Giáo án Hóa học 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Trường: ……………………. Tổ: …………………………. |
Họ và tên giáo viên: ……………………………….. |
BÀI 3. CẤU TRÚC LỚP VỎ ELECTRON NGUYÊN TỬ
(4 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
– Trình bày và so sánh được mô hình của Rutherford – Bohr với mô hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử
– Nêu được khái niệm về orbital nguyên tử (AO), mô tả được hình dạng của AO (s, p), số lượng electron trong 1 AO.
– Trình bày được khái niệm lớp, phân lớp electron và mối quan hệ về số lượng phân lớp trong mỗi lớp. Liên hệ được về số lượng AO trong một lớp, một phân lớp.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
– Năng lực riêng:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: sử dụng các thuật ngữ hóa học, tên các nguyên tố hóa học trong bài học.
+ Viết được cấu hình electron nguyên tử theo lớp, phân lớp và theo orbital khi biết số hiệu nguyên tử Z của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn.
+ Dựa vào đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử, dự đoán được tính chất hóa học cơ bản (kim loại hay phi kim) của nguyên tố tương ứng.
3. Phẩm chất
– Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
– Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
– Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, tư liệu về cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử theo quan điểm hiện đại; các tranh ảnh, video liên quan đến cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử.
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước…), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Ôn tập kiến thức bài 2: Nguyên tố hóa học. Gợi tâm thế, tạo hứng thú học tập.
b) Nội dung: Giáo viên đưa ra trò chơi ôn tập kiến thức, các nhóm học sinh thảo luận cùng thống nhất đáp án.
c) Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi về số hiệu hóa học, số hiệu nguyên tử, đồng vị trong phần trò chơi
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV hướng dẫn nhanh luật chơi và đưa ra các câu hỏi trong trò chơi:
Câu 1. Tất cả nguyên tử có số điện tích hạt nhân là 8 thuộc nguyên tố nào?
A. Carbon;
B. Magnesium;
C. Aluminium;
D. Oxygen.
Câu 2. Phát biều nào sau đây sai?
A. Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số neutron;
B. Trong nguyên tử, số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số electron ở vỏ nguyên tử;
C. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có tính chất hóa học giống nhau;
D. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố hóa học và số khối là đặc trưng cơ bản của một nguyên tử.
Câu 3. Nguyên tử X có chứa 11 electron và 12 neutron. Kí hiệu của nguyên tử X là?
Câu 4. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng có số ……. khác nhau?
A. Electron;
B. Proton;
C. Neutron;
D. Nguyên tử.
Câu 5. Trong những cặp chất sau đây, cặp chất nào là đồng vị của nhau?
B. O3 và O2;
C. Kim cương và than chì;
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS trao đổi, thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
– GV gọi đại diện nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Đáp án
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
D |
A |
D |
C |
D |
Bước 4: Kết luận, nhận định:
– Giáo viên nhận xét, đánh giá rồi đưa ra đáp án và giải thích.
Giáo viên đưa ra vấn đề và dẫn dắt HS vào bài học mới: Trong nguyên tử các electron chuyển động như thế nào? Sự sắp xếp các electron ở các lớp, các phân lớp tuân theo nguyên lí và quy tắc nào? Để làm rõ vấn đề này, chúng ta cùng đi tìm hiểu về bài 3: Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Chuyển động của electron trong nguyên tử
a) Mục tiêu:
– Trình bày và so sánh được mô hình của Rutherford – Bohr với mô hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử.
– Nêu được khái niệm về orbital nguyên tử, mô tả được hình dạng của AO (s, p), số lượng electron trong 1 AO.
b) Nội dung: HS đọc SGK, trả lời câu hỏi để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS trình bày và so sánh được mô hình của Rutherford – Bohr với mô hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử, giải được câu hỏi ?2,3 sgk.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: – GV đưa ra hai mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr với mô hình hiện đại. – GV yêu cầu nhóm đôi học sinh quan sát mô hình mô tả và so sánh hai mô hình này. + Nhận xét quỹ đạo chuyển động + So sánh sự giống và khác nhau về quỹ đạo và sự xuất hiện electron. – GV đưa ra hình ảnh về các hình dạng của orbital – GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân quan sát hình ảnh, đọc sgk trả lời: + AO s và AO p có hình dạng như thế nào?
– GV hướng dẫn cách biểu diễn AO và điền electron vào mỗi AO, khắc sâu nguyên lí Pauli. – GV yêu cầu HS thực hành cá nhân viết một số kiểu hình dạng orbital: với 1 electron, 2 electron, 3 electron. -GV đưa ra vấn đề: Khi nào ta điền đầy đủ cả 2 electron vào ô orbital? Khi nào ta viết mỗi ô 1 electron đối với những nguyên tử có nhiều hơn 2 electron? – GV đưa ra 1 vài mô hình, yêu cầu HS làm việc cá nhân nhận xét cách viết nào là đúng hay sai, giải thích.
+ Mô tả sắp xếp 2 electron vào các ô orbital p nào dưới đây là đúng? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: – HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức. – HS thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: – Đại diện nhóm HS hoặc HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày. – Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: – GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
I. Chuyển động của electron trong nguyên tử – Theo Rutherford – Bohr, hạt nhân nằm ở giữa, electron chuyển động quanh hạt nhân trên quỹ đạo tròn hay bầu dục giống như quỹ đạo của hành tinh xung quanh Mặt Trời. -Theo mô hình hiện đại: electron chuyển động rất nhanh, không có quỹ đạo xác định quanh hạt nhân. * So sánh: – Giống: electron chuyển động quanh hạt nhân. – Khác: Theo mô hình Rutherford – Bohr, quỹ đạo của electron là xác định, còn theo mô hình hiện đại quỹ đạo của electron là không xác định. Hình dạng orbital nguyên tử -Theo mô hình hiện đại, orbital s có hình cầu, orbital p có hình số 8 nổi ?2 ( sgk trang 22) Đáp án đúng là: C Orbital s có dạng hình cầu.
?3 (sgk trang 22) Orbital p có dạng hình số 8 nổi và có 3 sự định hướng: + Orbital px định hướng theo trục x. + Orbital py định hướng theo trục y. + Orbital pz định hướng theo trục z.
2. Ô orbital -Mỗi AO được biểu diễn bằng một ô vuông ⬜, gọi là ô orbital. Trong 1 AO chỉ chứa tối đa 2 mũi tên chiều quay được nhau đại diện cho 2 electron. Nếu orbital có 1 electron, ta biểu diễn bằng mũi tên đi lên. Ví dụ: -Thực hành viết ô orbital: 1 electron: 2 electron: hoặc …. 3 electron: … – Cách đúng: A – Cách viết sai: |
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 17 trang, trên đây trình bày tóm tắt trang của Giáo án Hóa hoc 10 Kết nối tri thức Bài 3: Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử.
Xem thêm các bài giáo án Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 2: Nguyên tố hóa học
Giáo án Bài 3: Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử
Giáo án Bài 4: Ôn tập chương 1
Giáo án Bài 5: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Giáo án Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm
Để mua Giáo án Hóa học 10 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/