Giải SBT HĐTN lớp 7 Chủ đề 4: Chia sẻ trách nhiệm trong gia đình
Nhiệm vụ 1 trang 24 sách bài tập HĐTN 7: Tìm hiểu cách chăm sóc khi người thân bị mệt, ốm
Bài tập 1 trang 24 sách bài tập HĐTN 7: Chỉ ra biểu hiện và mong muốn của người thân khi bị mệt, ốm.
Trả lời:
– Biểu hiện:
+ Người mệt mỏi, đi lại không vững
+ Mặt tái nhợt, đau đầu.
+ Ho, ngạt mũi, khó thở.
+ Ăn ít ….
– Mong muốn:
+ Ăn đồ mềm, dễ ăn như cháo, sữa.
+ Xoa bóp tay, chân
+ Hỏi han, động viên.
+ …
Bài tập 2 trang 24 sách bài tập HĐTN 7: Đánh dấu X vào trước những việc em đã thực hiện để chăm sóc khi người thân bị ốm mệt.
Trả lời:
Nhiệm vụ 2 trang 25 sách bài tập HĐTN 7: Thực hiện cham sóc khi người thân bị mệt, ốm
Bài tập 1 trang 25 sách bài tập HĐTN 7: Đề xuất cách ứng xử của em trong các tình huống sau:
1.Tình huống 1: Bố mẹ đi vắng, chỉ có N. và bà ở nhà. N. thấy bà mệt mỏi, trán bà nóng ran.
2. Tình huống 2: Thấy bố mệt nằm từ sáng chưa ăn uống, P. hỏi bố muốn ăn gì để P. làm nhưng bố cau mày và nói không muốn ăn uống gì.
Trả lời:
1. Tình huống 1:
– Cách ứng xử:
+ Gọi điện cho bố, mẹ để thông báo về tình hình của bà.
+ Lấy khăn ấm chườm trán cho bà.
+ Lấy sữa, hoa quả mềm cho bà uống và ăn.
+ Nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm bên cạnh.
2. Tình huống 2:
– Cách ứng xử:
+ Xoa bóp tay chân cho bố.
+ Lấy sữa và hoa quả cho bố ăn.
+ Gọi điện cho mẹ thông báo về tình hình của bố.
+ Nấu thức ăn mềm để bố dễ ăn.
+ Tìm thuốc theo chỉ dẫn của bố.
Bài tập 2 trang 25 sách bài tập HĐTN 7: Chia sẻ cảm xúc của em và người thân khi em chăm sóc người thân ân cần, chu đáo.
Trả lời:
– Cảm xúc của em:
+ Vui vẻ
+ Mong ngóng người thân khỏi bệnh.
+ Có phần lóng ngóng và tự rút kinh nghiệm cho lần sau.
– Cảm xúc của người thân:
+ Xúc động.
+ Vui vẻ.
+ Mừng vì sự trưởng thành của em.
+ Khen ngợi.
Nhiệm vụ 3 trang 26, 27 sách bài tập HĐTN 7: Lắng nghe những chia sẻ từ người thân
Bài tập 1 trang 26 sách bài tập HĐTN 7: Chia sẻ kết quả của em trong việc rèn luyện sự sẵn sàng lắng nghe người thân chia sẻ.
Trả lời:
Hành vi thể hiện sẵn sàng lắng nghe |
Kết quả rèn luyện |
Nhìn với ánh mắt cảm thông để bố mẹ và người thân hiểu mình rất muốn biết chuyện gì đang xảy ra |
– Bố mẹ đã chia sẻ vấn đề trong lòng với em và thái độ đã tích cực hơn ban đầu. – Hình thành thói quen sống biết để tâm tới cảm xúc của mọi người. |
Tìm cơ hội ngồi/ đứng bên cạnh để bắt đầu câu chuyện.
|
– Thấy được sự gần gũi, mọi người đều cởi mở và chia sẻ nhiều hơn. – Chủ động hơn. |
Chủ động đặt vấn đề, đặt câu hỏi: Bố ơi, chắc bố có chuyện gì ạ?/ Mẹ ơi, sao mẹ lại buồn thế ạ?/ Em có thể giúp gì được cho chị không ạ?… |
– Lần đầu, bố mẹ không muốn nói vì không muốn em bận tâm, sau đó thấy thái độ cởi mở đã chủ động chia sẻ và cả nhà tìm hướng giải quyết. – Biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. |
Hành vi khác: …. |
|
Bài tập 2 trang 26 sách bài tập HĐTN 7: Chia sẻ kết quả của em trong việc rèn luyện sự lắng nghe tích cực của bản thân.
Trả lời:
Hành vi thể hiện sự lắng nghe tích cực |
Kết quả rèn luyện |
Chăm chú lắng nghe các câu chuyện |
– Rèn thói quen chú ý. – Nghiêm túc trong lắng nghe |
Thỉnh thoảng gật đầu, nói thêm vào những từ như: “dạ”, “con hiểu”, “vậy sao?”… để thể hiện sự đồng cảm. |
– Hình thành thái độ tôn trọng với người nói. |
Nói lời an ủi, động viên (nếu là nỗi buồn) và nói lời chia vui (nếu là tin vui) thể hiện sự sẵn sàng đồng hành. |
– Hình thành kĩ năng phát biểu theo tình huống. |
Xin phép được nói quan điểm riêng về câu chuyện để bố mẹ thấy mình cũng có những suy nghĩ riêng. |
– Hình thành kĩ năng chia sẻ, trình bày, phát biểu, nêu ý kiến. |
Hành vi khác:… |
|
Bài tập 3 trang 27 sách bài tập HĐTN 7: Viết những hành vi em thực hiện khi lắng nghe chia sẻ của người thân trong các trường hợp sau:
Trả lời:
1. Khi người thân có niềm vui.
– Hành vi thể hiện:
+ Thái độ mừng rỡ
+ Lời nói chúc mừng, chia vui.
+ Hành động niềm nở, phấn khởi, xích lại gần.
2. Khi người thân gặp khó khăn trong công việc.
– Hành vi thể hiện:
+ Hành động vỗ vai, nắm tay.
+ Lời nói: động viên, khích lệ.
3.Khi người thân có nỗi buồn riêng.
– Hành vi thể hiện:
+ Hỏi han, sẵn sàng lắng nghe chia sẻ.
+ Động viên.
+ Kể chuyện vui
4. Khi người thân muốn được thực hiện sở thích riêng.
– Hành vi thể hiện:
+ Hỏi han, đánh giá sự việc.
+ Lắng nghe, chia sẻ và đưa ra lời khuyên phù hợp.
+ Phân tích đánh giá vấn đề.
Nhiệm vụ 4 trang 27, 28 sách bài tập HĐTN 7: Lắng nghe tích cực lời góp ý của bố mẹ
Bài tập 1 trang 27 sách bài tập HĐTN 7: Đánh dấu X vào mức độ các việc em làm để ứng xử với những lời góp ý của bố mẹ.
Trả lời:
Việc làm |
Mức độ thực hiện |
||
Thường xuyên |
Thỉnh thoảng |
Không bao giờ |
|
Cãi lại |
|
X |
|
Nhận lỗi, xin lỗi |
|
X |
|
Im lặng không nói gì |
X |
|
|
Tranh biện lại với bố mẹ |
|
X |
|
Tức giận và bỏ đi |
|
|
X |
Giải thích sự việc để bố mẹ hiểu |
|
X |
|
Cười và nói hài hước |
X |
|
|
Bài tập 2 trang 28 sách bài tập HĐTN 7: Chia sẻ kết quả thực hiện rèn luyện các biện pháp ứng xử phù hợp trong mọi tình huống của em.
Trả lời:
Biện pháp |
Kết quả rèn luyện |
Suy nghĩ tích cực về những lời góp ý của bố mẹ và cảm thông với thái độ gay gắt của bố mẹ |
– Tránh gây mâu thuẫn trong suy nghĩ và bộc phát những hành động không đúng mực với bố mẹ |
Thể hiện thái độ cầu thị để bố mẹ giảm bớt sự nóng giận |
– Rèn sự chịu đựng, kiên nhẫn. |
Luôn kiểm soát lời nói và thái độ khi nói với người lớn, thể hiện sự lễ phép, đúng mực. |
– Rèn thái độ đúng mực, có trách nhiệm với hành động cử chỉ lời nói của mình. |
Điều tiết hơi thở để tĩnh tâm, kiểm soát cảm xúc |
– Tránh gây những lời nói bộc phát. |
Nếu bố mẹ góp ý chưa đúng, chấp nhận lời góp ý của bố mẹ trước và chia sẻ ý kiến của mình khi bố mẹ bình tĩnh |
– Học cách chia sẻ thay vì phản bác. – Kiên nhẫn hơn. |
Bài tập 3 trang 28 sách bài tập HĐTN 7: Đề xuất cách ứng xử phù hợp với các tình huống trong SGK trang 36.
Trả lời:
– Trường hợp 1: Chia vui, mừng rỡ, chúc mừng.
– Trường hợp 2: San sẻ, động viên, giúp đỡ.
– Trường hợp 3: An ủi, động viên, hỏi han, kể chuyện vui.
– Trường hợp 3: Lắng nghe, phân tích, khuyên nhủ.
Nhiệm vụ 5 trang 29 sách bài tập HĐTN 7: Lập và thực hiện kế hoạch lao động tại gia đình
Chia sẻ kế hoạch và kết quả lao động tại gia đình của em.
Trả lời:
1.Mục tiêu: Dọn nhà đón Tết.
2. Nhiệm vụ, thời gian và người thực hiện:
STT |
Những việc cần làm |
Dụng cụ cần chuẩn bị |
Thời gian thực hiện |
Người thực hiện |
1 |
Lau dọn nhà |
Chổi quét, chổi lau sàn, gang tay, nước lau sàn,… |
1/2 ngày |
Bố, mẹ và 2 con |
2 |
Giặt bình hoa nhựa |
Xà phòng, gang tay |
1 tiếng |
Mẹ |
3 |
Vệ sinh bàn ghế, tủ gỗ |
Bàn chải nhỏ, khăn lau, bình xịt, gang tay. |
2 tiếng |
2 con gái |
4 |
Gấp gọn quần áo cá nhân |
|
1 tiếng |
Tự gấp gọn đồ của cá nhân mình |
Nhiệm vụ 6 trang 29, 30 sách bài tập HĐTN 7: Góp phần tạo dựng hạnh phúc gia đình
Bài tập 1 trang 29 sách bài tập HĐTN 7: Nêu các cách em đã làm để tạo dựng hạnh phúc gia đình và kết quả.
Trả lời:
– Tạo bất ngờ cho mọi người trong ngày sinh nhật
=>Mọi người đều vui vẻ và hạnh phúc.
– Tự ý thức về việc học và đạt kết quả cao
=>Bố mẹ rất tự hào
– Chủ động phụ giúp mẹ trong công việc nhà
=>Mẹ rất cảm động
– Dạy em học
=>Bố mẹ tin tưởng.
– Kể những câu chuyện vui
=>Không khí gia đình vui vẻ tích cực.
Bài tập 2 trang 30 sách bài tập HĐTN 7: Đánh dấu X vào ô trống trước ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm trong gia đình.
Trả lời:
– Em sống có trách nhiệm và trở nên có ích với gia đình của mình.
– Hiểu được sự vất vả và khó khăn của công việc để biết thông cảm và chia sẻ với người thân nhiều hơn.
– Rèn luyện được nhiều thao tác, kĩ năng, tạo điều kiện để có thể giúp đỡ người khác trong cuộc sống.
Bài tập 3 trang 30 sách bài tập HĐTN 7: Chia sẻ cảm xúc, thái độ của người thân khi em thực hiện những việc làm để tạo dựng hạnh phúc gia đình.
Trả lời:
– Cảm xúc, thái độ của người thân khi em thực hiện những việc làm để tạo dựng hạnh phúc gia đình:
+ Vui mừng, phấn khởi.
+ Tự hào
+ Tin tưởng
Nhiệm vụ 7 trang 30, 31 sách bài tập HĐTN 7: Tự đánh giá
Bài tập 1 trang 30, 31 sách bài tập HĐTN 7: Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chủ đề.
Trả lời:
– Thuận lợi:
+ Môi trường trải nghiệm, thực hiện chủ đề là môi trường gia đình, gần gũi, quen thuộc.
+ Nhiệm vụ gắn với thực tế đời sống.
+ Có những nhiệm vụ bản thân em đã từng thực hiện nhiều lần…
– Khó khăn:
+ Ban đầu còn khó khăn trong sửa đổi một số thói quen chưa tốt.
+ Thời gian chưa đủ dài để hình thành thói quen.
+ Ngại ngần trong sự chia sẻ tình cảm và hành động…
Bài tập 2 trang 31 sách bài tập HĐTN 7: Đánh dấu X vào mức độ phù hợp với em.
Trả lời:
TT |
Nội dung đánh giá |
Rất đúng |
Gần đúng |
Chưa đúng |
1 |
Em làm được một số việc nhà phù hợp với khả năng của mình |
X |
|
|
2 |
Em lập được kế hoạch và thực hiện kế hoạch làm việc nhà cùng mọi người trong gia đình |
X |
|
|
3 |
Em có kĩ năng chăm sóc khi người thân bị ốm, mệt.
|
X |
|
|
4 |
Em biết cách lắng nghe khi người thân chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. |
X |
|
|
5 |
Em biết lắng nghe tích cực khi người thân góp ý cho mình trong cuộc sống |
X |
|
|
Bài tập 3 trang 31 sách bài tập HĐTN 7: Nhận xét của nhóm bạn.
Trả lời:
– Ưu điểm:
+ Có ý thức thực hiện nhiệm vụ tốt.
+ Hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.
– Nhược điểm:
+ Còn rụt rè thể hiện tình cảm, thái độ với người thân trong gia đình.
Bài tập 4 trang 31 sách bài tập HĐTN 7: Nhận xét khác.
Trả lời:
– Nhận xét của phụ huynh:
+ Có sự tiến bộ vượt bậc về ý thức xây dựng môi trường sống gia đình tích cực.
Bài tập 5 trang 31 sách bài tập HĐTN 7: Viết những kĩ năng em cần tiếp tục rèn luyện.
Trả lời:
– Kĩ năng lắng nghe và quan sát người khác.
– Kĩ năng xử lý tình huống khi thấy người thân bị ốm.
Xem thêm các bài giải SBT Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
SBT HĐTN 7 Chủ đề 3: Hợp tác thực hiện nhiệm vụ chung
SBT HĐTN 7 Chủ đề 4: Chia sẻ trách nhiệm trong gia đình
SBT HĐTN 7 Chủ đề 5: Chi tiêu có kế hoạch
SBT HĐTN 7 Chủ đề 6: Sống hòa hợp trong cộng đồng
SBT HĐTN 7 Chủ đề 7: Góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính