Giải bài tập Công nghệ lớp 9 Bài 6: Thực hành lắp đặt mạng điện trong nhà
Khởi động trang 31 Công nghệ 9: Khi lắp đặt mạng điện trong nhà, cần thực hiện những công việc gì?
Trả lời:
Khi lắp đặt mạng điện trong nhà, cần thực hiện những công việc như:
– Bước 1. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí
– Bước 2. Vẽ sơ đồ lắp đặt
– Bước 3. Chuẩn bị thiết bị, vật liệu, dụng cụ
– Bước 4. Lắp đặt mạng điện
– Bước 5. Kiểm tra, thử nghiệm hoạt động của mạng điện
Khám phá 1 trang 32 Công nghệ 9: Các thiết bị điện trong Hình 6.2 được nối với nhau như thế nào?
Trả lời:
Các thiết bị điện trong Hình 6.2 được nối với nhau như sau:
– Bóng đèn được mắc nối tiếp với công tắc.
– Bóng đèn được mắc song song với ổ cắm.
– Công tắc được mắc song song với ổ cắm.
Khám phá 2 trang 32 Công nghệ 9: Có những phần tử nào được lắp trên bảng điện?
Trả lời:
Những phần tử nào được lắp trên bảng điện gồm:
– Aptomat
– Ổ điện
– Công tắc
– Bóng đèn (có thể có hoặc không)
Khám phá trang 35 Công nghệ 9: Các thiết bị điện trong Hình 6.5 được nối với nhau như thế nào?
Trả lời:
Các thiết bị điện trong Hình 6.5 được nối với nhau như sau:
Các thiết bị được mắc nối tiếp với nhau. Cụ thể: Aptomat nối tiếp công tắc 1, công tắc 1 nối tiếp công tắc 2, công tắc 2 nối tiếp bóng đèn.
Thực hành trang 36 Công nghệ 9: Hoàn thiện vào vở của em sơ đồ lắp đặt ở Hình 6.6.
Trả lời:
Khám phá trang 38 Công nghệ 9: Các thiết bị điện trong Hình 6.7 được nối với nhau như thế nào?
Trả lời:
Các thiết bị điện trong Hình 6.7 được nối với nhau như sau:
– Bón đèn 1 và bóng đèn 2 được mắc song song với nhau
– Aptomat, công tắc 1 và công tắc 2 mắc nối tiếp với bóng đèn 1 và bóng đèn 2.
Thực hành trang 38 Công nghệ 9: Dựa vào sơ đồ nguyên lí mạch điện điều khiển hai đèn sáng luân phiên trên Hình 6.7, hãy vẽ sơ đồ lắp đặt của mạch điện.
Trả lời:
Sơ đồ lắp đặt của mạch điện điều khiển hai đèn sáng luân phiên trên Hình 6.7:
Khám phá trang 38 Công nghệ 9: Dựa vào sơ đồ lắp đặt mạch điện điều khiển hai đèn sáng luân phiên, em hãy hoàn thành Bảng 6.4.
Trả lời:
Hoàn thành Bảng 6.4:
STT |
Tên gọi |
Thông số kĩ thuật |
Đơn vị |
Số lượng |
Ghi chú |
I |
Thiết bị |
||||
1 |
Aptomat |
1 pha, 1 cực, 10 A – 250 V |
cái |
1 |
|
2 |
Công tắc |
16 A – 250 V |
cái |
1 |
Loại 2 cực |
3 |
Công tắc |
16 A – 230 V |
cái |
1 |
Loại 3 cực |
4 |
Bóng đèn, đui đèn |
Đèn LED, 250 V – 12W |
bộ |
2 |
Đui xoáy gắn tường |
II |
Vật liệu |
||||
1 |
Dây dẫn điện |
2 × 1,5 mm2 |
m |
1 |
|
2 |
1 × 1,5 mm2 |
m |
2 |
Màu đỏ |
|
3 |
1 × 1,5 mm2 |
m |
1 |
Màu đen |
|
4 |
Bảng điện |
Kích thước 300 × 200mm |
cái |
2 |
|
5 |
Giấy ráp |
Độ nhám trung bình |
tờ |
2 |
|
6 |
Băng dính cách điện |
Loại thông dụng |
cuộn |
1 |
|
III |
Dụng cụ |
||||
1 |
Kìm cắt dây |
Loại thông dụng |
cái |
1 |
|
2 |
Kìm tuốt dây |
Loại thông dụng |
cái |
1 |
|
3 |
Bút thử điện |
Loại thông dụng |
cái |
1 |
|
4 |
Đồng hồ vạn năng |
Loại thông dụng |
cái |
1 |
Để đo thông mạch |
5 |
Tua vít |
Loại thông dụng |
bộ |
1 |
|
6 |
Máy khoan cầm tay |
Công suất từ 200W |
bộ |
1 |
Có bộ mũi khoan đi kèm |
7 |
Bút chì, thước kẻ, kéo |
Loại thông dụng |
bộ |
1 |
|
Vận dụng trang 39 Công nghệ 9: Em hãy tìm hiểu thông tin về:
– Cấu tạo và thông số kĩ thuật của công tắc cảm biến ánh sáng.
– Sơ đồ lắp đặt mạch điện chiếu sáng sử dụng công tắc cảm biến ánh sáng.
Trả lời:
* Thông số kĩ thuật của công tắc cảm biến ánh sáng:
– Công suất tối đa: 500W
– Điện áp tùy chỉnh: 220Hz-50Hz/ 110V-60Hz
– Khoảng cách cảm biến: 2m-5m
– Thời gian trễ tùy chỉnh: Tối đèn/ AS kém/ cả ngày
– Độ nhạy sáng tùy chỉnh: <2LUX/<25LUX/<2000LUX
* Sơ đồ lắp đặt mạch điện chiếu sáng sử dụng công tắc cảm biến ánh sáng:
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình
Bài 2: Dụng cụ đo điện cơ bản
Bài 3: Thiết bị, vật liệu, dụng cụ dung cho lắp đặt mạng điện trong nhà
Bài 4: Thiết kế mạng điện trong nhà
Bài 5: Tính toán chi phí cho mạng điện trong nhà
Bài 6: Thực hành lắp đặt mạng điện trong nhà
Bài 7: Một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà