Giải bài tập Công nghệ lớp 9 Ôn tập trang 37
Câu hỏi 1 trang 37 Công nghệ 9: Trình bày khái niệm nghề nghiệp, tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội.
Trả lời:
– Khái niệm nghề nghiệp: là tập hợp các công việc trong một lĩnh vực hoạt động lao động, được xã hội công nhận và thường gắn bó lâu dài với mỗi người. Người lao động nhờ được đào tạo mà có năng lực và phẩm chất để tạo ra sản phẩm vật chất hay tinh thần phục vụ cho đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.
– Tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội:
+ Đối với con người: tạo nguồn tài chính đảm bảo ổn định và phát triển cuộc sống.
+ Đối với xã hội: tạo ra của cải vật chất và tinh thần, góp phần phát triển xã hội.
Câu hỏi 2 trang 37 Công nghệ 9: Trình bày ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp đối với con người.
Trả lời:
Ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp đối với con người:
– Giúp người lao động luôn vui vẻ, hạnh phúc khi được làm công việc yêu thích của mình. Việc chọn đúng nghề giúp bản thân đảm bảo chất lượng cuộc sống, tập trung đầu tư, phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
– Giúp người lao động có nguồn thu nhập ổn định để chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình.
– Giúp người lao động phát huy được năng lực để tăng năng suất lao động và hiệu quả làm việc, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, phát triển kinh tế và xã hội.
Câu hỏi 3 trang 37 Công nghệ 9: Phân tích đặc điểm chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
Trả lời:
Đặc điểm chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ:
– Sản phẩm lao động: phong phú, đa dạng, từ đơn giản như cuốc, xẻng, dao, kéo,… đến phức tạp như máy tính, điện thoại, tivi, ô tô, máy bay,… Sản phẩm của ngành nghề kĩ thuật, công nghệ liên tục đối mới và ngày càng hiện đại.
– Đối tượng lao động: Sử dụng công cụ lao động, vật liệu để chế tạo sản phẩm.
+ Có hai loại vật liệu: vật liệu có sẵn trong tự nhiên (gỗ trong rừng. khoáng sản dưới đất….) và vật liệu đã qua chế biến (sắt, thép, cao su, chất dẻo….).
+ Công cụ lao động đa dạng. có xu hướng liên tục đổi mới và ngày càng hiện đại.
– Môi trường làm việc: Quá trình sản xuất có thể tạo ra bụi, khói, tiếng ồn, điện từ trường, phóng xạ. khí độc,… gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ của người lao động.
Câu hỏi 4 trang 37 Công nghệ 9: Phân tích những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
Trả lời:
Những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ:
– Yêu cầu về năng lực:
+ Có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm, vận dụng được kiến thức chuyên môn vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
+ Có năng lực làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và sáng tạo; có năng lực tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, sử dụng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.
+ Có đủ sức khoẻ đề đảm bảo hoàn thành công việc, không mắc những bệnh mãn tính gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc.
– Yêu cầu về phẩm chất:
+ Chấp hành nghiêm kỉ luật lao động, làm việc có trách nhiệm
+ Tuân thủ đúng quy định, quy trình kĩ thuật và an toàn lao động: cần cù, chăm chỉ, cố gắng khắc phục khó khăn đề hoàn thành công việc
+ Có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển nghề nghiệp.
Câu hỏi 5 trang 37 Công nghệ 9: Mô tả cơ cấu hệ thống giáo dục tại Việt Nam.
Trả lời:
Mô tả cơ cấu hệ thống giáo dục tại Việt Nam:
– Giáo dục mầm non:
+ giáo dục nhà trẻ
+ giáo dục mẫu giáo.
– Giáo dục phổ thông:
+ giáo dục tiểu học: thực hiện trong 5 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm.
+ giáo dục trung học cơ sở: thực hiện trong 4 năm học từ lớp sáu đến hết lớp chín
+ giáo dục trung học phổ thông: thực hiện trong 3 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai.
– Giáo dục nghề nghiệp:
+ trình độ sơ cấp
+ trình độ trung cấp
+ trình độ cao đẳng
+ các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác.
– Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
– Giáo dục thường xuyên nhằm tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi, trình độ khác nhau có thể học tập. Người học có thể chuyền đôi từ giáo dục thường xuyên sang các phương thức khác nếu có nhu cầu và đáp ứng được các yêu cầu theo quy định.
Câu hỏi 6 trang 38 Công nghệ 9: Giải thích các thời điểm có sự phân luồng và cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục.
Trả lời:
* Các thời điểm có sự phân luồng và cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục:
– Phân luồng sau tốt nghiệp trung học cơ sở: giúp học sinh có thể nhận thức được bản thân, lựa chọn được môn học tuỳ theo định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông.
– Phân luồng sau tốt nghiệp trung học phổ thông: giúp học sinh nhận thức được bản thân để lựa chọn hướng đi tiếp theo.
Câu hỏi 7 trang 38 Công nghệ 9: Giải thích những hướng đi liên quan tới nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.
Trả lời:
Những hướng đi liên quan tới nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở:
– Học tiếp trung học phổ thông và lựa chọn các môn học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, kĩ thuật, công nghệ như: Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ hoặc Tin học phù hợp với định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
– Theo học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp những nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
– Tham gia lao động sản xuất tại địa phương hoặc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực kĩ thuật. công nghệ khi đã đủ 15 tuổi và làm những công việc được quy định trong Bộ luật Lao động (2019). Khi làm trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, tuỳ theo công việc, người lao động sẽ được đào tạo ngắn hạn để đảm bảo có đủ năng lực thực hiện công việc được phân công.
Câu hỏi 8 trang 38 Công nghệ 9: Trình bày khái niệm về thị trường lao động, các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường lao động.
Trả lời:
– Khái niệm thị trường lao động: là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hoá “sức lao động” giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua các hoạt động tuyển dụng, thoả thuận về tiền lương và các điều kiện ràng buộc khác.
– Các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường lao động:
+ Người lao động làm việc theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lí, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
+ Người sử dụng lao động là các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân….
Câu hỏi 9 trang 38 Công nghệ 9: Trình bày vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
Trả lời:
Vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
– Định hướng lựa chọn ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện của cá nhân, qua đó làm tăng cơ hội có việc làm trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
– Định hướng và phát triển chương trình đào tạo các ngành nghề, nhằm tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
– Có cơ hội được tuyển dụng vào vị trí việc làm phù hợp năng lực, sở thích. nguyện vọng và giúp người sử dụng lao động tuyển dụng được người lao động phù hợp.
Câu hỏi 10 trang 38 Công nghệ 9: Mô tả những vấn đề cơ bản của thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay.
Trả lời:
Những vấn đề cơ bản của thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay:
– Nguồn lao động đang có xu hướng cung lớn hơn cầu
– Chú trọng đến việc tuyển dụng người lao động được đào tạo, có kinh nghiệm
– Chất lượng lao động còn thấp, phân bổ nguồn lao động không đồng đều
Câu hỏi 11 trang 38 Công nghệ 9: Trình bày tóm tắt kết quả tìm thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ qua truy cập vào các trang web chính phủ, trang web của các công ty tư vấn nhân lực hoặc của công ty sản xuất, kinh doanh.
Trả lời:
Tóm tắt kết quả tìm thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ:
* Triển vọng của thị trường lao động
– Người lao động đáp ứng nhu cầu lao động trong nước và xuất khẩu lao động.
– Các khu công nghiệp, chế xuất xây dựng nhiều khiến nhu cầu lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ ngày càng lớn.
– Sự ra đời của các doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam đã thúc đẩy sự xuất hiện nhiều ngành nghề mới liên quan đến công nghệ thông tin.
* Yêu cầu của thị trường lao động
– Yêu cầu đối với vị trí kĩ sư:
+ Có trình độ, kiến thức chuyên môn, kĩ năng, kĩ thuật, công nghệ vững vàng
+ Thông thạo ngoại ngữ
+ Sử dụng thành thạo phần mềm ứng dụng trong thiết kế và sản xuất
+ Làm việc tích cực, năng động, sáng tạo
+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm
– Yêu cầu đối với vị trí công nhân kĩ thuật:
+ Có kĩ năng thực hành nghề vững vàng
+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm
* Các thông tin chính về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
– Số lượng lao động có đào tạo về chuyên môn kĩ thuật tăng
– Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam tăng
– Lao động có chuyên môn kĩ thuật, công nghệ có cơ hội xuất khẩu
Câu hỏi 12 trang 38 Công nghệ 9: Tóm tắt lí thuyết cây nghề nghiệp trong lựa chọn nghề nghiệp.
Trả lời:
Tóm tắt lí thuyết cây nghề nghiệp trong lựa chọn nghề nghiệp:
Theo mô hình lí thuyết cây nghề nghiệp, phần rễ gồm khả năng, sở thích, cá tính và giá trị nghề nghiệp của mỗi người được coi là phần gốc rễ của lựa chọn nghề nghiệp: phần quả gồm công việc ổn định, lương cao, mỗi trường làm việc tốt, cơ hội việc làm, được nhiều người tôn trọng được coi là thành quả thu được.
Câu hỏi 13 trang 38 Công nghệ 9: Tóm tắt lí thuyết mật mã Holland trong lựa chọn nghề nghiệp.
Trả lời:
Tóm tắt lí thuyết mật mã Holland trong lựa chọn nghề nghiệp:
Lí thuyết mật mã Holland chia tính cách con người ra 6 nhóm và tương ứng với mỗi nhóm tính cách là một kiểu người đặc trưng. Vị trí các kiểu người được sắp xếp theo quy ước: kiểu người ở cạnh càng xa thì tính cách càng khác nhiều hơn. Trong thực tế, tính cách của nhiều người không nằm gọn trong nhóm tính cách của một kiểu người mà thường là sự kết hợp của 2 nhóm hoặc nhiều hơn. Do đó, khi tìm hiểu để biết bản thân thuộc kiểu người nào thì cần phải xem xét mình nổi trội nhất ở nhóm tính cách nào.
Câu hỏi 14 trang 38 Công nghệ 9: Em hãy xác định hướng đi của bản thân sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Giải thích lí do.
Trả lời:
* Xác định hướng đi của bản thân sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở :
– Bản thân em tự đánh giá: giúp em hiểu rõ hơn về bản thân và những gì bạn muốn trong tương lai.
– Bản thân tự nghiên cứu về các ngành nghề: Tìm hiểu về các ngành nghề khác nhau, yêu cầu về trình độ học vấn và kỹ năng cần thiết, tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm trong tương lai.
– Tích cực tham gia các hoạt động thực tế: Thực tập, tham gia các khóa học, hoặc làm việc tạm thời trong các lĩnh vực mà bạn quan tâm để trải nghiệm thực tế và kiểm tra xem liệu bạn có phù hợp với ngành nghề đó hay không.
– Thảo luận với người thân, giáo viên hoặc người có kinh nghiệm: Nhận sự tư vấn từ những người có kinh nghiệm có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn về các lựa chọn nghề nghiệp.
– Xây dựng kế hoạch sự nghiệp: Dựa trên thông tin và trải nghiệm đã có, xây dựng một kế hoạch sự nghiệp cụ thể và mục tiêu rõ ràng.
* Giải thích:
Lí do để thực hiện các bước này là để đảm bảo rằng quyết định về hướng đi sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở là có ý định và phù hợp nhất có thể. Bằng cách này, em có thể tạo ra một kế hoạch có chiến lược và cơ sở cho sự nghiệp của mình, từ đó tăng cơ hội cho sự thành công và hạnh phúc trong tương lai.
Câu hỏi 15 trang 38 Công nghệ 9: Giải thích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bản thân trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
Trả lời:
Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bản thân trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ:
– Tình hình thu nhập: em sẽ chọn nghề nghiệp mà bản thân tin rằng sẽ mang lại thu nhập cao và ổn định.
– Sở thích và đam mê: em sẽ cảm thấy hạnh phúc và thành công hơn khi em làm những công việc mà bản thân yêu thích.
– Kỹ năng và năng lực: chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng tự nhiên và kỹ năng sẽ tăng cơ hội thành công.
– Giáo dục và đào tạo: chọn nghề nghiệp mà phù hợp với trình độ học vấn của mình.
– Điều kiện gia đình: ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp.
– Tình hình thị trường lao động: em có thể chọn nghề nghiệp trong một ngành nghề đang phát triển mạnh mẽ và có nhu cầu cao.
– Môi trường làm việc: em sẽ chọn nghề nghiệp mà phù hợp với môi trường làm việc và phong cách làm việc của họ.
Câu hỏi 16 trang 38 Công nghệ 9: Trả lời các bảng hỏi trong bài 6 và so sánh kết quả với nguyện vọng của bản thân đối với nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
Trả lời:
Em nên dành thời gian để quan sát và không ngừng tìm kiếm câu trả lời cho bản thân mình để được ra kết luận sát nhất với chân dung của mình.
Để kết quả của bảng hỏi được chính xác nhất, em có thể kết hợp với việc viết nhật ký về sở thích, tính cách của bản thân; từ đó đúc rút ra những điểm chung và kết hợp với những tư vấn từ mọi người xung quanh để đưa ra định hướng phù hợp cho bản thân.
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
Bài 2: Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân
Bài 3: Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam
Bài 4: Lí thuyết cơ bản về lựa chọn nghề nghiệp
Bài 5: Lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
Bài 6: Dự án: Đánh giá mức độ phù hợp với ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
Ôn tập