Đoạn văn thể hiện cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng
Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 5 câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gợi tả trong bài “Nhớ đồng”.
Đoạn văn thể hiện cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng (mẫu 1)
Bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của quê ngoại nhà thơ, một làng nhỏ với những cồn bãi mướt xanh cây trái, có chiếc cầu An Cựu lặng lẽ soi bóng xuống dòng Hương Giang lững lờ trôi. Khung cảnh thật đẹp và tình người ấm áp xiết bao! Vậy mà giờ đây, quê hương thân yêu chỉ cách có bức tường nhà lao mà sao xa vời vợi ?! Những câu hỏi đầy trăn trở cứ lặp đi lặp lại phản ánh nỗi nhớ thương, khắc khoải và hoài vọng đau đáu khôn nguôi. Tất cả những gì gần gũi, thân quen của đời sống đều được Tố Hữu trân trọng miêu tả trong thơ. Tác giả cố gắng bắt lấy những hình ảnh, âm thanh của đời thường nhưng xiết bao gợi cảm đối với bản thân trong chốn lao tù. Giờ đây, nhà thơ chi có thể nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy khung cảnh quê hương trong tưởng tượng bằng trái tim chất chứa nhớ thương. Những người nông dân hiền như đất, quanh năm dãi nắng dầm sương, vất vả sớm trưa được nhà thơ nhắc đến với tình thương mến dạt dào. Cuộc sống cơ cực không thể làm mất đi vẻ đẹp khỏe khoắn, đáng yêu trong hình dáng và tâm hồn họ. Những hình dáng thân thương, bình dị với vẻ lam lũ cực nhọc lần lượt hiện về trong nỗi nhớ của nhà thơ.
Đoạn văn thể hiện cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng (mẫu 2)
Ở đây bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của quê ngoại nhà thơ, một làng nhỏ với những cồn bãi mướt xanh cây trái, có chiếc cầu lặng lẽ soi bóng xuống dòng Hương Giang hững hờ. Khung cảnh thật đẹp và tình người ấm áp biết bao. Nhưng quê hương giờ đây chỉ còn sống trong tâm tưởng của tác giả, khi xung quanh là 4 bức tường của lao tù. Những câu hỏi trăn trở lặp đi lặp lại nhiều lần phản ánh nỗi nhớ thương, khắc khoải và hoài vọng đau đáu khôn nguôi. Câu cảm thán được sử dụng, như một tiếng lòng của tác giả, không thể để mãi trong lòng nên đành thốt lên: “ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!” . nhớ đến những trưa thương nhớ, đồng quê nhớ những thứ thân thuộc, tình thương mến dạt dào. Cuộc sống cơ cực của những người nông dân cơ cực,nhưng họ không thể làm mất đi vẻ đẹp khỏe khoắn, đáng yêu trong hình dáng và tâm hồn họ. Những dáng hình thân thương, bình dị với vẻ lam lũ cực nhọc lần lượt tái hiện về trong nỗi nhớ của nhà thơ. Thế giới bên ngoài là đồng quê, hình ảnh con người, mùi hương, màu sắc, âm thanh. Đó là những hình ảnh thân thuộc, da diết của quê hương, xứ sở. Trong xa cách, nỗi nhớ của nhà thơ dường như da diết hơn. Trong xa cách, hình ảnh, mùi vị, âm thanh, màu sắc… của quê hương càng trở nên gần gũi lạ thường.
Đoạn văn thể hiện cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng (mẫu 3)
Không gian sau nỗi nhớ thật bình dị thân thuộc, khắc khoải một tâm trạng kiếm tìm, nuối tiếc, trân trọng những vẻ đẹp của nhà thơ. Làng quê hiện về trong kí ức với hương của đất, bóng mát lũy tre làng, sắc xanh nao lòng của mạ và vị ngọt bùi khoai sắn gợi một cảm giác thật bình yên, đáng yêu đáng quí. Cái nhìn từ tâm trạng của một người bị mất tự do thật thấm thía khi “một tiếng hò” vọng vào làm hiện lên bao hình ảnh cuộc sống bên ngoài càng gợi nhớ gợi thương.
Đoạn văn thể hiện cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng (mẫu 4)
Khổ thơ của Tố Hữu không đơn độc một bóng hình ông lão, mà khái quát hình ảnh “những lưng cong xuống luống cày” – hình ảnh con người nhân dân giản dị mà vĩ đại với cuộc đời cần lao thắp lên niềm hy vọng tương lai, “vãi giống tung trời những sớm mai”! Có ngẫu nhiên chăng sự gặp gỡ trong hình ảnh biểu tượng “bàn tay” gieo hạt của nhà thơ lãng mạn Pháp và người chiến sĩ trẻ Tố Hữu? Phải mở lòng ra với cuộc sống, mới nói lên hết được tình yêu và niềm tin ở con người tha thiết vậy. Giữa những nông dân trên cánh đồng cần mẫn và người chiến sĩ đấu tranh vì cái đẹp cuộc đời, đã có sự đồng cảm của người gieo mầm cho một tương lai tốt đẹp!
Video bài giảng Ngữ văn 8 Nhớ đồng – Chân trời sáng tạo