Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …./…/…
CHỦ ĐỀ 9. LỰC
BÀI 26. LỰC VÀ TÁC DỤNG CỦA LỰC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
– Lấy được ví dụ chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc kéo
– Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm: thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động, biến dạng vật.
– Đo được lực bằng lực kế lò xo, đơn vị là niutơn (kí hiệu N) (không yêu cầu giải thích nguyên lí đo).
– Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin để tìm hiểu về sự đẩy, sự kéo và biểu diễn lực bằng mũi tên; tìm hiểu về kết quả tác dụng của lực.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra lực đẩy và lực kéo trong thực tế, các đặc trưng của lực để biểu diễn lực bằng mũi tên và kết quả tác dụng của lực trong các hoạt động có lực tác dụng.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong các tình huống GV khơi gợi để tìm các đặc trưng của lực, biểu diễn lực bằng mũi tên và kết quả tác dụng của lực.
– Năng lực KHTN:
– Nhận biết được sự đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
– Nhận biết được lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật, có thể làm biến dạng vật hoặc cả hai biến đổi trên.
– Lấy được ví dụ chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo.
– Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ chuyển động, thay đổi hướng chuyển động, thay đổi hình dạng của vật.
– Mô tả được các hiện tượng trong đời sống có liên quan đến lực bằng các thuật ngữ vật lí.
– Nêu đơn vị đo của lực.
– Trình bày được các đặc trưng của lực và biểu diễn lực bằng mũi tên.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
– Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về lực.
– Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thảo luận về lực đẩy, lực kéo, các đặc trưng của lực và biểu diễn lực.
– Trung thực, cẩn thận trong hoạt động, ghi chép kết quả thảo luận trong các nội dung được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
– Ảnh, video về một số hiện tượng biến đổi chuyển động biến dạng của vật trong thực tế
– Lực kế, khối gỗ
– Giáo án, sgk, máy chiếu…
2. Học sinh : Sgk, vở ghi chép.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Khai thác vốn sống của HS để giải quyết vấn đề làm di chuyển chai nước mà không dùng tay cầm, nắm…trực tiếp tác dụng vào chai.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi
c) Sản phẩm: Thái độ HS chơi trò chơi
d) Tổ chức thực hiện:
– GV tổ chức chơi trò chơi, làm thế nào không được chạm vào chai nước, các bạn vẫn làm chai nước dịch chuyển từ vị trí đặt tới hộp giấy.
– HS đề xuất cách sử dụng vận dụng đơn giản để di chuyển một chai nước
– GV yêu cầu: từng HS thực hiện, hai HS thực hiện đồng thời và tất cả các thành viên cùng thực hiện.
– GV quan sát, cổ vũ và ghi nhận kết quả thực hiện của HS.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lực và tác dụng lực trong thực tế
a) Mục tiêu: Biết được lực và tác dụng của lực trong đời sống thực tiễn
b) Nội dung: GV cho HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 6 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án KHTN 6 Cánh diều Bài 26: Lực và tác dụng của lực.
Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 25: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
Giáo án Bài 26: Lực và tác dụng của lực
Giáo án Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
Giáo án Bài 28: Lực ma sát
Giáo án Bài 29: Lực hấp dẫn
Giáo án KHTN 6 Cánh diều năm 2023 mới nhất,