Khoa học tự nhiên 8 Bài 28: Sự truyền nhiệt
A. Lý thuyết KHTN 8 Bài 28: Sự truyền nhiệt
I. Dẫn nhiệt
1. Hiện tượng dẫn nhiệt
– Hiện tượng dẫn nhiệt:
– Khi đầu A của thanh đồng AB được đốt nóng trong thí nghiệm, các nguyên tử đồng ở đầu A chuyển động nhanh lên, động năng tăng. Khi chúng va chạm với các nguyên tử bên cạnh có động năng nhỏ hơn, các nguyên tử ở đầu A truyền bớt động năng cho các nguyên tử này, làm cho động năng của chúng tăng. Thông qua va chạm các nguyên tử truyền năng lượng từ đầu A đến đầu B của thanh đồng.
Thí nghiệm:
– Chuẩn bị: Thanh đồng AB mắc vào giả thí nghiệm, các đinh a, b, c, d, e, gần bằng sắp vào thanh, và đèn cồn đặt dưới đầu A của thanh đồng.
– Kết quả thí nghiệm:
+ Các đinh a, b, c, d, e truyền năng lượng cho nhau thông qua va chạm, dẫn đến tất cả các đinh đều nóng lên.
+ Việc đinh rơi xuống chứng tỏ rằng các đinh đã nóng lên do truyền năng lượng cho nhau thông qua va chạm.
+ Các đinh rơi xuống lần lượt theo thứ tự a, b, c, d, e.
2. Vật dẫn nhiệt tốt, vật cách nhiệt tốt
– Vật dẫn nhiệt tốt và vật cách nhiệt tốt được xác định dựa trên khả năng dẫn nhiệt hoặc cản trở sự dẫn nhiệt của chất liệu.
– Khả năng dẫn nhiệt của một số chất và vật liệu được liệt kê và tính theo giá trị gần đúng.
II. Đối lưu
1. Thí nghiệm
Trong thí nghiệm đối lưu, sử dụng hai ống nghiệm đựng nước và đun nóng từng phần của ống để quan sát hiện tượng miếng sắp và viên sáp có bị nóng chảy hay không.
2. Truyền nhiệt bằng đối lưu
– Chất lỏng và khí dẫn nhiệt kém, tuy nhiên, khi đun nóng đáy ống nghiệm, nước trong ống nghiệm sẽ nóng lên. Điều này chứng tỏ chất lưu tuy dẫn nhiệt kém nhưng vẫn có thể truyền nhiệt tốt.
– Các dòng nước nóng và lạnh di chuyển ngược chiều nhau được gọi là dòng đối lưu. Sự đối lưu này là hiện tượng truyền nhiệt nhờ vào dòng chất lỏng di chuyển và gọi là sự đối lưu.
III. Bức xạ nhiệt
– Năng lượng được truyền từ Mặt Trời tới Trái Đất bằng bức xạ nhiệt
– Thí nghiệm chứng tỏ năng lượng nhiệt đã được truyền bằng tia nhiệt
1. Thí nghiệm
– Chuẩn bị: một bình thuỷ tinh đã phủ đen, bên trong có đặt một nhiệt kế, đèn điện dây tóc, tấm gỗ dày
– Tiến hành: bố trí thí nghiệm như Hình 28.5, bật đèn, theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nhiệt kế khi chưa đặt tấm gỗ (Hình 28.5a). Đặt tấm gỗ vào giữa đèn và bình thủy tinh (Hình 28.5b), theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nhiệt kế.
2. Sự truyền nhiệt bằng bức xạ nhiệt
– Tia nhiệt có một số tính chất giống tia sáng như mang năng lượng, truyền thẳng, phản xạ, không truyền qua các vật chắn sáng…
– Vật nhận được tia nhiệt thì nóng lên. Hình thức truyền nhiệt này được gọi là bức xạ.
– Khả năng hấp thụ và phản xạ tia nhiệt của một vật phụ thuộc tỉnh chất mặt ngoài của nó. Mặt ngoài của vật càng xù xì và càng sẫm màu thì vật hấp thụ tia nhiệt càng mạnh; mặt ngoài của vật cùng nhẵn và càng sáng màu thì vật phản xạ tia nhiệt càng mạnh.
a) Hiệu ứng nhà kính và bức xạ nhiệt của Mặt Trời và Trái Đất
– Nhiệt độ trung bình của bề mặt Mặt Trời là khoảng 6000 °C, bức xạ nhiệt của Mặt Trời là những bức xạ mạnh có thể dễ dàng truyền qua lớp khí quyển Trái Đất và các chất rắn trong suốt khác.
– Nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất chỉ khoảng 18 °C, bức xạ nhiệt của Trái Đất là những bức xạ yếu, không vượt qua được lớp khí quyển bao quanh Trái Đất, không vượt qua được ngay cả các lớp kính trong suốt.
– Sự khác nhau của hai loại bức xạ này đã được sử dụng để tạo ra hiệu ứng nhà kính và giúp cây trồng trong nhà lợp kính phát triển mạnh mẽ hơn.
b) Hiệu ứng nhà kính khí quyển
– Mặt Trời truyền về Trái Đất một lượng năng lượng khổng lồ dưới hình bức xạ nhiệt.
– Bầu khí quyển bao quanh Trái Đất giữ lại bức xạ nhiệt của Trái Đất làm cho bề mặt của Trái Đất và không khí bao quanh nóng lên.
– Hiệu ứng này của bầu khí quyển được gọi là hiệu ứng nhà kính khí quyển hoặc hiệu ứng nhà kính và khí carbon dioxide (CO2) đóng vai trò quan trọng nhất trong việc gây ra hiệu ứng nhà kính.
Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 28: Sự truyền nhiệt
B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 28: Sự truyền nhiệt
Đang cập nhật.
Video bài giảng KHTN 8 Bài 28: Sự truyền nhiệt – Kết nối tri thức