:
Trả lời:
Quan họ là một nghệ thuật truyền thống của nước ta – Dân ca quan họ là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc nước ta. Được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay với dòng sông Cầu chảy qua được gọi là “dòng sông quan họ”.
Văn bản: Tập hát quan họ
Dạo ấy, chúng tôi ngày nào cũng đến nhà bà Trưởng. Trước đây, bà là trưởng bè quan họ nữ nổi tiếng, nên lâu dần người ta gọi bà là bà Trưởng. Đường vào nhà bà cong như cổ ngỗng, hai bên trồng hoa tầm xuân. Trước nhà có hồ rộng thả sen, có vườn trồng táo. Táo cổ thụ um tùm rợp bóng, táo chín vỡ thơm nức trên những phiến đá xanh xếp như bộ xa lông đồ sộ ngoài trời. Trong khung cảnh thơ mộng ấy, chúng tôi được nghe các cô gái tập hát quan họ dưới sự chỉ dẫn của bà Trưởng.
Tôi vẫn nhớ những buổi tập hát trong vườn táo mùa xuân. Trời se se, nắng ấm xuyên qua tàng cây rơi lổ đổ xuống thảm lá khô. Các liền chị chít khăn đen, má đỏ hồng, ngồi trên những phiến đá xanh, tập điệu Ngỏ lời. Điệu Ngỏ lời phải hát với giọng thẹn thùng, e ấp, tiếng hát phải như nước suối thượng nguồn, róc rách, từ từ, nhưng trong vắt, tinh khôi và hứa hẹn một dòng cuồn cuộn.
Sang hè, đêm trắng, gió lùa từ hồ sen trước nhà thổi lên mát rượi. Các chị lại tập điệu Thương nhau. Điệu Thương nhau phải hát nồng cháy, thiết tha. Bà Trưởng dạy các chị từ cách lấy hơi, nhả chữ tròn vành rõ tiếng, đến cách ngân rung luyến láy âm thanh. Sau hè đến thu là lúc các chị tập được nhiều điệu nhất. Điệu cuối cùng là Giã bạn. Đây là điệu kết thúc hội hát, để mọi người ai về quê ấy. Điệu Giã bạn được các chị hát với giọng lưu luyến, dùng dằng, đau đầu, nghe buồn biết chừng nào!
Tự nhà bà Trưởng ra về, tâm trí tôi vẫn cứ ngân nga điệp khúc da diết “Quan họ nghỉ, chúng em ra về…” của điệu Giã bạn. Tôi vẫn mong ngóng đến ngày, điệp khúc đó sẽ được ngân lên bằng giọng hát của chính tôi, chứ không chỉ vang lên trong tâm trí như khi ấy.
(Theo Nguyễn Phan Hách)
* Trả lời câu hỏi
Câu 1 trang 137 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Các liền chị tập hát trong khung cảnh như thế nào?
Trả lời:
Các liền chị tập hát trong khung cảnh: Trời se se, nắng ấm xuyên qua tàng cây rơi lổ đổ xuống thảm lá khô.
Câu 2 trang 137 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm những chi tiết miêu tả các liền chị lúc tập hát.
Trả lời:
Những chi tiết miêu tả các liền chị lúc tập hát: Các liền chị chít khăn đen, má đỏ hồng, ngồi trên những phiến đá xanh.
Câu 3 trang 137 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Bà Trưởng dạy các liền chị hát mỗi điệu quan họ dưới đây ra sao?
Trả lời:
Bà Trưởng dạy các liền chị hát mỗi điệu quan họ:
– Ngỏ lời: phải hát với giọng thẹn thùng, e ấp, tiếng hát phải như nước suối thượng nguồn, róc rách, từ từ, nhưng trong vắt, tinh khôi và hứa hẹn một dòng cuồn cuộn.
– Thương nhau: phải hát nồng cháy, thiết tha; dạy các chị từ cách lấy hơi, nhả chữ tròn vành rõ tiếng, đến cách ngân rung luyến láy âm thanh.
– Giã bạn: hát với giọng lưu luyến, dùng dằng, đau đầu, nghe buồn biết chừng nào!
Câu 4 trang 137 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Những chi tiết dưới đây giúp em hiểu điều gì về nhân vật “tôi”?
Trả lời:
Những chi tiết dưới đây giúp em hiểu nhân vật “tôi” là người rất thích và rất say mê các làn điệu quan họ, muốn được lắng nghe để có thể học tập và dần già muốn trở thành người hát quan họ.
Câu 5 trang 137 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Dựa vào tranh minh hoạ và nội dung bài đọc, nêu cảm nhận của em về nghệ thuật hát quan họ.
Trả lời:
Dựa vào tranh minh hoạ và nội dung bài đọc, em thấy nghệ thuật hát quan họ rất tỉ mỉ chỉn chu từ quần áo, đầu tóc cho tới cách hát, cách lấy hơi, cách nhả chữ, nhịp điệu, giọng hát,… để hát được một điệu quan họ là một nghệ thuật thực sự.
* Vận dụng
Câu 1 trang 138 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm trong và ngoài bài đọc 2 – 3 từ cho mỗi nhóm dưới đây:
Trả lời:
– Môn nghệ thuật: điêu khắc, hội hoạ, văn học, điện ảnh.
– Hoạt động nghệ thuật: múa, đàn, thổi sáo, nhảy.
– Người biểu diễn: diễn viên, danh hài, nghệ sĩ, ca sĩ.
Câu 2 trang 138 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Sử dụng 1 – 2 từ ngữ đã tìm được ở bài tập 1 để đặt câu giới thiệu một môn nghệ thuật truyền thống.
Trả lời:
Bác trưởng thôn vùng núi thổi sáo mèo nghe hay và điêu luyện như một nghệ sĩ.
Viết: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ trang 138
Câu 1 trang 138 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nghe thầy cô giáo nhận xét chung.
Trả lời:
Em nghe thầy cô giáo nhận xét chung về đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ.
Câu 2 trang 138 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đọc lại đoạn văn em viết và nhận xét của thầy cả giáo để biết bài làm đạt được những yêu cầu nào dưới đây:
Trả lời:
Em đọc lại ạn văn em viết và nhận xét của thầy cả giáo để biết bài làm đạt được những yêu cầu nào như yêu cầu.
Câu 3 trang 138 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chỉnh sửa bài viết.
– Sửa lỗi trong đoạn văn em viết theo nhận xét của thầy cô hoặc góp ý của bạn.
– Viết lại một số câu văn cho hay hơn.
M:
Hai dòng thơ “Con thác réo ngân nga, Đàn dễ sai đáy suối” trong bài Trước cổng trời đẹp như một bức tranh. Tôi như thấy hiện ra trước mắt mình dòng thác trắng xoá đổ xuống từ núi cao, như nghe thấy tiếng nước reo rộn rã, ngân vang khắp núi rừng. Bên dòng suối uốn lượn dưới chân núi, đàn dê thong dong, soi bóng mình xuống đáy nước trong vắt… Hình ảnh thơ đẹp biết bao!
Trả lời:
Qua cây viết của tác giả Nguyễn Đình Thi, vẻ đẹp Việt Nam chưa bao giờ đẹp một cách hiền hoà, bình dị mà sâu đậm đến thế. Chắc hẳn rằng nhà thơ đã rất yêu chốn này, thương yêu đồng sâu nước mặn. cuộc sống cấy cày, đồng ruộng, những ngọn núi ngọn đồi của quê hương xứ sở.
Nói và nghe: Chương trình nghệ thuật em yêu thích trang 139
Yêu cầu: Giới thiệu một chương trình nghệ thuật mà em đã được xem trực tiếp hoặc trên ti vi.
Câu 1 trang 139 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chuẩn bị.
– Lựa chọn chương trình nghệ thuật mà em muốn giới thiệu.
– Ghi ngắn gọn những nội dung sẽ giới thiệu.
– Lựa chọn các phương tiện hỗ trợ phù hợp: tranh ảnh, video,…
Trả lời:
– Chương trình nghệ thuật mà em muốn giới thiệu: Chương trình Gặp nhau cuối năm của Đài truyền hình VTV.
– Những nội dung em sẽ giới thiệu:
+ Chương trình thường diễn ra vào đêm 30 Tết Âm lịch;
+ Chương trình được phát trên tivi, các website điện tử của VTV;
+ Chương trình phân công và dàn dựng hình ảnh các ông Táo, bà Táo quân theo truyền thuyết Việt Nam lên trời báo cáo những nội dung của năm cũ vừa qua một cách châm biếm, hài hước, thú vị.
+ Em rất yêu thích chương trình vì nhà em cùng sum họp và cười những trận thật sảng khoái.
Câu 2 trang 139 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trình bày.
Trình bày – Giới thiệu về chương trình nghệ thuật theo nội dung đã chuẩn bị. – Trả lời câu hỏi của bạn về chương trình nghệ thuật em giới thiệu. |
Theo dõi phần trình bày của bạn – Ghi chép thông tin quan trọng. – Chuẩn bị câu hỏi để hiểu rõ hơn về chương trình nghệ thuật mà bạn nói đến. |
Trả lời:
Em trình bày nội dung đã chuẩn bị ở phần 1. về chương trình Táo quân – Gặp nhau cuối năm của VTV. Em theo dõi phần trình bày của bạn và nhận xét.
Câu 3 trang 139 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đánh giá.
Trả lời:
Em lắng nghe bạn trình bày và đánh giá phần trình bày của bạn em.
* Vận dụng
Câu hỏi trang 139 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chia sẻ với người thân suy nghĩ của em về một chương trình nghệ thuật em yêu thích.
Trả lời:
Em chia sẻ với người thân suy nghĩ của em về chương trình nghệ thuật em yêu thích.
Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 27: Tranh làng Hồ
Bài 28: Tập hát quan họ
Bài 29: Phim hoạt hình Chú ốc sên bay
Bài 30: Nghệ thuật múa ba lê
Bài 31: Một ngôi chùa độc đáo
Bài 32: Sự tích chú Tễu