Giáo án Hóa học 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Trường: ……………………. Tổ: …………………………. |
Họ và tên giáo viên: ……………………………….. |
BÀI 20: ÔN TẬP CHƯƠNG 6 (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– HS củng cố được các kiến thức về tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
– Nắm được biểu thức tốc độ phản ứng Van’t hoff và vận dụng giải quyết bài toán liên quan đến biểu thức.
– Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác.
– Vận dụng được kiến thức tốc độ phản ứng hoá học vào việc giải thích một số vấn đề trong đời sống và sản xuất.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
– Năng lực tự học: Tìm kiếm thông tin SGK, thông tin sách tham khảo về tốc độ phản ứng hoá học và các dạng bài tập liên quan.
– Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Vận dụng các công thức tính tốc độ trung bình của phản ứng, biểu thức tốc độ phản ứng Van’t hoff vào giải quyết các bài toán hoá học.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về vấn đề liên quan đến lí thuyết và bài tập tốc độ phản ứng.
* Năng lực hóa học:
a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
– Nắm vững các kiến thức về tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
– Nắm được biểu thức và vận dụng giải quyết bài toán liên quan biểu thức tốc độ phản ứng, Van’t hoff.
– Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác.
– Vận dụng được kiến thức tốc độ phản ứng hoá học vào việc giải thích một số vấn đề trong đời sống và sản xuất.
b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động khai thác vốn kiến thức, kĩ năng đã học trong SGK, tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu và giải thích được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được một số vấn đề thực tiễn trong đời sống và sản xuất.
3. Phẩm chất
– Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK khái niệm tốc độ phản ứng, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
– HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Các hình ảnh, các thí nghiệm liên quan đến tốc độ phản ứng.
– Phiếu bài tập số 1, số 2….
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra đầu giờ, kiểm tra kiến thức cũ lồng vào trong tiết học.
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả.
b) Nội dung:
Trong các tiết học trước, các em đã được học về tốc độ phản ứng hoá học và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học. Để khắc sâu kiến thức hôm nay chúng ta ôn lại lí thuyết và các dạng bài tập thông qua bài 20: Ôn tập chương 6.
c) Sản phẩm: Tập trung, tái hiện kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện: GV dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức về tốc độ phản ứng. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về tốc độ phản ứng. |
|
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp làm 4 nhóm, hoàn thành các phiếu học tập sau: PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 Điền thông tin còn thiếu vào chỗ trống sau :
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 Điền thông tin còn thiếu vào chỗ trống sau : Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành phiếu bài tập theo 4 nhóm. Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm HS đưa ra nội dung kết quả thảo luận của nhóm. Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đưa ra kết luận: |
PHIỀU HỌC TẬP 01 Tốc độ phản ứng: Xét phản ứng hoá học dạng tổng quát: aA + bB ⟶ cC + dD. Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng: Nếu phản ứng trên là một phản ứng đơn giản thì biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng: v = k.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng + Nồng độ + Áp suất + Nhiệt độ + Diện tích tiếp xúc ⇒ Khi tăng các yếu tố này làm tăng số va chạm hiệu quả, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng. + Chất xúc tác: Khi có chất này, năng lượng hoạt hoá giảm dẫn đến tốc độ phản ứng tăng. |
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 8 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án Hóa hoc 10 Kết nối tri thức Bài 20: Ôn tập chương 6.
Xem thêm các bài giáo án Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 19: Tốc độ phản ứng
Giáo án Bài 20: Ôn tập chương 6
Giáo án Bài 21: Nhóm halogen
Giáo án Bài 22: Hydrogen halide – Muối halide
Giáo án Bài 23: Ôn tập chương 7
Để mua Giáo án Hóa học 10 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/