Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
Bài giảng: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen – Chân trời sáng tạo
Tóm tắt bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen – Mẫu 1
Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí. Vẻ đẹp cây sen đã được miêu tả tài tình với “lá xanh”, “bông trắng”, “nhị vàng” . Bài ca dao được chuyển vần và thay đổi trật tự từ ngữ một cách tự nhiên, khéo léo, tựa như một dòng sông. Hình ảnh cây sen nhằm phản ánh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Tóm tắt bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen – Mẫu 2
Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” nhằm đề cao lẽ sống đẹp của người Việt Nam từ bao đời nay, thông qua hình ảnh hoa sen: lá xanh, bông trắng, nhị vàng.
Tóm tắt bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen – Mẫu 3
Vẻ đẹp cây sen trong văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” nhằm phản ánh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Cây sen đã được miêu tả tài tình với “lá xanh”, “bông trắng”, “nhị vàng” …
Tóm tắt bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen – Mẫu 4
Cây sen trong bài đã được miêu tả tài tình với “lá xanh”, “bông trắng”, “nhị vàng”. Văn bản nhằm phản ánh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Tóm tắt bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen – Mẫu 5
Phân tích bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen. Tác giả phân tích đã dưa ra 3 ý kiến chính để làm rõ tác phẩm là khẳng định đề cao vẻ đẹp của sen,câu 3 là câu đặc biệt vì có câu chuyển, nghĩa đen và nghĩa bóng của bài ca dao
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
Tiểu sử
– Hoàng Tiến Tựu (1933-1998), quê ở Thanh Hóa
– Là chuyên gia hàng đầu của chuyên ngành Văn học dân gian với nhiều công trình mà người nghiên cứu Folk litereture không thể không tham khảo… (theo PGS.TS Biện Minh Điền)
Sự nghiệp
– Từ 1969-1987, ông từng công tác và chủ nhiệm khoa Văn Đại học Sư phạm Vinh
– Ông là một nhà nghiên cứu văn học hàng đầu về chuyên ngành văn học dân gian với nhiều công trình nổi tiếng:
+ Văn học dân gian Việt Nam
+ Bình giảng ca dao
+ Bình giảng truyện dân gian
2. Tác phẩm
Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
– Trích trong Bình giảng ca dao (1992)
b. Bố cục
Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen được chia thành 3 phần
– Phần 1 (từ đầu đến “cao đẹp của nhân dân Việt Nam”): Giới thiệu giá trị nội dung, nghệ thuật bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
– Phần 2 (tiếp theo đến “thanh cao, trong sạch”): Vẻ đẹp của sen qua các câu thơ
– Phần 3 (còn lại): Khẳng định ý nghĩa của hình tượng sen
c. Thể loại
Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen thuộc thể loại nghị luận văn học
d. Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt của văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen là nghị luận
Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung của văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
Văn bản khẳng định sự đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
b. Giá trị nghệ thuật của văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
– Cách triển khai ý kiến, lí lẽ, bằng chứng chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc
– Ngôn ngữ bình dị, lối viết giàu sức thuyết phục.