Giải bài tập Công nghệ lớp 9 Bài 3: Thiết bị, vật liệu, dụng cụ dung cho lắp đặt mạng điện trong nhà
Khởi động trang 16 Công nghệ 9: Kể tên một số loại thiết bị, vật liệu, dụng cụ thường được sử dụng cho mạng điện trong nhà.
Trả lời:
Một số loại thiết bị, vật liệu, dụng cụ thường được sử dụng cho mạng điện trong nhà:
Thiết bị |
– Cầu dao – Aptomat – Công tắc – Ổ cắm điện |
Vật liệu |
– Dây dẫn – Băng dính cách điện |
Dụng cụ |
– Máy khoan cầm tay – Thước cuộn – Tua vít – Búa cầm tay |
Khám phá trang 16 Công nghệ 9: Lựa chọn cầu dao và aptomat dựa trên các tiêu chí nào?
Trả lời:
Các tiêu chí lựa chọn cầu dao và aptomat là:
– Dòng điện định mức lớn hơn dòng điện qua đồ dùng điện.
– Điện áp định mức lớn hơn điện áp của mạng điện trong nhà.
Khám phá trang 16 Công nghệ 9: Lựa chọn công tắc và ổ cắm điện dựa trên các tiêu chí nào?
Trả lời:
Lựa chọn công tắc và ổ cắm điện theo các tiêu chí:
– Dòng điện định mức lớn hơn dòng điện qua đồ dùng điện.
– Điện áp định mức lớn hơn điện áp của mạng điện trong nhà.
Luyện tập trang 17 Công nghệ 9: Lựa chọn aptomat cho mạch điện cung cấp điện cho bếp từ (1 400 W) và lò vi sóng (1 100 W) sử dụng trong mạng điện trong nhà có điện áp 220 V.
Trả lời:
* Lựa chọn aptomat cho bếp từ:
Cường độ dòng điện qua bếp từ là:
1 400 : 220 = 6,36 (A)
Dòng điện định mức của aptomat là:
6,36 + (6,36 × 30%) = 8,27 (A)
Vậy lựa chọn loại aptomat có dòng điện định mức là: 10A
* Lựa chọn aptomat cho lò vi sóng:
Cường độ dòng điện qua lò vi sóng là:
1 100 : 220 = 5 (A)
Dòng điện định mức của aptomat là:
5 + (5 × 30%) = 6,5 (A)
Vậy lựa chọn loại aptomat có dòng điện định mức là: 10A
Khám phá trang 17 Công nghệ 9: Lựa chọn tiết diện dây dẫn điện dựa trên các tiêu chí nào?
Trả lời:
Tiêu chí lựa chọn tiết diện dây dẫn điện là:
– Cường độ dòng điện
– Công suất của đồ dùng điện
Luyện tập trang 19 Công nghệ 9: Lựa chọn dụng cụ dùng để:
a) Khoan lỗ trên gỗ, bê tông để lắp đặt thiết bị điện.
b) Tuốt vỏ cách điện và nối dây dẫn điện.
c) Kiểm tra sự rò điện của thiết bị điện.
Trả lời:
Lựa chọn dụng cụ dùng để:
a) Khoan lỗ trên gỗ, bê tông để lắp đặt thiết bị điện: Khoan điện
b) Tuốt vỏ cách điện và nối dây dẫn điện: Kìm tuốt dây
c) Kiểm tra sự rò điện của thiết bị điện: Bút thử điện
Vận dụng 1 trang 20 Công nghệ 9: Tìm hiểu và chia sẻ một số dụng cụ dùng để lắp đặt, sửa chữa mạng điện trong gia đình em.
Trả lời:
Một số dụng cụ dùng để lắp đặt, sửa chữa mạng điện trong gia đình em đó là:
– Kìm cắt dây điện: Dùng để cắt và tách các dây điện một cách chính xác và dễ dàng.
– Kìm bấm dây điện (kìm đấu nối): Dùng để bấm các đầu nối, kết nối hoặc ổ cắm đấu nối vào các đầu dây điện một cách chính xác.
– Dụng cụ bóc lớp cách điện: Dùng để bóc lớp cách điện từ các dây điện để tiếp cận các dây dẫn bên trong.
– Búa cách điện: Loại búa có tay cầm cách điện, được thiết kế để đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi làm việc gần các thành phần điện.
– Ampe kìm: Sử dụng để đo lường dòng điện đi qua dây dẫn một cách không tiếp xúc, giúp tiện lợi và an toàn trong việc đo lường dòng điện.
– Bộ thử điện (cầu dao): Dùng để kiểm tra xem một mạch điện có hoạt động đúng cách không, và để xác định các vấn đề kỹ thuật trong mạng điện.
Vận dụng 2 trang 20 Công nghệ 9: Tìm hiểu và chia sẻ cách lựa chọn aptomat cho mạch điện điều hòa nhiệt độ có công suất 1 120V.
Trả lời:
Cách lựa chọn aptomat phù hợp cho mạch điện điều hòa nhiệt độ có công suất 1120V:
– Điện áp hoạt động: 120V.
– Dòng điện định mức: Ít nhất là 9.33A,
– Dòng rò điện định mức (IΔn): thường là khoảng 30mA hoặc 100mA.
– Dạng cắt mạch: MCB để bảo vệ mạch khỏi quá tải và ngắn mạch.
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình
Bài 2: Dụng cụ đo điện cơ bản
Bài 3: Thiết bị, vật liệu, dụng cụ dung cho lắp đặt mạng điện trong nhà
Bài 4: Thiết kế mạng điện trong nhà
Bài 5: Tính toán chi phí cho mạng điện trong nhà
Bài 6: Thực hành lắp đặt mạng điện trong nhà
Bài 7: Một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà