Giải bài tập Công nghệ lớp 9 Bài 5: Tính toán chi phí cho mạng điện trong nhà
Khởi động trang 27 Công nghệ 9: Chi phí cho mạng điện trong nhà gồm các loại chi phí gì?
Trả lời:
Chi phí cho mạng điện trong nhà gồm các loại chi phí sau:
– Chi phí các thiết bị và đồ dùng điện.
– Chi phí vật liệu và thiết bị lắp đặt.
– Chi phí công lắp đặt.
Khám phá trang 27 Công nghệ 9: Vì sao khi tính toán chi phí mạng điện lại cần phải xác định số lượng, loại thiết bị và vật liệu dùng trong mạng điện?
Trả lời:
Khi tính toán chi phí mạng điện lại cần phải xác định số lượng, loại thiết bị và vật liệu dùng trong mạng điện vì có những lý do sau:
– Mỗi thiết bị và vật liệu điện đều có giá thành riêng, và chi phí của mạng điện sẽ tăng lên tùy thuộc vào số lượng và loại thiết bị cũng như vật liệu được sử dụng. Do đó, giúp tính toán chi phí mạng điện một cách chính xác và hiệu quả.
– Đảm bảo hiệu suất và an toàn cho mạng điện. Việc tính toán số lượng và loại thiết bị cần thiết sẽ giúp đảm bảo rằng mạng điện hoạt động một cách hiệu quả và an toàn.
– Dựa vào yêu cầu và nhu cầu sử dụng, các chuyên gia có thể thiết kế một mạng điện phù hợp và hiệu quả với chi phí hợp lý.
– Người quản lý có thể dự báo và quản lý chi phí một cách hiệu quả hơn. Việc này giúp tránh tình trạng thiếu hụt hoặc lãng phí thiết bị và vật liệu điện.
Khám phá trang 28 Công nghệ 9: Sơ đồ lắp đặt mạng điện cung cấp những thông tin gì cần thiết cho việc tính toán chi phí?
Trả lời:
Sơ đồ lắp đặt mạng điện cung cấp các thông tin cần thiết cho việc tính toán chi phí như:
– Vị trí và số lượng của các thiết bị điện
– Loại và dung lượng của aptomat và thiết bị bảo vệ
– Chiều dài và loại dây dẫn điện
– Số lượng và loại vật liệu lắp đặt khác
– Chi tiết về các hệ thống phụ trợ
Khám phá 1 trang 29 Công nghệ 9: Em có thể tham khảo giá các thiết bị, vật liệu của mạng điện trong nhà ở đâu?
Trả lời:
Em có thể tham khảo giá các thiết bị, vật liệu của mạng điện trong nhà ở một số địa điểm như:
– Tại các cửa hàng điện, cửa hàng vật liệu xây dựng
– Tại các trung tâm điện tử
– Trên các trang web mua sắm trực tuyến
Khám phá 2 trang 29 Công nghệ 9: Em hãy khảo giá thiết bị, vật liệu để điền tiếp vào cột (6) của Bảng 5.2 và tính chi phí cho mạng điện Hình 5.2.
Trả lời:
Tính chi phí cho mạng điện Hình 5.2 như sau:
STT |
Tên thiết bị, vật liệu |
Thông số kĩ thuật |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá (VNĐ) |
Thành tiền (VNĐ) |
1 |
Aptomat |
16 A – 250 V |
cái |
1 |
67.000 đ |
67.000 đ |
2 |
10 A – 250 V |
cái |
1 |
60.000 đ |
60.000 đ |
|
3 |
Bóng đèn, đui đèn |
250 V – 12 W |
bộ |
2 |
63.000 đ |
126.000 đ |
4 |
Ổ cắm điện |
16 A – 250 V |
cái |
1 |
50.000 đ |
50.000 đ |
5 |
Công tắc |
16 A – 250 V |
cái |
1 |
27.000 đ |
27.000 đ |
6 |
Dây dẫn điện |
2 × 2,5 mm2 |
m |
15 |
15.900 đ |
238.500 đ |
7 |
2 × 1,5 mm2 |
m |
20 |
9.800 đ |
196.000 đ |
|
Tổng chi phí |
764.500 đ |
Thực hành trang 29 Công nghệ 9: Phòng bếp có diện tích 15 m2 (dài: 5 m; rộng: 3 m; cao: 3 m), sử dụng hai đèn LED (250 V – 12 W); một ổ cắm điện (20 A – 250 V), hai công tắc (6 A – 250 V); một aptomat (10 A – 250 V) và một aptomat (25 A – 250 V). Khi lắp đặt cần sử dụng 15 m dây dẫn điện hai lõi 2 × 4,0 mm2, 15 m dây dẫn điện hai lõi 2 × 1,5 mm2. Sơ đồ lắp đặt mạng điện phòng bếp như Hình 5.3.
a) Tính toán chi phí cho mạng điện phòng bếp của ngôi nhà.
b) Đánh giá quá trình thực hành theo các tiêu chí trong Phiếu đánh giá.
Trả lời:
a) Tính toán chi phí cho mạng điện phòng bếp của ngôi nhà
STT |
Tên thiết bị, vật liệu |
Thông số kĩ thuật |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá (VNĐ) |
Thành tiền (VNĐ) |
1 |
Aptomat |
20 A – 250 V |
cái |
1 |
67.000 đ |
67.000 đ |
2 |
10 A – 250 V |
cái |
1 |
60.000 đ |
60.000 đ |
|
3 |
Bóng đèn LED |
250 V – 12 W |
cái |
2 |
70.000 đ |
140.000 đ |
4 |
Ổ cắm điện |
20 A – 250 V |
cái |
1 |
50.000 đ |
50.000 đ |
5 |
Công tắc |
6 A – 250 V |
cái |
2 |
27.000 đ |
54.000 đ |
6 |
Dây dẫn điện |
2 × 4,0 mm2 |
m |
15 |
24.500 đ |
367.500 đ |
7 |
2 × 1,5 mm2 |
m |
15 |
9.800 đ |
147.000 đ |
|
Tổng chi phí |
885.500 đ |
b) Đánh giá quá trình thực hành theo các tiêu chí trong Phiếu đánh giá
Phiếu đánh giá |
||
Tiêu chí |
Đánh giá |
|
Không đạt |
Đạt |
|
Thực hiện tính toán đúng quy trình |
|
× |
Liệt kê đầy đủ thiết bị, vật liệu |
|
× |
Lựa chọn thiết bị, vật liệu có thông số kĩ thuật phù hợp |
|
× |
Đảm bảo tính toán chính xác |
|
× |
Vận dụng trang 30 Công nghệ 9: Hãy tính toán chi phí cho mạng ở lên trong lớp học của em (giá thiết bị, vật liệu tính theo giá thị trường).
Trả lời:
STT |
Tên thiết bị, vật liệu |
Thông số kĩ thuật |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá (VNĐ) |
Thành tiền (VNĐ) |
1 |
Aptomat |
20 A – 250 V |
cái |
1 |
67.000 đ |
67.000 đ |
2 |
10 A – 250 V |
cái |
1 |
60.000 đ |
60.000 đ |
|
3 |
Bóng đèn LED |
250 V – 12 W |
cái |
12 |
70.000 đ |
840.000 đ |
4 |
Ổ cắm điện |
20 A – 250 V |
cái |
2 |
50.000 đ |
100.000 đ |
5 |
Công tắc |
6 A – 250 V |
cái |
10 |
27.000 đ |
270.000 đ |
6 |
Dây dẫn điện |
2 × 4,0 mm2 |
m |
15 |
24.500 đ |
367.500 đ |
7 |
2 × 1,5 mm2 |
m |
15 |
9.800 đ |
147.000 đ |
|
Tổng chi phí |
1.851.500 đ |
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình
Bài 2: Dụng cụ đo điện cơ bản
Bài 3: Thiết bị, vật liệu, dụng cụ dung cho lắp đặt mạng điện trong nhà
Bài 4: Thiết kế mạng điện trong nhà
Bài 5: Tính toán chi phí cho mạng điện trong nhà
Bài 6: Thực hành lắp đặt mạng điện trong nhà
Bài 7: Một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà