Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
GIÁO ÁN DẠY HỌC
Bài 32
HIĐRO SUNFUA
LƯU HUỲNH ĐIOXIT – LƯU HUỲNH TRIOXIT
(Hóa học lớp 10 – Ban cơ bản)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
– Xác định được SO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
– Quan sát được phản ứng của SO2 với các hóa chất.
2. Kĩ năng:
– Rèn luyện viết phương trình phản ứng hóa học.
– Quan sát, nêu hiện tượng và giải thích thí nghiệm.
3. Thái độ:
– Giáo viên: niềm nở nhưng nghiêm túc, bồi dưỡng cho học sinh niềm đam mê nghiên cứu khoa học hóa học.
– Học sinh: tập trung lắng nghe, hứng thú say mê làm thí nghiệm, tích cực học tập xây dựng bài, đam mê nghiên cứu khoa học.
4. Năng lực hướng tới:
– Năng lực tư duy logic.
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
– Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
– Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp kiểm chứng.
– Phương pháp thuyết trình.
– Phương pháp đàm thoại.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
– Giáo án dạy học
– Dụng cụ, hóa chất làm thí nghiệm:
+ Dụng cụ: ống nghiệm khô.
+ Hóa chất: Khí SO2, dung dịch nước brom, dung dịch Iot, Dung dịch FeCl3, dung dịch KMnO4,H2SO4, dung dịch H2S.
– Tiến trình làm thí nghiệm.
2. Học sinh:
– Đọc trước nội dung bài trong sách giáo khoa.
– Tìm hiểu trước nội dung thí nghiệm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số lớp, đồng phục,…
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động 2: Nghiên cứu tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit ( vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử).
Thí nghiệm: Lưu huỳnh đioxit tác dụng với các hợp chất chuẩn bị sẵn:
Vào bài:
Như chúng ta đã biết, lưu huỳnh có tính oxi hóa, vậy lưu huỳnh dioxit có tính chất đó hay không và liệu nó có thể hiện tính khử nữa hay không? Chúng ta cùng quan sát cô làm thí nghiệm sau để kiểm tra tính chất đó nhé.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
– Trước tiên, chúng ta phải kiểm tra dụng cụ, hóa chất thí nghiệm bao gồm: + Dụng cụ: ống nghiệm khô. + Hóa chất: Khí SO2, dung dịch nước brom, dung dịch Iot, Dung dịch FeCl3, dung dịch KMnO4,H2SO4, dung dịch H2S. * Tiến hành thí nghiệm: a) Tính khử: – Bước 1: Chuẩn bị 5 ống nghiệm đựng sẵn các dung dịch: + Ống 1: Đựng 1 ml dung dihj nước Brom. + Ống 2: Đựng 1 ml dung dịch I2. + Ống 3: Đựng 1 ml dung dịch FeCl3. + Ống 4: Đựng 1 ml dung dịch KMnO4 loãng và 4-5 giọt H2SO4(1:5). – Bước 2: Sục từ từ khí SO2 vào từng ống nghiệm và quan sát sự thay đổi màu của các dung dịch. – Các em hãy quan sát hiện tượng và giải thích, viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính oxi hóa: – Cho vào ống nghiệm 1-2 ml dung dịch H2S. – Sục từ từ khí SO2 vào ống nghiệm đó. – Các em hãy quan sát hiện tượng và giải thích, viết phương trình phản ứng xảy ra.
– Nhận xét và bổ sung. * Kết luận: SO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
|
– Quan sát giáo viên làm thí nghiệm.
– Hiện tượng: SO2 làm mất màu các dung dịch trên. – Giải thích: SO2 có tính khử. Phương trình phản ứng:
– Hiện tượng: SO2 làm H2S bị vẩn đục màu vàng. – Giải thích: SO2 có tính oxi hóa.
|
V. CỦNG CỐ VÀ RÚT KINH NGHIỆM:
Xem thêm